[Khoa học] Vì sao voi không thể chạy nhanh bằng báo đốm?

MinhTriND
2/1/2019 20:25Phản hồi: 108
[Khoa học] Vì sao voi không thể chạy nhanh bằng báo đốm?
Động vật có kích thước lớn hơn sẽ sở hữu nhiều loại tế bào cơ hơn để phục vụ cho việc tăng tốc, vì thế trên lý thuyết, voi lẽ ra phải chạy nhanh hơn ngựa. Tuy nhiên, động vật hạng trung lại là những loài có tốc độ nhanh nhất trên Trái Đất, một xu hướng khiến cho các nhà khoa học phải đau đầu trong nhiều năm qua. Giờ đây, sau một phân tích được thực hiện với gần 500 loài khác nhau, từ ruồi giấm cho đến cá voi, các nhà nghiên cứu sau cùng cũng đã có được câu trả lời: các tế bào cơ ở động vật lớn sẽ ngốn hết nhiên liệu trước khi chúng có thể đạt được vận tốc tối đa mà chúng có thể theo lý thuyết. Kết quả nghiên cứu mới cũng có thể giúp các chuyên gia ước tính được tốc độ chạy của một số loài khủng long - những sinh vật khổng lồ nhất từng tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Trước đây từng có nhiều nghiên cứu thực hiện về chủ đề vận tốc của động vật nhưng đa phần chỉ tập trung vào một vài nhóm động vật nhất định, chẳng hạn như động vật có vú. Tuy nhiên, phạm vi về kích thước của những loài được đưa ra phân tích cũng khá hạn chế, theo Myriam Hirt, một nhà động vật học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng sinh học ở Leipzig (Đức). Cách tiếp cận như vậy được cho là sẽ bỏ sót một số vấn đề tiềm ẩn bên trong. Để loại bỏ những hạn chế đó, Hirt và cộng sự của bà đã bắt đầu xem xét dữ liệu thu thập được từ trước đến nay về rất nhiều sinh vật, bao gồm cả những động vật máu lạnh hay máu nóng. Tổng cộng 474 loài đã được phân tích về khả năng chạy, bơi và cả bay. Kích thước của những loài này nằm trọng phạm vi từ 30 microgram đến 100 tấn.

Khi các nhà nghiên cứu sắp xếp một bản tốc độ của những loài vật (đo được trong tự nhiên lẫn trong phòng thí nghiệm) so với khối lượng, họ thu được một biểu đồ hình chữ U đảo ngược, với những loài có kích thước vừa phải nằm ở đỉnh. Những động vật nhanh nhất thế giới, bao gồm cả tốc độ chạy, bơi hay bay, đều là những loài có kích thước trung bình, không phải là những con nhỏ nhất hoặc to lớn nhất.

kich_thuoc_dv_tinhte.jpg

Xu hướng này được cho là xuất phát từ những hạn chế về mặt chuyển hoá trong các mô cơ, theo nghiên cứu. Những động vật khổng lồ có nhiều "sợi cơ phản ứng nhanh" (fast twitch) dùng trong quá trình chạy nước rút và về mặt lý thuyết, chúng có thể chạy nhanh hơn. Tuy vậy, các mô cơ này sớm bị mất oxy và do đó, công suất đã đẩy lên mức cực đại trước khi những động vật to lớn có thể đạt tới mức tối đa về mặt lý thuyết.

Ngoài việc tìm ra nguyên nhân khiến cho động vật to lớn không thể chạy nhanh như lý thuyết, nghiên cứu cũng được cho là đóng vai trò then chốt trong việc khai thác các yếu tố khác có ảnh hưởng đến tốc độ của động vật, theo Christofer Clemente, nhà sinh thái học thuộc Đại học Sunshine Coast (Úc), người không tham gia vào nghiên cứu. Có một xu hướng không thể giải thích được đó là những sinh vật máu nóng sống trên cạn thường có vận tốc nhanh hơn so với sinh vật máu lạnh có kích cỡ tương đương, trong khi trong môi trường đại dương, điều đó gần như trái ngược.

Hirt và nhóm của bà ngoài ra còn cho biết kỹ thuật mà họ dùng để giải thích cơ chế tăng tốc của động vật cũng có thể được áp dụng cho những con khủng long to lớn đã tuyệt chủng từ hàng triệu năm trước. Ví dụ, theo tính toán, tốc độ tối đa của khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus Rex) có thể lên đến 27 km/h (nhanh hơn tốc độ trung bình của con người). Thomas R. Holtz Jr., một nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học Maryland cho rằng con số này vẫn không hoàn toàn chính xác bởi phạm vi về vận tốc tối đa của các sinh vật có cùng trọng lượng có thể rất rộng.

Mặc dù đưa ra được kết luận tổng thể, tuy nhiên, ở phạm vi hẹp hơn về mặt kích thước, sự khác biệt tuy nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tối đa của sinh vật. Ví dụ, 2 người trong nghiên cứu nặng 70 kg và có tốc độ trung bình tối đa chỉ khoảng 41 km/h, trong khi đó, một con báo đốm chỉ nhẹ hơn khoảng 5 kg lại có thể chạy nhanh hơn gấp gần 3 lần.

Nguồn: Sciencemag
108 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Trong các loài động vật trong tự nhiên, mình ấn tượng nhất khả năng bứt phá và tăng tốc của loài báo Cheetah! Với tốc độ hơn 100km/h mà 2 chi trước với 2 chi sau ko hề đụng nhau, tài thiệt :eek:
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |



@sskkb con báo nó kêu bác chạy bằng 4 chân như nó sẽ chạy bằng 2 chân cho bác coi 😁
huyenblade
ĐẠI BÀNG
5 năm
@sskkb Bác thử cụp nốt 2 chi trước của bác xuống xem nhanh bằng báo ko?
triethl
ĐẠI BÀNG
5 năm
@crazysexycool1981 Thua Công Minh uống Lipovitan 😁
báo ls mà chạy nhanh bằng các anh trốn nợ được @@
@Hocxit năm nay đói lắm bác ạ
@Congcu từ face sang tận tte luôn @@
@Creeper Gaming Minecraft mệt mỏi lắm bác
@toivaem986 Uhm
Nói thật thì thích chạy nhanh 😁

Chạy chậm chỉ khi vợ bảo
:"Đấy đừng tưởng là của nhà anh trồng được nhé" :D
smile-cuoi emoji.png
Cái này hỏi ông Duy Luân là ra ngay chứ cần gì phải nghiên cứu này nọ 😆)))))
@viettien_milo Uk
@Creeper Gaming Minecraft
@nguyenpr089 Ừm
@Creeper Gaming Minecraft Uhm
Do tiến hóa của từng loài, Voi ăn cỏ chạy nhanh sao ăn? Báo beo hổ sư tử là loài ăn thịt, mà thịt thì đứng một chổ sao có, vì vậy nó phải đi săn, săn thì phải nhanh. Ok héng. close thread 😁
@zxcvbn78z thì để tránh ăn thịt lại phải chạy nhanh =))
@nguoivienchinh Để dc ăn thịt thì phải chạy nhanh 😁
@zxcvbn78z Bạn sai rồi. Ngựa vằn tốc độ ko nhanh bằng báo hay sư tử nhé. Nó chỉ hơn về sức bền thôi.
hoantranbk
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hakuruno Nó lạng lách đánh võng giỏi nữa
odimon
TÍCH CỰC
5 năm
"Động vật có kích thước lớn hơn sẽ sở hữu nhiều loại tế bào cơ hơn để phục vụ cho việc tăng tốc, vì thế trên lý thuyết, voi lẽ ra phải chạy nhanh hơn ngựa. "
-------
-> mod chỉ giùm nhóm cơ nào của voi phục vụ cho việc tăng tốc độ chạy ?
lehuutoai
ĐẠI BÀNG
5 năm
@odimon Phán cho vui mồm đó bác ạ
Taro Misaki
ĐẠI BÀNG
5 năm
@odimon Mình nhớ hồi nhỏ, học vật lý thì được biết là khối lượng tỷ lệ nghịch với gia tốc, nên vẫn chưa hiểu tại sao voi lại có thể chạy nhanh hơn ngựa !?
heocon8x
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Taro Misaki Gia tốc thể hiện khả năng tăng tốc. Ví dụ: Bugati tăng tốc từ 0-100 km/h trong 3 giây nhưng Honda Civic phải 10s mới đạt 100km/h nghĩa là gia tốc của Bugati lớn hơn
Vận tốc mới quyết định ai nhanh hơn. Tuy nhiên trong công thức tính vận tốc có ảnh hưởng của gia tốc nhưng gia tốc không phải là yếu tố duy nhất. Bạn nên phân tích công thức tính vận tốc để có kết quả chính xác nhất
huyenblade
ĐẠI BÀNG
5 năm
@odimon Chắc lại copy rồi google dịch ấy mà bác
Giờ thì đã hiểu
Voi mà nhanh hơn báo thì Bà Trưng, Bà Triệu chỉ có nước đị bộ... đôi 😃...
@TsanHoang Hi hi
Báo đốm có thể chạy nhanh nhưng không thể chạy xa bằng người. Những bộ lạc châu Phi, Mexico họ chỉ chạy bộ thong thả và hò hét cũng đủ làm con thú gục chết vì kiệt sức.
ZeusFate
TÍCH CỰC
5 năm
@Chưa tinh tế ! Tào lao. Các loài ăn thịt như báo chạy đc đoạn ngắn chủ yếu ko phải kiệt sức mà nếu chạy liên tục nhiệt độ cơ thể quá cao mà cụ thể là não
@Đạt Phít Một Cũng có thể, nhưng trên đồng cỏ rộng lớn mà lure được nó về cái bẫy cũng mệt phết 😁
@ZeusFate Bác nói chuẩn, đó là tình trạng sốc nhiệt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 40 độ C
@ZeusFate Tất cả những thứ bạn nói cuối cùng cũng là nó không thể chạy bền. Còn chính xác phải diễn tả bằng cơ chế thế nào thì không cần thiết phải viện dẫn. Tào lao hay không bạn đừng phán xét!
Nghiên cứu tào lao.có mỗi Báo gê pa ( báo châu phi chạy dk tốc độ 120km/h còn các loài báo khác có chạy nhanh được như vậy đâu trong khi cùng kích thước! Cái này nó phụ thuộc vào môi trường sống thích ứng, kẻ săn mồi phải chạy nhanh hơn con mồi và con mồi sẽ phải cố chạy nhanh hơn kẻ săn mồi như bọn nai châu phi(linh dương) nó chạy nhanh chả kém,không cố chạy nhanh được thì núp,ko núp được thì phát triển kích cỡ,phát triển kích cỡ mà ko tồn tại được thì sống theo bầy đàn lớn )) vận động viên chạy nước rút mà không luyện tập hàng ngày nhiều năm thì chạy cũng ko hơn được người bình thường đâu ))
lxhxxnxxx
TÍCH CỰC
5 năm
@Là Tên Thật Nói ở trọng lương như vầy 'có khả năng' chạy được tốc độ đó chứ có phải là cứ có trọng lượng vậy là chạy được như vậy đâu bạn.
Nghiên cứu mang tính chất tìm ra 'giới hạn' về mặt tốc độ của các động vật có trọng lượng trải dài từ mấy chục microgram đến 100 tấn thôi. Để thấy 'giới hạn' thì tất nhiên các con số phải lấy ở các điều tượng lý tưởng rồi.
@lxhxxnxxx Các loài sống trong rừng tốc độ luôn chậm hơn cùng loài sống ở đồng cỏ! Giới hạn ở đây nó phụ thuộc vào từng loài ở các khu vực khác nhau! Chứ so sánh khác loài nó còn phụ thuộc vào cấu trúc xương hình dáng khí động học và đặc tính sinh tồn!
princez
CAO CẤP
5 năm
@Là Tên Thật Đúng là nghiên cứu tào lao thật, tốc độ của loài vật nó phụ thuộc vào tiến hóa thích ứng môi trường và hạn chế vật lý của cơ thể. Nếu cho voi vào cái môi trường mà nó phải chạy mới tồn tại được thì sau này voi cũng chạy nhanh như báo gêpa thôi (tất nhiên hình dạng lúc nó nó không giống con voi nữa rồi). Nên kết quả bài báo đánh giá tốc độ của động vật tương quan với khối lượng thật là vớ vẩn 😆
lxhxxnxxx
TÍCH CỰC
5 năm
@Là Tên Thật Trên thực tế bạn hoàn toàn đúng.
Mọi kết quả thực tế tất nhiên là tổng hợp của nhiều yếu tố. Không chỉ các yếu tố tích cực, mà còn có các yếu tố tiêu cực.

Việc isolate (cách ly) yếu tố cần nghiên cứu (ở đây là trọng lượng) ra khỏi các yếu tố khác (hoàn toàn bỏ qua nó, coi như điều kiện lý tưởng) giúp tìm ra được 'giới hạn' đạt được của riêng yếu tố đó.

Còn việc nghiên cứu hoàn toàn vớ vẩn như princez nói mình không nghĩ vậy.
Nhờ kết quả nghiên cứu dựa trên 1 yếu tố này (ở đây là trọng lượng), giả sử các nhà nghiên cứu muốn giúp con người chạy 100m nhanh hơn 9.58s (WR). Khi đã đạt được ngưỡng về mặt trọng lượng, người ta sẽ biết là không cần tập trung để tối ưu thêm nữa. Thay vào đó nghiên cứu, phát triển thêm những yếu tố khác. Tránh đổ tiền vô ích.
ko thể chạy nhanh bằng báo đốm vì báo đốm chạy nhanh nhất
Việc gì voi phải chạy nhanh như báo. Ăn cỏ thôi mà có phải dí đứa nào đâu, mà cũng có sợ thằng nào đâu mà phải chạy trốn. Vậy thì cần gì để voi phải chạy nhanh như báo.
Câu hỏi này thường ai cũng biết kết quả nhưng bảo giải thích thì tạch luôn.
Thanks Mod chia sẻ.
“Ví dụ, theo tính toán, tốc độ tối đa của khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus Rex) có thể lên đến 27 km/h (nhanh hơn tốc độ trung bình của con người)”

“Ví dụ, 2 người trong nghiên cứu nặng 70 kg và có tốc độ trung bình tối đa chỉ khoảng 41 km/h, trong khi đó, một con báo đốm chỉ nhẹ hơn khoảng 5 kg lại có thể chạy nhanh hơn gấp gần 3 lần”

TÚM LẠI LÀ TIÓC ĐỘ TRUNG BÌNH CUẢ NGƯỜI LÀ BAO NHIÊU? NGƯỜI CHẠY NHANH HƠN KHỦNG LONG BẠO CHUÁ HAY CHẬM HƠN? TINH TẾ VIẾT BÀI NÀO ĐỌC CŨNG KHÓ HIỂU VCL
Ở trên thì nói khủng long chạy 27km/h là nhanh hơn người, ở dưới lại nói người chạy 41km/h, hoá ra người lại nhanh hơn khủng long cmnr. Ông mod nào ra chạy 41km/h tôi xem nào
@dearboy2015 đọc kĩ chút thì sẽ thấy 27kmh > tốc độ "trung bình" của người, còn 41kmh là tốc độ tối đa
@p.a.tuan nguyên văn của mod là "tốc độ trung bình tối đa". khó hiểu thật. đã trung bình còn tối đa nên hơi kỳ kỳ
@gamewalker mod tinhte ở 1 đẳng cấp khác 😁:D:D
@dearboy2015 chính xác là như bác bắt bẻ. Từ đầu đến cuối bài báo này nói về top speed, tức lá tốc độ tối đa, chứ ko nói tốc độ trung bình (theo mình nghĩ đo tốc độ trung bình rất khó vì tuỳ theo điều kiện đo đạc mà nó khác nhau, ví dụ tốc độ trung bình trong vòng 1h với 3h thì khác nhau xa). Bài báo tiếng Anh nói là con T-rex có thể chạy tới 27km/h, slightly more than an average human's running speed, dịch đúng phải là "nhanh hơn tốc độ chạy của 1 người bình thường", chứ ko phải là nhanh hơn tốc độ trung bình của con người.

Còn đoạn 41km/h là tốc độ tối đa trung bình của 2 con người trong nghiên cứu này, chứ ko phải "tốc độ trung bình tối đa". 2 người này chắc là VDV chuyên nghiệp quá.

Mod dịch sai cmnr. Mà toàn sai những chỗ dễ gây hiểu lầm rải rác trong toàn bộ bài viết này.
Mập địt thì chạy thôi đã thấy mệt rồi đừng nói chạy nhanh 😃
Thua tốc độ chạy của loài người khi bị chó đuổi 😁
@manchirua Cái này xác nhận, lúc đó nhảy cao 2m còn có thể nữa.
Wave alpha
TÍCH CỰC
5 năm
Thế mà rùa lại chạy nhanh hơn thỏ đấy! 😁
@Wave alpha Đó là truyên ngụ ngôn...liền để lừa trẻ ăn cơm thôi :D:D:D
nhqdat
TÍCH CỰC
5 năm
@baotuan Rùa chạy đua thắng thỏ là thật đấy!
BenGlo
CAO CẤP
5 năm
@nhqdat Tại con thỏ nó sợ thôi ý mà :p
voi mang thân hình vậy mà chạy chừng 70km giờ chắc động đất quá.
XBlue
CAO CẤP
5 năm
@vansanghd93 Nghĩ đến cảnh cục đồ sộ đó nó chạy trên 100km mà khóc thét 😁
@XBlue lúc đó nó chỉ cần tông thôi, không cần vồ cắn như mấy loài này.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019