Kính thiên văn VLT phát hiện ngôi sao vàng khổng lồ với đường kính gấp 1300 lần Mặt Trời

bk9sw
15/3/2014 10:7Phản hồi: 102
Kính thiên văn VLT phát hiện ngôi sao vàng khổng lồ với đường kính gấp 1300 lần Mặt Trời
hr5171a1.jpg

Kính thiên văn Very Large Telescope (VLT) thuộc đài quan sát không gian châu ÂU (ESO) đã vừa phát hiện ra một ngôi sao vàng có kích thước khổng lồ với đường kính gấp 1.300 lần so với Mặt Trời của chúng ta. Ngôi sao này là một phần của hệ sao đôi và bay quanh nó là một ngôi sao nhỏ hơn, cả 2 trên thực tế có sự tiếp xúc vật lý với nhau.

Ngôi sao khổng lồ này được đặt tên là HR 5171 A [1] và được phát hiện nhờ máy đo giao thoa của kính thiên văn VLT tại ESO. VLT bao gồm 4 kính thiên văn đơn vị Unit Telescope với đường kính 8,2 m. Thêm vào đó, VLT còn có 4 kính thiên văn phụ di động khác với đường kính 1,8 m. Máy đo giao thoa về cơ bản cho phép kết hợp ánh sáng được thu nhận từ 4 kính thiên văn chính và 4 kính thiên văn phụ.

HR 5171 A [1] là ngôi sao lớn nhất trong một lớp sao rất hiếm gặp có tên sao vàng siêu khổng lồ (yellow hypergiant). Những ngôi sao này nhìn chung rất không ổn định và chúng cũng là những ngôi sao sáng nhất từng được biết đến. Đặc tính không ổn định của ngôi sao biểu lộ qua các hiện tượng vật lý, điển hình là sự phóng thích một lượng vật chất sao rất lớn khiến khí quyển của ngôi sao bị giãn nở.

HR 5171 A [1] có kích thước lớn hơn 50% so với ngôi sao đỏ khổng lồ Betelgeuse. Nằm cách Trái Đất 12.000 năm ánh sáng, HR 5171 A [1] có đường kính gấp 1300 lần so với Mặt Trời và sáng hơn gấp 1 triệu lần.

hr5171a1-1.jpg

Mặc dù có kích thước rất lớn nhưng HR 5171 A [1] vẫn chưa phải là lớn nhất. Một ví dụ là ngôi sao đỏ khổng lồ UY Scuti - đây thật sự là một "con quái vật không gian" với đường kính gấp 1708 lần so với Mặt Trời. Có một điều cần lưu ý là kích thước của những ngôi sao khổng lồ này luôn có sai số đáng kể. Lý do là kích thước của chúng không thể đo bằng cách quan sát trực tiếp, thay vào đó chúng được suy ra từ việc đo độ sáng, nhiệt độ và khoảng cách.

Không chỉ kích thước và độ sáng lớn làm cho ngôi sao HR 5171 A [1] hiếm và đẹp như vậy. Liên quan đến đặc tính tự nhiên của ngôi sao, nhà thiên văn Olivier Chesneau tại đài quan sát Coote d'Azur, Nice, Pháp cho biết: "Những quan sát mới về ngôi sao này cũng cho thấy rằng nó có một người bạn đồng hành ở sát bên mình, đây là một điều rất ngạc nhiên. 2 ngôi sao ở gần nhau đến mức chúng dường như chạm vào nhau và cả hệ sao đôi tạo thành một hạt đậu khổng lồ trong vũ trụ."

Sự tồn tại của ngôi sao đồng hành cũng đã được xác nhận với các quan sát từ những đài thiên văn khác và dữ liệu quan sát gợi ý rằng ngôi sao nhỏ hơn bay hết một vòng quanh người hàng xóm to lớn của mình mất 1300 ngày.

HR 5171 A [1] trên thực tế đã được quan sát trong vòng 60 năm qua trước khi những hình ảnh từ máy đo giao thoa VLTI được công bố. Tuy nhiên, trước đây chưa ai biết được ngôi sao này to lớn như thế nào. HR 5171 A [1] cũng phát triển không ngừng trong suốt 40 năm và nó bắt đầu nguội hơn khi kích thước ngày một lớn. Những quan sát tiếp theo về sự thay đổi của ngôi sao sẽ mở ra những hiểu biết mới về sự phát triển của những ngôi sao khổng lồ như HR 5171 A [1].

Theo: ESO
102 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

vip_47
TÍCH CỰC
11 years
"Sáng hơn gấp 1triệu lần" sao này mà là mặt trời thì...
Ui Nầy
ĐẠI BÀNG
11 years
@vip_47 Thì chúng ta không có trái đất để ở!
Nóng quá
baduy90
TÍCH CỰC
11 years
Hình tình Asgard nơi thần sấm Thor sống đây mà,ở đó chẳng toàn là màu Vàng còn gì.
nó đến gần hơn với trái đất để chuẩn bị ra Thor3 đây mà. cncd
Cái chúng ta thấy chỉ là quá khứ mà thôi
@mr_zero1188 Bây giờ nó đã teo lại và trở thành mặt trời hiện tại của chúng ta :p:p
Mặt trời đã lớn hơn trái đất rất là nhiều rồi mà sao này còn lớn hơn mặt trời đến 1300 lần nữa thì không biết trái đất mình nhỏ cỡ nào so với nó nữa. Một mặt trời nữa trong vũ trụ bao la
thinhb1
TÍCH CỰC
11 years
@kenny81_hp vũ trụ chỉ có 1 mặt trời thôi bạn ạ
@thinhb1 Các nhà khoa học con chưa dám phát biểu điều đó đâu bạn :rolleyes:
thinhb1
TÍCH CỰC
11 years
@kenny81_hp ac,các nhà khoa học đã quy định là thế mà. Chắc b còn nhầm lần giữa các khái niệm rùi. Ngôi sao chiếu sáng cho trái đất ngta đặt tên là mặt trời. Và chỉ có duy nhất 1 mặt trời. Còn những vật thể phát sáng tương tự như mặt trời thì gọi chung là sao. có vô vàn sao còn mặt trời chỉ có 1 thui. giống như có vô vàn thiên hà nhưng người ta chỉ đặt tên 1 thiên hà của ta là dải ngân hà
@thinhb1 Chuẩn cmnr, mặt trời là cái tên con ng đặt cho cái ng/sao chiếu sáng cho cái nơi con người ở, chỉ là định danh.
Con ng tự gọi họ là con người, các loài sv khác có khi nó định danh con ng là Vi trùng cũng nên.
to thế này tuổi thọ chắc chỉ vài trăm triệu năm thôi nhỉ :eek:
.. Đẹp 😃 ước muón được chạm tới các vì sao bh mới thành hiện thực :3
Ánh sáng mất khoảng 15 phút mới đi qua hết trục của hạt đậu vàng khổng lồ này
phản ứng nhiệt hạch ghê gớm quá , nguồn năng lượng vô tận @@
Năng lượng nhiều thế này dùng cả đời không hết.
intereal
ĐẠI BÀNG
11 years
@Mơ à biến thành điện năng sạc điện thoại thì thích nhỉ
Hình ảnh chúng ta đang nhìn thấy chỉ là hình ảnh của quá khứ mà thôi!
trái đất mà to gấp 1300 lần như ngôi sao này thì mỗi gia đình được phép đẻ 1300 đứa con, nếu đẻ ít thì bọn nhà đất chết đói 😁
@tran tuan kiet chắc lúc vị thần nào đó tạo ra trái đất và con người. ông ấy để maps size là " Small" nên trái đất ms bé vậy. để chiến cho gay gắt ấy mà.
- Chỉ mong là ông ấy đừng chọn Victory Condition là Time limit, thế thì cũng gay đấy =))
@bigboy3012 Chắc ông trời cũng thích chơi AOE solo 😁
@tran tuan kiet Lúc đó con người cũng lớn hơn 1300 chúng ta bây giờ. Hùê tiền !
Thật là Vãi... L... Thế 😆

Sent from my C6902 using Tinhte.vn mobile app
vũ trụ hình thành từ đâu câu hỏi này cả thế giới chưa ai giải thích được còn các hành tinh tại sao lại có thì giải thích được rồi
thinhb1
TÍCH CỰC
11 years
@mr.hungnguyen vũ trụ hình thành từ vụ nổ bigbang mà b
Nếu sử dụng bước nhảy thì thu hẹp 10000 năm ánh sáng mà
12.000 năm ánh sáng (là khoảng cách) chứ ko phải 12.000 năm thiên văn thông thường dưới trái đất (là thời gian) đâu? Ko thể suy luận được gì về tuổi của ngôi sao từ khoảng cách được.
@LiemPT ý của các bác ấy là ngôi sao này sắp chết rồi, ta đang chỉ nhìn thấy quá khứ của 12000 năm trước của nó thôi, tuổi của nó tính từ lúc này đến lúc chết chắc chỉ vài nghìn năm
@LiemPT ý của các bác ấy là ngôi sao này sắp chết rồi, ta đang chỉ nhìn thấy quá khứ của 12000 năm trước của nó thôi, tuổi của nó tính từ lúc này đến lúc chết chắc chỉ vài nghìn năm
@LiemPT èo. 1 giây anh sáng đi được 300.000km. 12000 năm ánh sáng thé khoảng cách là bao xa. Khiếp quá
@LiemPT Cơ bản là giống nhau thôi bác...
12000 năm ánh sáng, tức là hình ảnh kính thiên văn chụp dc là hình ảnh của ngôi sao đó 12000 năm về trước, giờ mình mới chụp dc. (thời gian x vận tốc ánh sáng = khoảng cách thôi), còn tuổi của ngôi sao thì em ko biết cách tính thật.
Ngu kiến của em, bác cứ chém, em lắng nghe trên tinh thần cầu thị, rút kinh nghiệm sâu sắc.
một ngày đôrêmon dẫn dihuta qua cái cánh cửa thần kì để đến siêu sao này mà không có đồ để chống lại nhiệt độ kia. Mở cửa ra cái là xèo luôn...
Archangles
ĐẠI BÀNG
11 years
@cuhiep vậy bác ko biết đến kẹo không gian rồi :p
@cuhiep Kem thích nghi của Doremon có thể sử dụng được ở bất kỳ môi trường nào 😁
làm sao đo đc nhiệt độ của nó nhỉ
thinhb1
TÍCH CỰC
11 years
@Sparks đo quảng phổ của nó là biết liền
@Sparks câu hỏi này đang chờ bạn giải thích đấy.hh
@bigboy3012 Chỉ cần đưa ánh sáng của ngôi sao quang lăng kính để xem quang phổ của ngôi sao, các nhà thiên văn học có thể tính được nhiệt độ bề mặt ngôi sao. Các ngôi sao càng nóng thì quang phổ của nó nghiêng về màu xanh trắng. Tất nhiên, nó còn phụ thuộc vào khoảng cách từ ngôi sao đến chúng ta.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019