Liệu pháp tiêm collagen làm chậm tiến trình thoái hóa sụn, hỗ trợ tái cấu trúc các mô, thúc đẩy tổng hợp collagen… nhưng cần tiêm đúng thời điểm và liều lượng.
Xem thêm:
Theo Thạc sĩ - Bác sĩ chuyên khoa II Trần Anh Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, các bệnh lý cơ xương khớp đang ngày càng phổ biến và không còn bị giới hạn bởi yếu tố tuổi tác. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể, chấn thương, lối sống không lành mạnh và biến chứng của các bệnh lý khác. Các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp nhất là thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp... Trong đó, thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến nhất, ảnh hưởng đến tất cả các khớp trong cơ thể, điển hình là khớp gối.
Xem thêm:
- Cách ngăn ngừa gan nhiễm mỡ ở người bệnh đái tháo đường
- Người bị gan nhiễm mỡ có nên uống caffe không?
- 12 món ăn, bài thuốc hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ
- Nổi mẩn ngứa khi trời nóng, phải làm sao?
Theo Thạc sĩ - Bác sĩ chuyên khoa II Trần Anh Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, các bệnh lý cơ xương khớp đang ngày càng phổ biến và không còn bị giới hạn bởi yếu tố tuổi tác. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể, chấn thương, lối sống không lành mạnh và biến chứng của các bệnh lý khác. Các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp nhất là thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp... Trong đó, thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến nhất, ảnh hưởng đến tất cả các khớp trong cơ thể, điển hình là khớp gối.
Người gặp các vấn đề về cơ xương khớp có thể được điều trị nội khoa và ngoại khoa. Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng. Việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)bằng đường tiêm và đường uống có nhiều nhược điểm như phải thực hiện nhiều lần, mang tính ngắn hạn và gây tác dụng phụ. Do đó, các nhà khoa học đã tìm kiếm phương pháp điều trị các vấn đề về cơ xương khớp không cần dùng thuốc hoặc có thể kết hợp với các phương pháp điều trị bằng thuốc là tiêm collagen. Liệu pháp này đã chứng minh được hiệu quả trong kiểm soát quá trình sửa chữa cấu trúc hư hại và phục hồi chức năng các mô bị tổn thương.
Bác sĩ Anh Vũ cho biết, collagen là một trong những thành phần nền ngoại bào của sụn. Các loại collagen 1, 2, 3, 4 chiếm đến 90% tổng sợi collagen của sụn khớp, đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và đảm bảo độ dẻo dai, vững chắc của sụn khớp, bảo vệ xương dưới sụn. Collagen còn là chất trung gian kích thích sản xuất chất giảm đau, giảm sưng, giúp phòng chống bệnh viêm khớp, hỗ trợ tái tạo tế bào sụn và ngăn chặn sự mài mòn, biến dạng khớp. Do đó, liệu pháp tiêm collagen rất hiệu quả với các bệnh lý viêm màng hoạt dịch không đặc hiệu, viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính như viêm khớp phản ứng, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do vi tinh thể, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp do nguyên nhân chấn thương...
Theo bác sĩ Trần Anh Vũ, với các trường hợp bệnh lý khớp viêm, việc tiêm collagen được thực hiện khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả như mong muốn. Ngoài ra, tiêm collagen còn được chỉ định cho các trường hợp người bệnh sau phẫu thuật một tháng để cung cấp dưỡng chất cho khớp, giúp thúc đẩy tốc độ tái tạo sụn khớp, rút ngắn quá trình phục hồi các mô bị tổn thương, điều chỉnh đáp ứng miễn dịch nhằm ngăn ngừa sự phá hủy các sợi collagen khác của sụn.
Liệu pháp collagen không chỉ được áp dụng cho người bệnh bị thoái hóa nhẹ mà còn chứng minh được hiệu quả với trường hợp thoái hóa cơ xương khớp ở mức độ vừa và nặng, thất bại với các phương pháp khác. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Italy cho thấy, collagen khi được tiêm vào khớp có thể giúp thúc đẩy tế bào chondrocytes sản xuất sụn hyalin, tăng hình thành mô sợi. Đây có thể là một chất bổ trợ an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm khớp gối có triệu chứng bằng cách tiêm nội khớp. Bệnh nhân được tiêm collagen khớp 3 lần, 2ml/lần cho một liệu trình. Hai mũi tiêm đầu tiên cách nhau 15 ngày. Mũi thứ ba cách mũi thứ 2 là 30 ngày.
Việc tiêm collagen khớp cũng có một số trường hợp chống chỉ định khi người bệnh bị viêm khớp nhiễm khuẩn, u xương lành tính hay ác tính, khớp bị tổn thương do bệnh lý thần kinh, vùng da quanh khớp định tiêm bị nhiễm khuẩn. Những người có bệnh về máu, đái tháo đường chưa được điều trị ổn định, người suy giảm miễn dịch, người phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch liều cao trong một thời gian dài...
Liệu pháp collagen có thể giúp cải thiện sức khỏe của hệ cơ xương khớp một cách an toàn, hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có các sản phẩm collagen đặc hiệu cho từng loại khớp, mô cụ thể hoặc hỗ trợ điều trị cho các bệnh lý thực thể có tác động đến tổ chức phần mềm, mô cơ, hệ thần kinh... Để đảm bảo cho việc tiêm collagen khớp an toàn, hiệu quả, tránh nguy cơ xốp xương, teo cơ, mất vận động khớp, áp xe tại chỗ... bác sĩ Trần Anh Vũ khuyến cáo người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm thao tác đúng vị trí giải phẫu của khớp. Đồng thời đảm bảo được sử dụng đúng thuốc, đúng liều và tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn.
Nguồn: http://bncmedipharm.net/
Quảng cáo