Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Koh-i-Noor: Câu chuyện về viên kim cương vô giá của Hoàng gia Anh

5/5/2023 2:54Phản hồi: 37
Koh-i-Noor: Câu chuyện về viên kim cương vô giá của Hoàng gia Anh
Hoàng gia Anh sở hữu rất nhiều kim cương, và viên kim cương mang tên Koh-i-Noor có trọng lượng hơn 105 carat là một trong số những viên kim cương nổi tiếng nhất của họ. Nó không chỉ nổi tiếng bởi việc được trang trí trên vương miện Hoàng gia Anh, mà còn được các chuyên gia đánh giá rất cao về màu sắc, kích thước và độ tinh khiết. Việc được sang tay bởi rất nhiều vị vua chúa khiến Koh-i-Noor sở hữu một bề dày lịch sử vô cùng thú vị, và cũng biến đây trở thành một trong những bảo vật vô giá của nước Anh. Nhân sự kiện Vương hậu Camilla quyết định sẽ gỡ viên kim cương khỏi vương miện của mình trong lễ đăng quang, mời anh em cùng tìm hiểu về quá khứ của viên kim cương này và lý do vì sao nó lại không được xuất hiện trong buổi lễ đăng quang của Vua Charles III

Lịch sử tìm ra viên Koh-i-Noor

Trong tiếng Ba Tư, Koh-i-Noor mang nghĩa “ngọn núi ánh sáng”. Truyền thuyết kể rằng viên đá quý này được tìm thấy ở đâu đó bên bờ sông Krishna thần thánh ở miền Nam Ấn Độ. Thời điểm sớm nhất mà viên kim cương này được phát hiện xác định vào khoảng 800 năm trước. Tuy nhiên một số tài liệu nói rằng Koh-i-Noor cùng với một viên kim cương khác tên Darya-i-Noor đã được tìm thấy vào thời điểm 3000 năm trước Công Nguyên, tại vùng mỏ Golconda thuộc Vương quốc Kakatiya (nay là bang Andhra Pradesh, Ấn Độ). Thậm chí một số nguồn tin khác còn cho tin viên kim cương này có tuổi đời thậm chí còn lớn hơn 5000 năm, với cái tên ban đầu được đặt là Syamantaka.


kohinoor-diamond-1.jpg
Golconda Fort, nằm ở phía Nam Ấn Độ, được xem là nơi tìm thấy viên Koh-i-Noor.

Theo nhiều nguồn tin, Koh-i-Noor còn có hai “chị em” khác là hai viên kim cương tên Darya-i-Noor và Great Mughal Diamond. Cả ba viên đều được tìm ở Ấn Độ và bị mang ra khỏi nước này như các chiến lợi phẩm. Viên Darya-i-Noor có trọng lượng ước chừng khoảng 175 đến 195 carat, trong khi đó viên còn lại nặng 189.9 carat. Viên 189.9 carat được cho đã có tên gọi mới là Orlov, đang được đặt tại điện Kremlin, Nga.


kohinoor-diamond-4.jpeg
Hình vẽ lần gần nhất Koh-i-Noor được cắt gọt vào năm 1852

Viên Koh-i-Noor thô ban đầu có trọng lượng lên tới gần 800 carat. Song, viên đá thô có một lỗi tự nhiên khá lớn nằm ngay giữa lõi. Do đó nó bị cắt gọt rất nhiều, khiến hiện tại viên kim cương này chỉ được xếp hạng 90 thế giới. Dĩ nhiên với chỉ 105 carat, Koh-i-Noor nhỏ hơn nhiều so với viên Cullinan I nổi tiếng với kích thước sau chế tác lên tới hơn 530 carat. Lần gần nhất Koh-i-Noor được cắt gọt là vào năm 1852, để giúp nó trở nên sáng bóng và khúc xạ ánh sáng tốt hơn.

Sang tay qua nhiều vị vua chúa

Lịch sử ghi nhận lần đầu tiên Koh-i-Noor bị sang tay là vào năm 1323. Khi đó, Ulugh Khan đã cho quân đánh chiếm Vương quốc Kakatiya, cội nguồn của viên kim cương. Thắng lợi dành cho Ulugh Khan và viên kim cương bị chiếm lấy như một chiến lợi phẩm. Koh-i-Noor sau đó qua tay nhiều vị vua chúa, đặc biệt là Babur, hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Mughal (Đế quốc Mô-gôn). Mughal là một thể chế chính trị Hồi giáo và chịu nhiều màu sắc văn hoá của Ba Tư, nằm ở Tiểu lục địa Ấn Độ.

Anh em biết ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng không. Ngôi đền được hoàng đế Shah Jahan của Mughal cho xây dựng, và chính ông cũng từng là chủ sở hữu của viên kim cương nổi tiếng này. Thời gian đầu, Koh-i-Noor có một lịch sử gắn bó khá khắn khít với văn hoá Ba Tư, đó cũng chính là lý do viên kim cương này có tên đặt theo tiếng Ba Tư.

Đến năm 1739, Nadir Shah của Đế quốc Afsharid (thuộc một phần của Đế quốc Ba Tư) đã chinh phạt Ấn Độ và giành được viên kim cương này. Từ khoảng thời gian này, người ta đồn rằng Koh-i-Noor mang một thế lực huyền bí, khiến những người đàn ông sở hữu nó gặp điều không may mắn. Một truyền thuyết nói rằng chỉ có các vị thánh, hoặc phụ nữ mới có thể mang viên kim cương này. Nếu được sở hữu bởi một người phụ nữ, nó sẽ mang lại cho người đó một quyền lực vô cùng khủng khiếp. Đến năm 1747, vua Nadir Shah bị ám sát và một lần nữa, điều này khiến truyền thuyết trên trở nên đáng tin hơn.

kohinoor-diamond-7.jpg
Bản sao của viên Koh-i-Noor được trưng bày

Nhiều tài liệu lịch sử đều chỉ ra những nam nhân sở hữu Koh-i-Noor đều gặp những cái chết như bị phản bội, bị giết, hay bị đánh bại trong những cuộc chiến. Viên kim cương sau đó được trao cho một tướng của vua Nadir Shah, tên là Ahmad Shah Durrani. Về sau, người này trở thành vua của Afghanistan. Tuy nhiên, hậu duệ của vua Durrani đã phải dâng tặng viên kim cương cho các vị vua thuộc Đế quốc Sikh sau khi bị chinh phạt vào năm 1809.

Quảng cáo



Chỉ 40 năm sau, Koh-i-Noor một lần nữa bị sang tay. Đế quốc Anh sau khi khẳng định chủ quyền ở Lahore, đã ra lệnh cho vua của Sikh dâng tặng viên kim cương cho Hoàng gia Anh. Một năm sau đó, viên cương đã chính thức có mặt ở Anh, trở thành báu vật thuộc sở hữu của Nữ vương Liên hiệp Anh, Victoria. Kể từ sau khi thuộc nước Anh, viên kim cương đã không hề được sang tay một lần nào nữa. Đáng chú ý là kể từ khi được tìm thấy đến nay, Koh-i-Noor chưa từng một lần bị bán và chỉ được trao tay như một chiến lợi phẩm giữa các vị lãnh đạo.

Tranh chấp xung quanh Koh-i-Noor

Với lịch sử gắn liền với rất nhiều nền văn minh như thế, Koh-i-Noor dĩ nhiên cũng là chủ đề của nhiều sự tranh chấp. Hiện nay, cả Ấn Độ, Pakistan, Iran, Bangladesh và Afghanistan đều đang yêu cầu Anh trao trả lại viên kim cương. Thậm chí cả Taliban cũng tuyên bố quyền sở hữu viên kim cương. Những quốc gia này đều có lí do xác nhận quyền sở hữu của Koh-i-Noor. Thế nhưng kể từ khi tranh chấp diễn ra từ năm 1947 tới nay, Anh Quốc chưa một lần có ý định trao đi viên kim cương này. Cả Hoàng gia và chính phủ Anh đều khẳng định việc họ sở hữu Koh-i-Noor là hợp pháp và khẳng định sẽ không bao giờ chấp thuận việc trao trả. Thật ra thì anh em đều biết rồi, Anh họ rất thích săn báu vật, và một khi vô tay của họ rồi thì khó mà đòi lại lắm.


kohinoor-diamond-5.jpeg

Rất nhiều hiện vật được Anh đem về nước từ các thuộc địa đang nằm đâu đó tại Anh. Các chính phu phương Tây trong nhiều năm gần đây cũng đã bắt đầu đưa ra giải pháp để giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu các di sản văn hoá và khảo cổ. Việt Nam mình thì mới đây cũng có dính vụ ấn tín của vua Bảo Đại với Pháp.

Một viện bảo thàng ở London gần đây đã đồng ý trả lại các hiện vật của thời kì đồ đồng Benin cho Nigeria. Hy Lạp gần đây cũng đã yêu cầu Anh trả lại các các phẩm điêu khác thuộc bộ sưu tập Elgin Marbles cho họ. Không rõ nước Anh có trả đồ lại cho Hy Lạp hay không, nhưng với trường hợp của viên Koh-i-Noor thì có vẻ không dễ gì để yêu cầu trả lại.

Quảng cáo


Chính phủ và Hoàng gia Anh rất hiếm khi bình luận về viên kim cương này. Hồi 2010, Thủ tướng David Cameron khi công du tới Ấn Độ đã nói rằng việc trả lại viên kim cương sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho các tổ chức của Anh. Ông cho rằng nếu trả lời “Có”, ngày hôm sau bảo tàng Anh sẽ trống rỗng, vì sẽ có nhiều hơn những trường hợp yêu cầu Anh Quốc trả lại di vật. Do đó, cựu thủ tướng đã khẳng định chắc nịch trên đài New Delhi rằng: “Tôi nghĩ câu trả lời sẽ làm thất vọng tất cả mọi các bạn, nhưng viên kim cương phải được giữ nguyên”.



Trên trang web chính thức mô tả về Koh-i-Noor, họ không nói quá nhiều về các tranh chấp xung quanh viên kim cương. Dòng giới thiệu về nó chỉ nói đơn giản với những từ mô tả như “mang đầy các giai thoại”, “được truyền tay qua những người đàn ông xấu số”, “mang lại xui xẻo cho đàn ông” hay “được trao tặng cho Nữ hoàng Victoria vào năm 1849”.

Vì sao Koh-i-Noor không xuất hiện trong lễ đăng quang Vua Charles III

Koh-i-Noor lần đầu trở thành vật trang trí cho thành viên của Hoàng gia Anh vào năm 1852, sau lần cắt gọt cuối cùng. Lần cắt gọt ấy đã khiến viên kim cương giảm tới 85 carat, nhưng lại khiến nó rực rỡ hơn để trở thành vật trang sức của Nữ hoàng Victoria. Bà đeo Koh-i-Noor trên một cây trâm cài tóc, nhưng sau đó viên đá đã được gắn lên vương miện của Nữ hoàng Alexandra, vợ Vua Edward VII. Koh-i-Noor tiếp tục hiện diện trên vương miện của Nữ hoàng Mary và mẹ của Nữ hoàng Elizabeth II.


kohinoor-diamond-6.jpg

Kể từ sau khi được đặt trên quan tài trong đám tang của Nữ hoàng Elizabeth vào năm 2002, cả vương miện và Koh-i-Noor đã được trưng bày tại triển lãm Crown Jewels ở Tháp London. Dù là một trong những báu vật mang nhiều màu sắc thú vị của Anh Quốc, tuy nhiên lễ đăng quang vua Charles III lần này sẽ không có sự có mặt của Koh-i-Noor. Hoàng hậu Camilla, vợ của vua Charles III, đã quyết định sẽ vẫn sử dụng vương miện của Hoàng hậu Mary từng được sử dụng trong lễ đăng quang Vua George V vào năm 1911. Tuy nhiên, trên vương miện này, Hoàng hậu Camilla sẽ tháo gỡ viên Koh-i-Noor và sử dụng các viên kim cương từ bộ trang sức cá nhân của Nữ hoàng Elizabeth II như Cullinan III, IV và V, để tưởng nhớ bà.

Nhiều người cho rằng Hoàng gia không sử dụng viên kim cương Koh-i-Noor vì không muốn một lần nữa làm dấy lên sự tranh chấp giữa họ với Ấn Độ. Bản thân chính Nữ hoàng Elizabeth II cũng không đeo vương miện có Koh-i-Noor trong suốt thời gian dài tại vị.

kohinoor-diamond-3.jpg

Người Ấn Độ cũng có nhiều quan điểm “khó chịu” với việc Anh đang sở hữu Koh-i-Noor. Có ý kiến cho rằng viên kim cương là một phép ẩn dụ hoàn hảo về những gì Anh đã làm với Ấn. Nó đã được “gọt giũa”, định hình lại và giống như cách mà người Anh đã biến Ấn Độ trở thành một cái gì đó để phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của người Anh.

Hồi năm ngoái, Ấn Độ và Pakistan đã cùng nhau kỉ niệm 75 năm kể từ khi giành được độc lập từ Vương quốc Anh. Thế nhưng với nhiều người, câu chuyện tự do của Ấn Độ sẽ chưa thật sự được hoàn chỉnh, khi mà vương miện Anh vẫn còn đính viên kim cương của họ. Koh-i-Noor chính là hình ảnh phản ánh chính xác về di sản của chủ nghĩa thực dân Anh.
37 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ấn Độ nhìu lần đòi nhưng A ko trả lại ... Vậy có là tham lam quá ko
@Người Đưa Tin! Vấn đề trả cho ai khi nhiều bên cùng đòi quyền sở hữu. Mà đúng là người Anh khi đã lấy rồi bảo họ trả lại thì chắc không tưởng
@nghaimin như những đứa trẻ con tranh nhau đồ chơi =))
@Người Đưa Tin! Anh lỡ cướp của nhiều nước quá rồi.
Nên giờ mà trả cho 1 nước thì phải trả hết .
Nên là cứ " chai mặt " mà giữ thôi.
@Người Đưa Tin! Suy cho cùng thì đã dâng cho ngta rồi thì giờ đòi lại thấy cũng ko đúng lắm. Bởi đó đã là lịch sử cho dù là đúng hay sai.
Bọn anh lợn có thói quen loot đồ nước khác rồi đ bao giờ trả lại. Bẩn tính vl
@VincentLai thằng hàng xóm bạn mua cái giường sắt mới thay cho cái giường làm từ mô đất cũ để xxx con vợ bạn cho thoải mái, thế là bạn được cái giường sắt mới bạn cảm ơn nó vô tận???
@alibaba12341 Thằng hàng xóm đi dc mấy chục năm bạn vẫn xxx vợ trên cái giường sắt nó mua. Ko mua nổi cho vợ cái giường mới có thấy nhục ko
@hieukbhn Comment xứng đáng lên top.
NamAnn
TÍCH CỰC
một năm
@hieukbhn Mới mấy chục năm trước loot đồ hàng đoàn xe từ Nam ra Bắc chứ đâu xa. Thế mà cứ mở mồm là chê bai chuyện nhà người ta 😁
Bài viết hay. Đó giờ nói tới kim cương nổi tiếng chỉ biết mỗi cullinan
Hay quá, mới coi lễ đăng quang xong có câu chuyện hay để đọc 😁
hhganh
ĐẠI BÀNG
một năm
viên kim cương nhìn cũng bình thường hihi
ninh1502
ĐẠI BÀNG
một năm
Vẫn là bọn đi cướp giết hiếp thôi.
@ninh1502 Nước mình cũng vậy mà 😞
lam1011
ĐẠI BÀNG
một năm
@ninh1502 Chả thằng nào mạnh mà ko đi cướp cả
Nếu ko đi cướp thì nó phấn đấu lên mạnh để làm quái gì
@ninh1502 Nhiều thằng ng* nghĩ mình tốt đẹp lắm í nên đi chửi ng khác
phuan
TÍCH CỰC
một năm
Không có Anh và các nước châu âu thì nhiều cổ vật sẽ hư hại trong chiến tranh hoặc bị biến mất không biết nằm ở đâu.

Phải cảm ơn họ đã giữ gìn những cổ vật đó tới bây giờ , ai muốn coi thì vào viện bảo tàng bên Anh mà coi. Với số bảo vật đồ cổ mà Anh giữ thì Bảo tàng của họ là số 1 thế giới .

Nhiều nước nghèo đem bảo vật bán cho Anh, sau thời gian bớt nghèo thì đòi lại. Muốn họ trả thì phải có lý do đủ mạnh.
@phuan Thôi đi ông tướng. Đa phần là sản phẩm của chế độ thực dân đi xâm chiếm rồi bóc lột vơ vé về mẫu quốc chứ lại phải đi cảm ơn. Nó là sản phẩm đánh đổi bằng sinh mạng của hàng triệu con người. Vs M nó chả có gì gọi là tự hào cả.
hppl
TÍCH CỰC
một năm
tưởng gì ,cũng là đồ đi ăn cắp cả thôi ,trong khi dân Ấn thì nhiều người còn nghèo đói
Để đây và không nói gì thêm...
Nữ hoàng Elizabeth II.jpg
@Ngô Đình Nam chết, được chôn rồi mà vẫn không yên nữa, kaka.
VN cũng cướp đất Chăm-pa chứ khác gì đâu. Bản chất mạnh được yếu thua mà thôi. Chỉ có cái thằng chép sử nó ghi "mở rộng bờ cõi". Cho nên ba cái vụ biển đảo thì cũng chỉ là cướp qua cướp lại.
@Ngô Đình Nam T ko quan tâm phương nào hết. T chỉ quan tâm thằng mạnh và thằng yếu, mạnh được yếu thua thằng nào cũng vậy ko phân biệt tư bản hay phong kiến.
Sai câu, từ, chính tả cũng dc đằng này quất cái Nữ hoàng Elizabeth chết năm 2002, cho bà đi trước 21 năm lận ! 😂
Baltalon
ĐẠI BÀNG
một năm
@Thangmasaru
@Baltalon https://thanhnien.vn/nu-hoang-elizabeth-ii-tuong-nho-9-nam-ngay-mat-cua-me-1851051635.amp
Đây cái 2002 đây tiếng Anh với chả em,

Còn nữa cái mũ kia nếu có 2 cái thì t chấp nhận t thiếu kiến thức nha
https://tuoitre.vn/le-ruoc-linh-cuu-nu-hoang-anh-den-toa-nha-quoc-hoi-anh-20220914212955352.htm
@Thangmasaru Thua bạn. Elizabeth I là mẹ của Elizabeth II ạ.
azapp
ĐẠI BÀNG
một năm
Thành quả của bọn đế quốc xâm lược
Có những thằng nó cướp nhưng nó không diệt chủng dân tộc khác nên bây giờ bị đòi hoài.

Có những thằng cướp xong diệt chủng dân tộc khác luôn nên bây giờ không bị đòi.

Những thằng gọi là mở mang bờ cõi, những thằng mà lãnh thổ của nó quá lớn.
Ấn thử bỏ tiền ra mua lại xem anh liệu có bán không ?
“… Có ý kiến cho rằng viên kim cương là một phép ẩn dụ hoàn hảo về những gì Anh đã làm với Ấn. Nó đã được “gọt giũa”, định hình lại và giống như cách mà người Anh đã biến Ấn Độ trở thành một cái gì đó để phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của người Anh.“
Đọc mà thấy mắc cười ghê. Không có Anh thì giờ đâu có Ấn Độ mà là vô số tiểu quốc. Lươn lẹo là căn tính của tụi Ấn rồi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019