Kinh nghiệm du lịch, khám phá làng Vân, Đà Nẵng

tranthitrangthi
16/10/2019 2:57Phản hồi: 0
Kinh nghiệm du lịch, khám phá làng Vân, Đà Nẵng

I. Vài nét về Làng Vân Đà Nẵng


Làng Vân, hay còn được biết đến với cái tên Làng Cùi Đà Nẵng, là một ngôi làng nhỏ nằm ở chân đèo Hải Vân thuộc vịnh Nam Chơn và khép nép bên mũi Isabelle. Ngôi làng được bao bọc bởi rừng, biển và hoàn toàn bị tách biệt khỏi thành phố Đà Nẵng.


Vào thập niên 80 của thế kỷ trước thì đây là nơi cư trú của những bệnh nhân bị bệnh phong, vì thế nên mới có tên là làng Cùi. Sau này, khi bệnh phong đã có thuốc chữa thì dân làng tại đây được đưa về sống với cộng đồng, Làng Vân bị bỏ hoang và trở thành một vẻ đẹp “bí ẩn” kích thích ham muốn khám phá của nhiều người…

Dù thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng nhưng Làng Vân cách biệt hoàn toàn với thành phố, không có tiếng còi xe, khói bụi và mang trong mình một vẻ đẹp quyến rũ với màu xanh của rừng núi và biển cả, bãi cát vàng trải dài theo một độ cong “quyến rũ”. Cùng với đó là những căn nhà hoang, đỗ vỡ – chứng nhân của một giai đoạn trong lịch sử. Chính sự kết hợp ấy đã tạo nên bức trang Làng Vân đặc biệt và hấp dẫn, nơi giúp bạn quên đi những mệt mỏi của ngày thường.

II. Kinh nghiệm và những lưu ý cần thiết khi khám phá làng Vân


1. Nên đi khám phá Làng Vân vào thời gian nào?


Vì là một ngôi làng nhỏ bên bờ biển và với điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt thì thời gian thích hợp nhất để khám phá Làng Vân rơi vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9. Thời điểm này thời tiết tại Đà Nẵng khá đẹp, nhiều nắng, nhiều gió. Màu nắng xuống biển xanh cực kì đẹp.

Và với những bạn trẻ tại Đà Nẵng, chỉ cần 3 đến 4 ngày thời tiết tốt là các bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian ghé thăm làng Vân vì để đến đây không tốn quá nhiều thời gian.

2. Chuẩn bị những gì khi khám phá và cắm trại tại làng Vân


Vì ngôi làng biệt lập so với thành phố, mọi vật dụng đều không có bán sẵn tại đây, vì vậy bạn sẽ không thể tìm mua được gì khi đã đến đây. Cho nên, các bạn phải mua sẵn và mang theo những vật dụng, đồ dùng, đồ ăn cần thiết, cũng như trang bị cho mình đầy đủ vật dụng cần thiết khi đến đây. Những vật dụng các bạn không nên quên khi đến với Làng Vân bao gồm:

  • Giấy tờ tùy thân (điều tất nhiên phải không nào).
  • Vật dụng cá nhân. Bao gồm: quần áo, đồ tắm biển, mũ, kính, bàn chải và kem đánh răng, kem chống muỗi(vật dụng vô cùng quan trọng khi cắm trại đêm ngoài trời), kem chống nắng, khăn, dép đi biển/dép lê,…Lều, tấm bạt, thuốc men, bật lửa, đèn pin (mỗi người một cái),…
  • Ăn uống: Để chuyến đi thêm thú vị, thì nên có nấu nướng. Đối với món nào cần nấu nướng thì cứ chế biến, ướp gia vị trước hết ở nhà. Đến nơi chỉ cần nấu/ nướng chín lên. Bạn có thể chọn làm món thịt nướng thơm ngon, nấu cháo vịt,… Bạn nên mua thêm bánh mỳ, mỳ sandwich và mỳ gói, khoai lang hoặc mực/ cá khô để mang theo. Dụng cụ cần mang theo nồi, thùng lạnh để bảo quản thức ăn và chứa đá. Ngoài ra, còn có dao, gia vị, vỉ nướng (nếu cần),than,tô, chén, có thể là một ít bia và nước ngọt…
  • Nước uống: cứ 3 lít nước/ người cho 2 ngày 1 đêm hoặc nhiều hơn để phòng những trường hợp cần thiết.

3. Những phương án di chuyển đến làng Vân.


Như đã đề cập ở trên thì làng Vân Đà Nẵng nằm tách biệt hoàn toàn với thành phố bởi không có một con đường nào dành cho xe đển Làng. Hiện nay, để đến được Làng Vân người ta đi theo 2 cách.

a. Đi đường bộ


Nếu bạn chọn đi bộ khi du lịch làng Vân Đà Nẵng thì có 2 cách để bạn lựa chọn.

– Leo núi:

Quảng cáo


Cách đi tốn nhiều sức lực và thời gian nhất. Tuy vậy đây cũng là cách đi an toàn và có nhiều trải nghiệm nhất.


Một đoàn có sức đi bình thường sẽ mất tầm 1 tiếng để đến được địa điểm cắm trại. Cụ thể, Bạn sẽ đi xe đến lưng chừng đèo Hải Vân, cách chân đèo 2 – 3km. Sau đó, gửi xe tại nhà giữ xe sát bên cạnh ngõ vào (giá giữ ban ngày 20k, qua đêm thêm 10k). Sau đó đi bộ theo lối mòn dài hơn 800m để xuống làng. (đi đường núi) tương đương khoảng hơn 30 phút (đối với sức đi bình thường) bạn sẽ đến đường tàu ray xe lửa.

Nhìn lên vách xi-măng bên cạnh đường ray sẽ thấy mũi tên bằng sơn chỉ hướng đi tiếp theo. Tiếp tục đi dọc theo đường ray xe lửa tầm 3km nữa bạn sẽ đến được đường mòn dẫn xuống Làng Vân tại Đà Nẵng tầm 500m. Tùy theo địa điểm cắm trại bạn chọn thì cứ đi dọc bờ biển là đến.

Lưu ý: Khi đi các bạn chỉ nên mang những đồ đạc cần thiết. Mỗi thành viên trữ sẵn cho mình chai nước 0,5 – 1 lít. Nên mang giày mềm, đế có độ bám tốt. Người đi trước cách người sau tầm 0,5m. Khi đi nên lưu ý lẫn nhau, như thế chuyến đi sẽ dễ dàng và an toàn hơn.

– Đi bộ qua hầm


Cách đi này sẽ rút ngắn thời gian và quảng đường so với cách leo núi. Tuy nhiên đây là cách đi mạo hiểm nhất. Bạn cần gửi xe ở dưới chân đèo sau đó di chuyển đến hầm tàu lửa số 14. Sau khi căn đúng thời gian chờ đoàn tàu vừa qua, sẽ lập tức vào hầm.

Quảng cáo




Lưu ý: Chúng tôi không khuyến khích cách đi này vì đây là cách đi theo đánh giá của chúng tôi là vô cùng nguy hiểm. Bạn luôn phải giữ cảnh giác cao vì có khả năng sẽ gặp tàu ngay trong hầm.

b. Đi đường thủy


Đây là cách đi nhẹ nhàng, nhanh chóng và không cần tốn nhiều công sức nhất. Và hiển nhiên, bạn phải tốn một chút chi phí di chuyển. Dù không có nhiều trải nghiệm như 2 cách trên. Đối với cách đi này bạn có thể “vi vu” trên biển, thưởng thức cái nắng cái gió trên mặt biển trong khi thong thả thư giãn.

Các bạn sẽ đi bằng xe máy hoặc taxi đến hết đường biển Nguyễn Tất Thành. Đến đoạn rẽ quốc lộ 1A thì đi thẳng theo con đường nhỏ vào làng chài Nam Ô. Đến đây các bạn nên hỏi người dân để đến địa điểm đi thuyền cho chính xác.

Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019