Loài xâm lấn là những sinh vật ngoại lai được du nhập từ một nơi khác tới, sau đó sinh sôi nảy nở với tốc độ cực nhanh, dần dần trở nên mất kiểm soát, gây đe dọa mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng chuỗi thức ăn, tệ hơn là có thể làm tuyệt chủng những loài yếu thế hơn. Từ lâu, loài người đang phải đối phó với hiểm họa gây ra bởi các loài xâm lấn, tuy nhiên một nguy cơ mà loài người không thể nào thua, chính đối phó với loài xâm lấn: Kiến.
Năm 2001, bệnh viện thành phố Brisbane của Úc tiếp nhận 1 ca cấp cứu: 1 nhân viên viễn thông nhập viện vì bị kiến lửa cắn, vết thương sưng tấy, gây cho bệnh nhân dị ứng, có thể nguy hiểm tới tính mạng. Kiến lửa đỏ, loài động vật bản địa ở Châu Nam Mỹ, nổi tiếng với sự hung dữ và hiếu chiến, nọc độc từ vết cắn gây đau nhức, đặc biệt là chúng có tập tính cắn nhỏ lá cây để đem về tổ. Bằng cách nào đó, loài vật này đã tới Úc, gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các nhà khoa học: "Cuộc chiến này, chúng ta không thể thua."
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/02/6321116_tinhte-kien-lua-1.jpg)
Những động vật ngoại lai như kiến lửa đỏ từ Nam Mỹ tới Úc, có thể là đi theo các chuyến tàu chở hàng hóa. Loài người cố gắng ngăn chặn chúng; Lực lượng tuần tra biên giới ở các cửa khẩu hàng không cấm du khách đem theo cây cối hoặc chậu đất khi nhập cảnh Úc, nhằm hạn chế tình trạng kiến "quá giang" tới Úc.
Tuy nhiên loài xâm lấn này không hề dễ đối phó. Kiến lửa Argentina đã xây dựng cả 1 siêu đế chế trải dài từ Bồ Đào Nha tới Ý. Ở hòn đảo nhỏ Yap (thuộc Liên bang Micronesia), những con kiến lửa kích thước nhỏ xíu nhưng hung dữ tới mức chiếm luôn ruộng đất của dân bản địa. Trên đảo Giáng sinh, hòn đảo nổi tiếng với hàng tỷ con cua đỏ di cư mỗi năm, thì kiến vàng điên (yellow crazy ants) mỗi năm giết chết hàng triệu con cua để ăn thịt.
Năm 2001, bệnh viện thành phố Brisbane của Úc tiếp nhận 1 ca cấp cứu: 1 nhân viên viễn thông nhập viện vì bị kiến lửa cắn, vết thương sưng tấy, gây cho bệnh nhân dị ứng, có thể nguy hiểm tới tính mạng. Kiến lửa đỏ, loài động vật bản địa ở Châu Nam Mỹ, nổi tiếng với sự hung dữ và hiếu chiến, nọc độc từ vết cắn gây đau nhức, đặc biệt là chúng có tập tính cắn nhỏ lá cây để đem về tổ. Bằng cách nào đó, loài vật này đã tới Úc, gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các nhà khoa học: "Cuộc chiến này, chúng ta không thể thua."
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/02/6321116_tinhte-kien-lua-1.jpg)
Những động vật ngoại lai như kiến lửa đỏ từ Nam Mỹ tới Úc, có thể là đi theo các chuyến tàu chở hàng hóa. Loài người cố gắng ngăn chặn chúng; Lực lượng tuần tra biên giới ở các cửa khẩu hàng không cấm du khách đem theo cây cối hoặc chậu đất khi nhập cảnh Úc, nhằm hạn chế tình trạng kiến "quá giang" tới Úc.
Tuy nhiên loài xâm lấn này không hề dễ đối phó. Kiến lửa Argentina đã xây dựng cả 1 siêu đế chế trải dài từ Bồ Đào Nha tới Ý. Ở hòn đảo nhỏ Yap (thuộc Liên bang Micronesia), những con kiến lửa kích thước nhỏ xíu nhưng hung dữ tới mức chiếm luôn ruộng đất của dân bản địa. Trên đảo Giáng sinh, hòn đảo nổi tiếng với hàng tỷ con cua đỏ di cư mỗi năm, thì kiến vàng điên (yellow crazy ants) mỗi năm giết chết hàng triệu con cua để ăn thịt.

Quảng cáo
Mỗi năm hàng triệu con cua đỏ ở đảo Giáng sinh bị kiến lửa giết để ăn thịt
Nhân viên môi trường ở Fukuoka, Nhật Bản, đang bươi cỏ để tìm kiến lửa, cố gắng chế ngự trước khi chúng kịp xây tổ, ảnh chụp năm 2017, sau khi chính quyền địa phương phát hiện loài xâm lấn này.
Một nghiên cứu mới công bố trên Current Biology, cho biết hiện nay có gấp đôi số loài kiến xâm lấn từng được biết: Hơn 500 loài kiến được tìm thấy ở nơi không phải địa bàn bản địa của chúng. Đáng ngại là chỉ có 1/3 loài kiến được tìm thấy ở ven các vùng biên giới, nghĩa là 2/3 còn lại đã vượt biên thành công, đã cát cứ và đang xây dựng đế chế riêng của chúng ở đâu đó.

"Chúng ta chỉ mới tiếp cận bề mặt của tảng băng trôi", Mark Wong cho biết. Ông là nhà môi trường học đang công tác ở trường đại học Tây Úc, chủ biên của 1 nghiên cứu về loài kiến xâm lấn ở Úc. Mark Wong và cộng sự Benoit Guénard, đồng tác giả trong nghiên cứu kể trên, đều là thành viên của NatGeo Explorers.
Khi loài người bắt đầu chu du khắp địa cầu, loài kiến cũng "quá giang" theo chúng ta, thường là trên các hàng hóa của con người, như thực phẩm, cây cối và đất đai. Những "vị khách du lịch" này, bắt đầu quá giang con người từ đầu thế kỷ 17.
Ở khía cạnh vi mô, kiến có thể gây phiền toái, chúng cắn trẻ em, chúng bu lên đồ ăn trong bếp. Về vĩ mô, kiến xâm lấn có thể gây mất cân bằng sinh thái, phá hoại tài nguyên và giết các loài động vật khác. Tính từ năm 1930 - 2021, thiệt hại kinh tế do kiến xâm lấn gây ra khoảng 51 tỷ USD.

Quảng cáo
Vì kích thước tí hon, loài người có thể lưu ý tới kiến xâm lấn thông qua hành vi của chúng. Nhà sinh thái học chuyên nghiên cứu kiến ở trường đại học Lausanne, tiến sĩ Cleo Bertelsmeier, nói: Ở Thụy Sĩ nước tôi có 1 loài kiến xâm lấn mà ai ai cũng có thể nhìn thấy, vì chúng bám với nhau tạo thành 1 dãy, nhìn như đường cao tốc.

Trở lại với Mark Wong, công trình nghiên của ông và đồng nghiệp đã duyệt qua 146.000 đề tài quan sát loài kiến trong 200 năm qua, trên phạm vi toàn cầu. Bản đồ thu được cho thấy loài kiến dễ dàng xây dựng 1 đế chế ở mọi nơi trên thế giới. Có tới 60% loài kiến ngoại lai đã tự do "nhập tịch" xứ sở tại, tự do xây tổ để sống. Số còn lại, ẩn nấp trong nhà, hàng hóa tại các cửa khẩu.
Để ngăn chặn kiến ngoại lai, các nhà khoa học phải nghiên cứu được đặc tính của chúng, nguồn gốc của nó từ đâu, có thể cát cứ chỗ nào. Đa số các loài kiến ngoại lai có nguồn gốc xứ nhiệt đới và cận nhiệt đới, ví dụ Trung Mỹ, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Đây đều là những nơi có đa dạng kiến.
Vượt hàng ngàn km đường biển, đường hàng không để đi khắp thế giới. Làm sao kiến có thể sống và chu du khắp nơi, đó là điều các nhà khoa học vẫn chưa thể làm rõ.

Trong khi nhiều loài vật bị ảnh hưởng vì biến đổi khí hậu, thì ngược lại, kiến lại có xu hướng thích nghi tốt hơn khi biến đổi khí hậu xảy ra, bởi vì đa số chúng là sinh vật nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việc tăng khả năng phát hiện kiến ngoại lai ở biên giới có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp các quốc gia điều chỉnh được quy trình sàng lọc các loài kiến xâm lấn có xu hướng "đột nhập" khu vực nào đó. Tuy nhiên trên quy mô toàn cầu, việc này vẫn còn tệ, chưa đạt được yêu cầu mong muốn của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu loài kiến ngoại lai.
Quảng cáo
Tính tới thời điểm hiện tại, loài người chỉ tiêu diệt thành công được 50 trường hợp kiến ngoại lai. Nếu muốn làm được việc đó, con người chỉ có thể ngăn chặn khi kiến vừa mới xuất hiện. Một khi chúng ta xây dựng được thuộc địa ở nơi mới, ngăn chặn là điều bất khả thi. Cho dù nỗ lực có tốn kém như thế nào, loài người cũng không được bỏ cuộc, bởi vì nếu thua cuộc chiến trước loài kiến xâm lấn, thiệt hại lớn hơn rất nhiều lần.
Theo NatGeo