Mới đây tại Hội nghị Không quân, Không gian và Không gian mạng năm 2024, Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall cho biết nước này đang đẩy nhanh quá trình phát triển và triển khai các chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 (NGAD). Chúng sẽ thay thế cho F-22 Raptor, mẫu tiêm kích thế hệ thứ 5 đầu tiên đã hoạt động từ năm 1997.
Tiêm kích F-22 vốn có giá thành và chi phí vận hành cao, nó vẫn bị lỗi thời dù Mỹ đã chi 11 tỷ USD để nâng cấp. Tất cả đã khiến cho chương trình cải tiến F-22 bị hủy bỏ và vào năm 2030 thì sẽ ngừng hoạt động. Vì vậy nhu cầu phải thay thế nó là rất cấp bách.
Trong bối cảnh các mối đe dọa đang gia tăng, Không quân Mỹ đang xem xét những việc cần làm với NGAD sao cho tiết kiệm nhất. Họ muốn giá mỗi chiếc NGAD chỉ nằm trong khoảng từ 80-100 triệu USD, với thật nhiều chiến đấu cơ NGAD chứ không phải chỉ một vài chiếc, nên giá của chúng phải rẻ để đạt được điều đó.
Nhưng có một nghịch lý là nếu muốn chiến đấu cơ thực sự tạo ra ưu thế trên không, thì rất dễ kéo theo chi phí phát triển và vận hành cao. Vì vậy NGAD có thể sẽ phải cắt giảm nhiều tải trọng, phạm vi bay hoặc chuyển từ hai sang một động cơ để giảm được chi phí.
Dù tính khả thi của việc giảm chi phí vẫn đang gây tranh cãi, nhưng ông Kendall khẳng định Không quân Mỹ sẽ không đi lệch khỏi chức năng cốt lõi của họ là sở hữu ưu thế trên không. Nhiều phương án đã được đề ra, chẳng hạn họ có thể chuyển nhiều chức năng của NGAD qua cho máy bay không người lái. Bất kể là cách làm nào, thì mục tiêu giảm chi phí của Không quân Mỹ trên các chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 vẫn là một con đường chông gai phía trước.
Theo [1], [2].
Tiêm kích F-22 vốn có giá thành và chi phí vận hành cao, nó vẫn bị lỗi thời dù Mỹ đã chi 11 tỷ USD để nâng cấp. Tất cả đã khiến cho chương trình cải tiến F-22 bị hủy bỏ và vào năm 2030 thì sẽ ngừng hoạt động. Vì vậy nhu cầu phải thay thế nó là rất cấp bách.
Trong bối cảnh các mối đe dọa đang gia tăng, Không quân Mỹ đang xem xét những việc cần làm với NGAD sao cho tiết kiệm nhất. Họ muốn giá mỗi chiếc NGAD chỉ nằm trong khoảng từ 80-100 triệu USD, với thật nhiều chiến đấu cơ NGAD chứ không phải chỉ một vài chiếc, nên giá của chúng phải rẻ để đạt được điều đó.
Nhưng có một nghịch lý là nếu muốn chiến đấu cơ thực sự tạo ra ưu thế trên không, thì rất dễ kéo theo chi phí phát triển và vận hành cao. Vì vậy NGAD có thể sẽ phải cắt giảm nhiều tải trọng, phạm vi bay hoặc chuyển từ hai sang một động cơ để giảm được chi phí.
Dù tính khả thi của việc giảm chi phí vẫn đang gây tranh cãi, nhưng ông Kendall khẳng định Không quân Mỹ sẽ không đi lệch khỏi chức năng cốt lõi của họ là sở hữu ưu thế trên không. Nhiều phương án đã được đề ra, chẳng hạn họ có thể chuyển nhiều chức năng của NGAD qua cho máy bay không người lái. Bất kể là cách làm nào, thì mục tiêu giảm chi phí của Không quân Mỹ trên các chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 vẫn là một con đường chông gai phía trước.
Theo [1], [2].