2014-03-26 :
Kỷ niệm thành lập đoàn, làm cái list những thiết bị mình đã xử lý tốt :
+ Kindle Fire 2011 (nút power không lỗi, cổng usb kết nối tốt)
+ Nook Color (cần các nút bấm + khe thẻ nhớ hoạt động)
+ Nook Tablet 8/16 (cần các nút bấm + khe thẻ nhớ hoạt động)
+ Nook HD+ (cần các nút bấm + khe thẻ nhớ hoạt động)
+ Nexus 7 (nếu chưa unlock bootloader thì tối thiểu cần em nó vẫn hoạt động tại vùng cảm ứng chỗ bấm unlock bootloader khi dùng lệnh fastboot + các nút bấm tốt)
2014-01-09 :
Mở bài Up rom bằng lệnh trên PC
Kỷ niệm thành lập đoàn, làm cái list những thiết bị mình đã xử lý tốt :
+ Kindle Fire 2011 (nút power không lỗi, cổng usb kết nối tốt)
+ Nook Color (cần các nút bấm + khe thẻ nhớ hoạt động)
+ Nook Tablet 8/16 (cần các nút bấm + khe thẻ nhớ hoạt động)
+ Nook HD+ (cần các nút bấm + khe thẻ nhớ hoạt động)
+ Nexus 7 (nếu chưa unlock bootloader thì tối thiểu cần em nó vẫn hoạt động tại vùng cảm ứng chỗ bấm unlock bootloader khi dùng lệnh fastboot + các nút bấm tốt)
2014-01-09 :
Mở bài Up rom bằng lệnh trên PC
(viết dần dần nhé, một lúc không hết được)
I. Khái niệm chung :
1. Giới thiệu :
Đã lâu ko có thời gian viết bài trên Tinh tế, hôm nay nhân dịp năm mới lại mở 1 Topic tóm tắt chút kinh nghiệm khi dùng Android.
2. Tác dụng :
Dùng để up ROM các máy Android bị chết cảm ứng, bị lỗi 1 phần màn hình bằng các lệnh trên PC
+ Tác dụng đơn giản nhất là thay ROM mới cho các thiết bị mà do máy đã bị lỗi không thể nào thao tác được trên máy.
+++ Tác dụng thứ 2 rất quan trọng cho các máy bị hỏng/lỗi cảm ứng đang dùng ROM không hỗ trợ OTG up lên bản ROM có hỗ trợ OTG, sau đó có thể cắm chuột + bàn phím để dùng như laptop.
3. Các yêu cầu cơ bản để có thể thực hiện theo bài viết :
a. Đã có kinh nghiệm + hiểu biết về ADB và Fastboot, mình hướng dẫn nguyên tắc thực hiện, các lệnh căn bản, còn các bạn tự áp dụng theo trường hợp của máy các bạn.
Tham khảo về lệnh ADB và Fastboot
http://androidlegend.com/how-to-use-adb-fastboot-commands-with-your-android-device/
b. Thiết bị còn sống, cắm PC vẫn nhận, có thể vào chế bộ Fastboot bằng phím cứng hoặc vào theo chế độ mềm (hoặc vào ROM được thì bật được USB debugging mode để chạy lệnh ADB).
c. Có đủ driver để nhận thiết bị ở 2 trạng thái
+ Lúc bật máy vào ROM hoặc vào Recovery (adb driver)
Quảng cáo
+ Tại chế độ Fastboot (fastboot driver)
Mình sẽ up driver mình hay dùng, nhưng ko đảm bảo dùng đc cho mọi loại thiết bị. Mình đã sử dụng cho : Kindle Fire, NookTablet, Nook Color, Nexus 7, vài em điện thoại Sony (ArcS, Neo V), Samsung Note N7000,.....
4. Công cụ cần thiết :
a. Driver cho ADB và Fastboot
b. ADB và Fastboot
c. File Boot và Recovery cho máy (cái này thì phải tự tìm theo máy nhé). Recovery ở đây là TWRP hoặc CWM
5. Nguyên lý up ROM :
Để up ROM cho máy cần những thao tác sau (về cơ bản các loại máy giống nhau) :
+ Unlock Bootloader
+ Flash Boot cho máy để có Recovery (phổ biến là CWM và TWRP) và Kernel.
+ Vào Recovery để Wipe data/System rồi Flash Rom mới.
Quảng cáo
II. Hướng dẫn thực hiện :
1. Cài driver cho máy (ADB driver và Fastboot driver) :
Các bạn cài driver riêng cho từng máy, có thể thử Driver mình đính kèm (có vẻ dùng chung cũng tốt)
a, ADB driver :
Trường hợp máy vẫn chạy được, bật chế độ USB debuging mode trong Setting rồi nối cắm cáp nối máy với PC >>> Win hỏi driver dẫn theo đường dẫn để chọn.
b, Fastboot driver :
Máy đang bị brick, cắm vào PC vẫn nhận hỏi driver >>> dẫn theo đường dẫn chỉ đến ADB driver trước, nếu win báo ko đúng thử lại đường dẫn đến Fastboot driver, hy vọng là nhận được.
2. Unlock bootloader (cập nhật sau) :
Một số thiết bị khóa bootloader nhằm ngăn cản người dùng tự ý up rom, và thao tác này thường sẽ làm mất chế độ bảo hành của hãng.
Việc Unlock Bootloader dựa theo đặc thù của từng máy theo hãng nên khác nhau khá nhiều, mình sẽ bổ sung sau với các máy mình đã làm.
3. Cài Recovery Mod (TWRP hoặc CWM) :
Phần này chỉ dành cho các máy không có sẵn Recovery hoặc bị ẩn (một số máy recovery chạy luôn không cần làm gì nhé)
a, Tải công cụ :
TWRP xem và down ở đây http://teamw.in/project/twrp2
CWM xem và down ở đây http://www.clockworkmod.com/rommanager
Trong 2 cái này thì thằng CWM phổ biến hơn, xuất hiện từ lâu rồi.
Mình cũng ưu tiên sử dụng CWM hơn vì với em nó chúng ta có thể kết nối ADB táng lệnh trực tiếp cho nó thực hiện luôn, ko phải chờ đợi.
Còn với TWRP từ phiên bản 2 trở lên mới support ADB script và thực hiện phức tạp hơn.
Có cái củ chuối là CWM trên 1 số thiết bị up ROM gây ra lỗi loop boot (khởi động ko vào được).
Lưu ý chút : CWM 5.xxx chỉ up được ROM 2.x.x, còn CWM 6.x.x.x mới up được ROM 3.x.x và 4.x.x.
b, Vào chế độ Fastboot :
1) Gõ lệnh ADB devices kiểm tra thiết bị đã kết nối hoàn hảo chưa. Sau khi gõ lệnh mà thấy như màn hình, có 1 chuỗi số 15-16 kỹ tự tức là thành công tiếp bước 2, không thành công thì phải cài lại driver nhé, ko đi tiếp được đâu.
Kể cả trường hợp máy tối thui nhưng nhận driver cũng cứ gõ nhé, khả năng vận kết nối bình thường. Trường hợp này có thể thử thêm lệnh Fastboot devices (vì vào fastboot nhiều máy đen sì như bị brick ấy)
2) ADB đã kết nối hoàn hảo, ta sẽ vào chế độ Fastboot bằng lệnh : adb reboot bootloader >>> máy khởi động lại vào chế độ Fastboot.
3) Lần đầu vào Fastboot máy sẽ hỏi driver, dẫn nó đến chỗ để driver fastboot.
Gõ lệnh Fastboot devices để kiểm tra kết nối, nếu thấy chuỗi 15-16 số là ổn rồi, đang ở trong Fastboot, còn nếu không thì xem lại driver nhé.
PS : Đối với một số máy có thể vào Fastboot cưỡng bức bằng cách bấm nút trên máy, hoặc dùng tool đặc biệt (như Kindle Fire có cáp factory cable) thì có thể bỏ qua mục b này.
c, Flash boot/recovery để có Recovery :
Boot là một phân vùng đặc biệt của mỗi máy, quản lý cách thiết bị khởi động, chứa Recovery / Kernel. (một số máy như Sony thường chứa cả recovery + kernel, còn một số máy chỉ chứa kernel)
Đặc biệt cẩn thận tìm và tải đúng file Boot cho loại máy của bạn (tìm tốt nhất là trên diễn đàn XDA, có chuyên mục riêng cho hầu hết các loại máy).
Việc up nhầm boot của máy khác có thể gây ra hỏng hóc không sửa chữa được.
1) Trường hợp file boot (chứa recovery + kernel), ví dụ tên boot.img tại thư mục C:\ (đường dẫn đầy đủ C:\boot.img)
Ta tiến hành flash nó vào máy bằng lệnh
fastboot flash boot c:\boot.img
chờ 1-2 giây là xong
2) Trường hợp recovery nằm riêng thành 1 file IMG (recovery.img), dùng lệnh
fastboot flash recovery c:\recovery.img
3) Khởi động lại máy fastboot reboot
4. Vào Recovery mode :
Một số máy có thể vào bằng lệnh khi đang sử dụng qua ADB bằng lệnh
adb reboot recovery (nhưng phần lớn là không hoạt động, chỉ khởi động lại máy)
Lại tùy vào từng máy, các bạn chịu khó tìm hiểu, dưới đây là 1 số máy :
+ Kindle Fire : lúc máy vừa khởi động lại, nháy nút Power cho đến khi hiện Menu boot, lại nháy nút để xuống dòng Recovery, chờ chút máy sẽ vào Recovery Mode.
+ Nexus 7 : giữ Volume + và - cùng với phím Power một lúc, hiện menu, dùng volume di chuyển thành recovery rồi bấm Power.
+ Nook Tablet/Color : giữ nút Power và nút N một lúc là hiện Boot menu, chọn Recovery
+ Điện thoại Sony : lúc màn hình vừa sáng, nháy nút Volume + hoặc - (tùy máy) sẽ vào Recovery.
+ Samsung Note : giữ Power, Volume Up, Home cùng lúc
5, Sử dụng recovery để up rom bằng lệnh :
....................(continue.............)