Thời điểm tháng 3/2016, trước khi nhận trận thua cay đắng trước một cỗ máy, Lee Sedol xứng đáng được coi là kỳ thủ xuất sắc nhất trong thế hệ những kỳ thủ cờ vây cùng thời. Chuyện diễn ra cũng gần 1 thập kỷ trước, khi DeepMind phát triển xong một hệ thống máy học chơi cờ vây mang tên AlphaGo. Trận đấu diễn ra từ ngày 9 đến ngày 15/3/2016 thực sự đã khiến cả thế giới bàng hoàng, đi đến đâu cũng thấy những tiêu đề bài báo, video, thậm chí cả phim tài liệu.
Trận đấu giữa con người và thuật toán AI ấy chính là dấu hiệu đầu tiên mô tả công nghệ trí tuệ nhân tạo đang bước vào một kỷ nguyên mới mẻ đến đáng sợ:
Ở thời điểm ấy, với việc đánh bại kỳ thủ từng 18 lần vô địch thế giới, được trọng vọng nhờ lối chơi đầy sáng tạo và tin tưởng vào trực giác như Sedol, các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở DeepMind khi ấy đã thành công trong việc giải quyết một trong những thử thách lớn nhất của ngành khoa học máy tính. Thử thách ấy là bắt thuật toán máy tính tự học một khái niệm trừu tượng, những chiến thuật cần để chiến thắng trò chơi cờ vây, thứ luôn được coi là bộ môn cờ khó phức tạp nhất.
Sau khi trận đấu diễn ra 8 năm về trước, trong cuộc họp báo, Sedol nói: “Tôi rất bất ngờ vì tôi chưa từng nghĩ bản thân sẽ thua. Tôi không tưởng tượng được AlphaGo có thể chơi thứ cờ vây hoàn hảo đến như vậy.”
Trận đấu giữa con người và thuật toán AI ấy chính là dấu hiệu đầu tiên mô tả công nghệ trí tuệ nhân tạo đang bước vào một kỷ nguyên mới mẻ đến đáng sợ:
Ở thời điểm ấy, với việc đánh bại kỳ thủ từng 18 lần vô địch thế giới, được trọng vọng nhờ lối chơi đầy sáng tạo và tin tưởng vào trực giác như Sedol, các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở DeepMind khi ấy đã thành công trong việc giải quyết một trong những thử thách lớn nhất của ngành khoa học máy tính. Thử thách ấy là bắt thuật toán máy tính tự học một khái niệm trừu tượng, những chiến thuật cần để chiến thắng trò chơi cờ vây, thứ luôn được coi là bộ môn cờ khó phức tạp nhất.
Sau khi trận đấu diễn ra 8 năm về trước, trong cuộc họp báo, Sedol nói: “Tôi rất bất ngờ vì tôi chưa từng nghĩ bản thân sẽ thua. Tôi không tưởng tượng được AlphaGo có thể chơi thứ cờ vây hoàn hảo đến như vậy.”
Thế nhưng ý nghĩa của trận thua thậm chí còn vượt xa phạm vi bộ môn cờ vây, nơi hai kỳ thủ đấu với nhau để chiếm khoảng không gian bàn cờ diện tích 19x19. Chiến thắng của AlphaGo mô tả tiềm năng vô giới hạn của AI, để chạm tới ngưỡng khả năng siêu nhiên ở nhiều ngành nghề, thứ từng bị coi là quá phức tạp để máy móc xử lý.
Giờ kiện tướng Lee đã 41 tuổi. Ba năm sau trận thua AlphaGo, anh giải nghệ, với tâm niệm rằng con người không còn đủ khả năng chiến thắng máy móc ở bộ môn cờ vây. Theo anh, trí tuệ nhân tạo đã thay đổi hoàn toàn bản chất bộ môn có tuổi đời hơn 2500 năm: “Thua AI, ở khía cạnh nào đó, đồng nghĩa với việc cả thế giới của tôi sụp đổ.”

Khi cả xã hội cũng tìm cách định hình và hiểu việc công nghệ AI sẽ thay đổi tương lai nhân loại ra sao, kiện tướng Lee cũng khuyên mọi người đừng để bị bất ngờ như chính bản thân anh 8 năm về trước, và cần làm quen với công nghệ này ngay từ bây giờ. Giờ thậm chí kỳ thủ Lee còn đi thuyết giảng về AI, cố gắng đưa ra những lời khuyên cho những người khác, thứ mà chính bản thân anh ước rằng đã có ai đó nói với mình trước trận đấu năm 2016.
“Tôi đã phải đối mặt với những vấn đề liên quan tới AI sớm hơn rất nhiều người khác. Chuyện đó chưa chắc đã có kết cục tốt đẹp đâu,” kiện tướng 41 tuổi nói tại một hội thảo giáo dục trước các bạn học sinh và các vị phụ huynh ở Seoul, Hàn Quốc.
Điều có phần bất ngờ, sau khi thua trận trước AlphaGo, Sedol giờ có phần quan tâm đến mức ám ảnh với AI, luôn theo dõi một cách say mê, nhưng không hẳn thoải mái, xem liệu rằng con người có tạo ra được đột phá kế tiếp trong ngành trí tuệ nhân tạo hay không.
Hiện giờ, chatbot vận hành dựa trên mô hình ngôn ngữ đã đủ sức tạo sinh ra những đoạn văn với thứ ngôn ngữ không khác nhiều so với con người trò chuyện với nhau. Nó đã giải quyết được những vấn đề đã khiến các nhà khoa học đau đầu hàng thập kỷ qua, từ việc giải mã dự đoán chuỗi protein xoắn để tìm ra thuốc chữa bệnh cứu người. Rồi nó cũng xóa nhòa khoảng cách trong ngành sáng tạo, viết được bản nhạc, tạo được hình ảnh và thậm chí là cả video.
Đương nhiên Sedol không giữ quan điểm tiêu cực và lo sợ tương lai AI thay đổi mọi thứ. Với anh, AI đúng là có thể thay thế vài công việc, nhưng cũng sẽ tạo ra những công việc mới. Xét trên khía cạnh khả năng AI hiểu bộ môn cờ vây, Sedol cho rằng điều quan trọng là phải nhớ rằng chính con người tạo ra cả trò chơi này lẫn thuật toán AI đã đánh bại anh.
Quảng cáo
Thứ mà Sedol lo ngại, là AI có thể thay đổi những giá trị của con người: “Mọi người từng cảm thấy choáng ngợp trước sự sáng tạo, sự độc nhất. Còn kể từ khi AI xuất hiện, những cảm xúc ấy biến mất.”

Kiện tướng Lee bắt đầu chơi cờ vây từ hồi 5 tuổi, dưới sự hướng dẫn của cha anh, một giáo viên mê cờ vây. Gia đình anh sống ở Bigeumdo, một hòn đảo nhỏ hướng tây nam Hàn Quốc, dân số chỉ khoảng 3600 người. Tài năng của anh ngay từ những ngày đầu đã được thể hiện. Anh nhanh chóng trở thành kỳ thủ giỏi nhất ở độ tuổi, không chỉ trên hòn đảo Bigeumdo, mà còn cả Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Và anh trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp vào năm 12 tuổi.
Đến năm 20 tuổi, Sedol đã đạt mốc 9 đẳng, cấp bậc cao nhất đánh giá một kỳ thủ cờ vây. Rồi anh nhanh chóng trở thành một trong những kỳ thủ giỏi nhất hành tinh, được so sánh như Roger Federer của bộ môn này. Lee Hajin, cựu kỳ thủ cờ vây chuyên nghiệp mô tả Sedol: “Anh ấy là thần tượng, là ngôi sao. Ai cũng ngước lên nể phục anh ấy.”
Sedol càng nổi tiếng, thì các nhà nghiên cứu khoa học máy tính lại càng tập trung vào bộ môn cờ vây. Bộ môn này tạo ra những thử thách khủng khiếp cho bất kỳ nhà nghiên cứu AI nào. Nó phức tạp hơn cờ vua rất nhiều lần, với số lượng nước đi tiềm năng trên bàn cờ, 10 mũ 172, thậm chí còn nhiều hơn cả số nguyên tử trong cả vũ trụ.
Nhưng rồi đột phá được DeepMind tạo ra. Họ phát triển AlphaGo thông qua những neural network, những hệ thống toán học có thể học hỏi kỹ năng toán học nhờ vào việc phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ. Nó bắt đầu quy trình học bằng cách nhận gói dữ liệu 30 triệu nước đi cờ vây của các kỳ thủ cấp cao. Rồi thuật toán tự tạo ra hai đối thủ, tự chơi cờ với nhau cho tới khi nó học được nước đi nào thành công, nước đi nào thất bại, cứ lặp đi lặp lại như vậy cho tới khi nó tìm ra được một chiến lược mới.
Quảng cáo

Cuối năm 2015, AlphaGo đã đánh bại kiện tướng từng ba lần vô địch châu Âu, Fan Hui, tỷ số 5 trắng. Sau đó, Sedol được một cựu kỳ thủ đang làm việc ở liên đoàn cờ vây thế giới đề nghị tham gia một trận đấu truyền hình trực tiếp, với phần thưởng 1 triệu USD nếu đánh bại được máy tính. Lúc ấy Sedol không nghĩ gì nhiều, nhận lời ngay vì nghĩ rằng trận đấu sẽ “vui”.
“Nhưng vui lúc ấy là đi kèm với việc chắc chắn tôi sẽ giành chiến thắng. Khả năng thua cuộc chưa từng nảy ra trong đầu tôi trước trận đấu.”
Trận đấu BO5 được diễn ra ở Seoul khi ấy là một sự kiện hoành tráng. Ở Hàn Quốc, nơi có hàng triệu người chơi cờ vây, coi Sedol là thần tượng, thì trận đấu cờ là chương trình được trông đợi nhất khung giờ ban đêm. Tính tổng, hơn 200 triệu người đã theo dõi trực tiếp 5 trận đấu cờ vây giữa người và máy móc, rất đông ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong trận đấu, một kỹ sư của DeepMind ngồi ở ghế đối diện Sedol, đặt những quân cờ được AlphaGo tính toán hiển thị trên màn hình. Sedol nói rằng, không có một đối thủ là con người tạo ra cảm giác hơi kỳ quái. AlphaGo chơi thứ cờ vây anh chưa bao giờ được chứng kiến, và cảm giác không được đọc ngôn ngữ hình thể của đối phương, không đoán được họ nghĩ và cảm thấy gì thực sự rất kỳ lạ. Cả thế giới há hốc mồm kinh ngạc khi AlphaGo đẩy Sedol vào thế bí, liên tục tạo ra những nước đi mà con người không tưởng tượng nổi.
“Tôi không thể quen được với cảm giác ấy. Tôi nghĩ là về lâu về dài, AI sẽ đánh bại con người. Nhưng không thể ngờ rằng ngày ấy đã tới rồi.”
Với 1920 con chip CPU và 280 con chip GPU vận hành thuật toán AI, AlphaGo đánh bại Lee Sedol với tỷ số 4-1. Lee Sang Hoon, anh trai Sedol, cũng là một kỳ thủ chuyên nghiệp khi ấy nghĩ rằng: “Không thể nào!” Giờ Sang Hoon vẫn thi đấu, và giống nhiều kỳ thủ khác, anh tập luyện với máy tính và thuật toán AI để liên tục học hỏi, cải thiện kỹ năng của bản thân.

Anh Sang Hoon nói: “Những kỳ thủ chuyên nghiệp đang học cách thuật toán vận hành, đang cố gắng thu hẹp khoảng cách. Nhưng con người vẫn còn một khoảng xa trước khi đánh bại được máy móc.”
Chiến thắng của AlphaGo “là khoảnh khắc lịch sử của ngành AI,” theo lời Demis Hassabis, CEO DeepMind. Theo ông, nó chứng tỏ được tiềm năng thực sự của những kỹ năng mà máy tính có thể tự học dựa trên dữ liệu có sẵn.
Còn về phần Sedol, gọi là anh bị sốc sau trận thua cũng đúng. Thứ anh coi là một bộ môn nghệ thuật, cách chơi cờ mô tả chính bản thân phong cách và cá tính của một con người giờ không còn giá trị, mà chỉ còn là những thuật toán vô hồn, hiệu quả đến thực dụng. “Tôi chơi không còn thấy vui nữa, nên tôi giải nghệ.”
Đương nhiên Sedol không hoàn toàn từ bỏ bộ môn cờ vây. Anh đã viết vài cuốn sách, bao gồm một cuốn tự truyện và một series kể về những trận đấu kinh điển của anh. Rồi anh thành lập cả một học viện cờ vây cho các bạn nhỏ, với chi nhánh ở khắp Hàn Quốc. Nhưng hiện giờ, AI đang chiếm gần như trọn vẹn tâm trí kỳ thủ 41 tuổi, một phần vì anh nhận ra sự đa chiều của cả lợi ích lẫn nhược điểm của AI, phần nữa vì đây là chủ đề quá sát với những gì anh đã được trải nghiệm.
Gần đây, Sedol thường nói chuyện với cô con gái 17 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp cấp 3: “Chúng tôi thường nói về việc chọn một nghề nghiệp khó có thể bị thay thế bởi AI, hoặc ít bị AI gây ảnh hưởng. Không sớm thì muộn, AI sẽ hiện diện ở mọi nơi.”
Theo The New York Times