Một ngày trăng tròn nọ, mình lấy chiếc Samsung S22 Ultra - không có chế độ chụp trăng, đi cùng Xiaomi 12S Ultra - có chế độ chụp trăng, chụp thử và test xem là sẽ chất lượng ra chúng sẽ khác nhau như thế nào.
Hình này không liên quan lắm, mình chụp trên đường đi chụp.
Chụp trăng sẽ có 2 đặc điểm cần chú ý là nên sử dụng camera có tiêu cự dài nhất với góc nhìn gần nhất để chụp, lấy được mặt trăng to nhất. Thứ 2 là đo sáng phải đúng, để lấy được chi tiết trên mặt trăng, và đa số các chế độ đo sáng tự động trên điện thoại không đo được, nên phải sử dụng chế độ Pro. Còn trên S22 Ultra đặc biệt là có chế độ Zoom 100X nên cũng tương đối đơn giản.
Đi chụp nhiều chổ thì dừng lại đây để chụp chung với đèn đường cho có chút khác biệt.
Hình này không liên quan lắm, mình chụp trên đường đi chụp.
Chụp trăng sẽ có 2 đặc điểm cần chú ý là nên sử dụng camera có tiêu cự dài nhất với góc nhìn gần nhất để chụp, lấy được mặt trăng to nhất. Thứ 2 là đo sáng phải đúng, để lấy được chi tiết trên mặt trăng, và đa số các chế độ đo sáng tự động trên điện thoại không đo được, nên phải sử dụng chế độ Pro. Còn trên S22 Ultra đặc biệt là có chế độ Zoom 100X nên cũng tương đối đơn giản.
Đi chụp
Đi chụp nhiều chổ thì dừng lại đây để chụp chung với đèn đường cho có chút khác biệt.
Mình xem giờ trăng lên to nhất là tầm 18h45, nhưng đến 7h30 mình mới chụp được, trăng sẽ nhỏ hơn, nhưng sẽ không đáng kể và chụp lên sẽ khó nhận ra.
Đối với Xiaomi 12S Ultra, thì mọi chuyện cực kì đơn giản, bạn chỉ cần bật chế độ chụp siêu trăng (Super Moon Mode) và chụp mà thôi, mọi thứ đã được tự động.
Còn đối với S22 Ultra thì mình phải sử dụng chế độ 100X, cũng chụp được nhưng mà có vẻ không nét bằng ảnh của 12S Ultra.
Hậu kì
Với Xiaomi 12S Ultra mình không hậu kì luôn, vì nó đã qua thuật toán, đã được tối ưu nhất rồi, nên cứ để vậy là mình thấy ok rồi.Còn trên S22 Ultra thì mình thực hiện theo các bước sau:
- Chỉnh sáng lại cho phù hợp.
- Loại bỏ các màu sắc không mong muốn, mình thì đưa về trắng đen luôn.
- Tăng một tí sharp để ảnh trông nét hơn.
Ảnh chụp bằng chế độ siêu trăng của Xiaomi 12S Ultra và chưa qua chỉnh sửa có độ phân giải là 4000x3000px.
Kết quả từ Xiaomi 12S Ultra - vừa đủ ấn tượng, trăng có nhiều chi tiết, khá nổi bật, nhưng phần rìa hơi nhem nhuốc, có cảm giác bị lỗi, trăng không còn tròn trịa nữa. Mặc dù vậy nhưng ảnh này mình thấy có điểm đặc biệt là có khối tốt, nhìn ra được hình cầu, không bị phẳng như một cái hình tròn.
Quảng cáo
Còn đây là trên S22 Ultra khi sử dụng chế độ 100X, mình đã crop lại tí cho tròn trịa, thực tế thì 100X cho góc nhìn cận hơn.
Sức mạnh thuật toán đã được thể hiện rõ ràng, ảnh của Xiaomi 12S Ultra từ chế độ Super Moon vượt trội hơn, rất có khối và nhìn ra được hình cầu, có các vân và chi tiết vùng sáng. Hình từ S22 Ultra (hình này mình có đưa về trắng đen cho đẹp) thì ảnh hơi phẳng, không khối lắm, các vùng tối và sáng vẫn có thể quan sát được, nhưng còn lại đều ít chi tiết hơn.
Nhiều điện thoại cũng không có chế độ siêu zoom như S22 Ultra, nên mình thử sử dụng camera tele của nó và chụp thử thì trăng bé tí và không dùng được.
Sau khi crop lại, hậu kì đủ kiểu thì được ảnh trên, nhưng cũng chưa ổn lắm, ảnh bị phẳng, chi tiết gần như không còn nhiều.
Quảng cáo
Thử so với ảnh của 12S Ultra thì không dùng được.
Thử chụp trăng cùng một vật gì đó sáng sáng trông cũng hay, cho bớt đơn điệu.