[Khoa học] Xin lỗi như thế nào cho đúng cách

ND Minh Đức
21/10/2015 3:58Phản hồi: 56
[Khoa học] Xin lỗi như thế nào cho đúng cách
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng làm ai đó phiền lòng, khiến họ giận và cả 2 bên đều cảm thấy khó chịu, bất an. Tuy nhiên không phải lúc nào câu "Tôi xin lỗi" cũng tỏ ra hiệu quả. Vậy làm thế nào để xin lỗi ai đó và nhận được sự cảm thông, tha thứ từ họ? Các nhà khoa học đã nghiên cứu về tâm lý, hành vi con người và dưới đây là cách để chúng ta xin lỗi một cách hiệu quả.

Lời xin lỗi có thể giải quyết xung đột, chữa lành tổn thương, thúc đẩy sự tha thứ, lòng vị tha và cải thiện mối quan hệ trong cả đời sống cá nhân lẫn xã hội. Mặt khác, lời xin lỗi còn tăng lòng trung thành, niềm tin và sự cộng tác của con người với nhau. Xin lỗi là 1 trong 3 cái "xin" giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn, giúp gia tăng tình thương giữa con người với nhau.

Tuy nhiên có một thực tại là lời xin lỗi không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả. Bạn nào từng làm cho người yêu, bạn bè giận mới thấy rằng phải vận dụng trăm phương ngàn kế mới có thể lấy lại niềm tin từ họ chứ một câu "Anh/em... xin lỗi" chắc chắn là không thể. Lý do? Vào lúc giận nhau thì dường như tai của người giận không bao giờ nhận lấy bất cứ âm thanh nào phát ra từ miệng đối phương.

Nguyên nhân có thể là người đó không muốn khoan dung hoặc vì hành vi phạm lỗi là quá lớn không thể tha thứ. Tuy nhiên, phần lớn lỗi lầm đều có thể được tha thứ và vấn đề nằm ở chỗ là chúng ta đã xin lỗi sai cách! Vậy làm sao mới xin lỗi một cách khoa học? Mời đọc tiếp bên dưới nhé.

Cách xin lỗi đúng theo khoa học?


xin_loi_tinhte_01.jpg
Làm thế nào để bạn có thể xin lỗi đồng nghiệp, khách hàng, bạn bè, người yêu, vợ chồng, bạn gái, bạn trai,... mà vẫn đảm bảo rằng họ sẽ tha thứ cho bạn chứ không làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Hiện tại, vẫn có khá ít nghiên cứu tâm lý học tập trung nghiên cứu những yếu tố cấu thành nên một lời xin lỗi tốt.

Tuy nhiên, trong một chuỗi các nghiên cứu công bố hồi năm 2011 đã chỉ ra những lời xin lỗi khác nhau dành cho những type người khác nhau. Chìa khóa của một lời xin lỗi hiệu quả nằm ở chỗ chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận về người đang giận. Các nhà nghiên cứu đã xác định 3 hình thức xin lỗi khác biệt nhau: Cung cấp sự bồi thường, bày tỏ sự đồng cảm và thừa nhận hành vi của bản thân đã vi phạm quy tắc và tiêu chuẩn của người khác.

Cung cấp sự bồi thường là nỗ lực khôi phục lại sự cân bằng thông qua các hành động đền bù. Đôi khi việc bồi thường là hữu hình, thí dụ như trả tiền sửa chữa hoặc thay mới đồ vật nào đó mà bạn đã làm hư của đối phương, sắm cho bạn gái điện thoại mới vì bạn đã lỡ tay làm hư nó,... Ngoài ra, cung cấp sự bồi thường còn có thể vô hình, như là bồi thường tình cảm hoặc hỗ trợ xã hội. Điển hình như là "Tỗi xin lỗi vì đã rất đáng ghét và từ giờ về sau, tôi sẽ cư xử tốt đẹp hơn với mọi người."

Bày tỏ sự đồng cảm là xin lỗi bằng cách công nhận và bày tỏ sự quan tâm về những đau khổ mà bạn gây ra cho người khác. Thí dụ như "Tôi xin lỗi vì tôi đã không đánh giá cao những nỗ lực của bạn. Chắc hẳn bạn đã cảm thấy rất buồn nhưng tôi chắc rằng điều này sẽ không xảy ra nữa." Thông qua biểu hiện của sự đồng cảm, nạn nhân sẽ cảm thấy được thấu hiểu và có giá trị trong mắt người khác, từ đó mối quan hệ và niềm tin sẽ được khôi phục.

Khi lời xin lỗi của bạn thuộc dạng thừa nhận hành vi của bản thân đã vi phạm quy tắc và tiêu chuẩn của người/nhóm người khác, về cơ bản thì bạn sẽ thừa nhận rằng bạn đã vi phạm hệ thống quy tắc do nhóm người mà bạn sống, làm việc đặt ra. Thí dụ như "Không có ai trong gia đình/công ty/cộng đồng của tôi đã hành động như vậy, tôi nên hiểu điều đó và không lặp lại hành động đó nữa." Hoặc "Tôi không chỉ thất bại, mà còn kéo theo đồng nghiệp/bạn bè/người thân thất bại."

Xin lỗi hiệu quả nhất khi bạn hiểu được đối phương thuộc type người nào.


xin_loi_tinhte_02.jpg
Những người có suy nghĩ độc lập (independent self-concept) nghĩ rằng bản thân họ khác biệt với những người khác và có quyền tự quyết đối với bản thân. Những người này có xu hướng tập trung chủ yếu vào quyền lợi của họ, cảm xúc và mục tiêu của họ và vì vậy, nếu bị vi phạm các điều đó họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm, bị phản bội. Do đó, việc áp dụng xin lỗi bồi thường sẽ khiến họ dễ dàng tha thứ hơn. Điển hình là tại Mỹ, nơi xã hội đề cao sự độc lập, đề cao cá nhân nên những chấn thương thể lý, tâm lý được bồi hoàn bằng rất nhiều tiền.

Những người thuộc cá tính thiên về các mối quan hệ (relational self-concept) thường khẳng định bản thân mình bằng những mối quan hệ với những người mà quan trọng với họ, thí dụ như người yêu, cha mẹ, trẻ em, bạn bè, đồng nghiệp. Nữ giới đa phần thuộc type người này và do đó, đối với họ thì những thăng trầm trong mối quan hệ có ảnh hưởng rất lớn. Những người này thường sẽ tập trung xây dựng, duy trì và tăng cường các mối quan hệ trong cuộc sống của họ. Họ sẽ bị tổn thương, giận dỗi khi cảm thấy bị thiếu tôn trọng, xem nhẹ và phản bội. Do đó, đối với họ thì những lời bày tỏ sự đồng cảm sẽ hiệu quả hơn là bồi thường.

Quảng cáo



Cuối cùng là những người cá tính thiên về cộng đồng, đề cao sự quan trọng của những nhóm người mà họ đang chung sống, làm việc. Khi đó, họ sẽ luôn tuân thủ những quy tắc, tiêu chuẩn trong cộng đồng đó. Thí dụ như cầu thủ đá bóng không được phạm luật. Nhân viên kế toán không thể có sai sót. Các thành viên trong gia đình cần phải được phân biệt ngôi thứ. Khi đó, cách xin lỗi cuối cùng là cách tốt nhất để khôi phục lại các mối quan hệ giữa bạn với người đó.

Hiểu đối phương là ai để xin lỗi đúng cách

Tổng kết lại, khi muốn nói lời xin lỗi với ai đó, bạn nên nhớ tự hỏi bản thân rằng: Bạn sẽ xin lỗi ai và họ cần gì trong lời xin lỗi của bạn. Lỗi lầm nghiêm trọng nhất của bạn là gì? Hành động phạm lỗi của bạn đã gây ra một thương tích cá nhân, sự phản bội một mối quan hệ hay là vi phạm quy tắc chung của một cộng đồng.

Nếu không chắc chắn, hãy suy nghĩ lại đối phương đã từng nói điều gì khi giới thiệu về họ, họ có tập trung vào cái tôi cá nhân không, những mối quan hệ quan trọng của họ là gì hoặc nhóm người mà họ sống, làm việc có quan trọng đối với họ không. BIết được những điều đó, bạn sẽ dần tìm được mấu chốt của mối bất hòa và giúp bạn xin lỗi một cách hiệu quả nhất. Bên dưới đây là thêm một số gợi ý từ các nhà tâm lý học giúp xin lỗi có tỷ lệ chấp nhận cao hơn.
56 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

đúng là cái gì cũng có căn cứ khoa học nhỉ
@TrangThyTran khoa học hết, chả có gì được gọi là không khoa học cả, tâm lý học là một ngành khoa học mà, nắm được môn này vô cùng lợi thế
phuongboss
ĐẠI BÀNG
9 năm
Mai lại thêm một bài [Khoa học] Làm thế nào để cảm ơn đúng cách, hoặc Làm thế nào để ăn cơm đúng cách... các loại
williamdoan
ĐẠI BÀNG
9 năm
@dmt4ukhw4 Làm thế nào để xếp hình mà không phải deo ba con sói
thaik05
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Zoro21 Mình nghĩ, nếu bạn thực sự thích bài viết này thì hãy bấm "thích" để động viên tác giả!
Mỗi người một hành động sẽ giúp người post bài cảm thấy có động lực hơn 😃
@phuongboss làm sao để bình luận đúng cách 😁
B_C_M
ĐẠI BÀNG
9 năm
@phuongboss Nếu có thật thì tui cũng ủng hộ.
Ông tưởng mấy cái đó mà ko khoa học ah.
daniel9
TÍCH CỰC
9 năm
Mình đã từng học nhiều về tâm lí học và với những vấn đề nhẹ thì xin lỗi theo cách hài hước rất có hiệu quả
Tốt quá! Đang chưa nghĩ ra cách xin lỗi... vợ!!! 😁
Em có biết, con trai sợ nhất... điều gì ko?
Xin-loi-anh-chi-la- (13).jpg
LsCowboy
ĐẠI BÀNG
9 năm
@hoangnguyen121 Ngày đám cưới con bồ cũ đến nhà quậy. 😁
Đang đi chơi zới em này mà gọi nhầm tên em kia. :p
@LsCowboy Giờ em đã là vợ ng ta.... :D
caoanh666
ĐẠI BÀNG
9 năm
trước khi đánh ai đó hãy nói câu: tao cho mày xin lỗi đó.
Vợ chồng xin lỗi tặng nhau bông Bụp, hoa Súng là xong. :p
Wantobe
ĐẠI BÀNG
9 năm
"Tôi xin lỗi vì tôi đã xxx"!!!!
xxx rùi xin lỗi bằng xxx nữa chắc dc ;)
Tôi xin lỗi nhưng quan điểm tôi vẫn giữ nguyên =)))
muadtdd02
ĐẠI BÀNG
9 năm
@hsdhnh nhờ câu xin lỗi này mà dc lên tòa 😃
halong148
TÍCH CỰC
9 năm
Xin lỗi em trước nếu sau này a có gì sai.
Vậy nếu trường hợp lần nào mình cũng chủ động xin lỗi và đối phương cứ thế ỷ lại, làm tổn thương mình!!! Vậy trưởng hợp này giải quyết sao các bác???
4phuong.vn
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Nulee91 Ai bieu minh xin loi lam chi. De ng ta xin loi chu.
@4phuong.vn Tại mình trân trọng họ, nhưng cảm giác như người ta chẳng coi mình ra gì hết 😔
nammon72
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Nulee91 Cho người đó nghỉ luôn và ngay bạn ơi! 😁
@nammon72 Vậy giờ ai sẽ chơi với mình đây!!! cô đơn lắm bạn ah
nammon72
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Nulee91 Chơi với tớ nè! 😁
Nói vậy chứ đôi khi phải như thế thì họ mới nhận ra sai lầm của mình..
tươi vui
ĐẠI BÀNG
9 năm
Sorry .
XIN LỖI TÌNH YÊU
hét như thằng đờm là xong 😁 :D
tamthat1787
ĐẠI BÀNG
9 năm
Xin hỏi 2 cái xin còn lại cái xin gì vậy ạ?
@tamthat1787 xin được viết comment này
xin cảm ơn bạn 😁
tamthat1787
ĐẠI BÀNG
9 năm
@ndminhduc Ặc ặc. Tôi xin ông! =))
marklost
TÍCH CỰC
9 năm
@ndminhduc Tôi xin lỗi vì đã nghĩ sai về đồng chí, tôi đã không đánh giá cao về nỗ lực giải thích của đồng chí, xin đồng chí bỏ qua, và đưa số tài khoản để tui gửi tiền bồi thường tâm sinh lý.😃
tamthat1787
ĐẠI BÀNG
9 năm
@ndminhduc Hôm nay mới để ý. Sâu sắc quá. Ngẫm mấy ngày mới ra. Thanks!
Đối với nhiều người thì câu Xin lỗi đã thành câu cửa miệng rồi, làm gì ko fải hoặc vô tình làm phiền ai đó cũng đều có thể nói ra 2 từ này! Vừa nhẹ nhàng, vừa thể hiện sự lịch thiệp & nhún nhường của mình 😃
(Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using Blackberry Bold Touch)
khanghk
TÍCH CỰC
9 năm
  • "Tôi xin lỗi vì tôi đã xxx không đúng kiểu " chứ không phải "Tôi xin lỗi vì có thể tôi đã xxx không đúng kiểu"
clapika
TÍCH CỰC
9 năm
Lâu lâu mới thấy có 1 bài hữu ích như bài này. Xin cảm ơn 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019