Đầu tuần này Apple đã thông báo rằng họ sẽ mở rộng mã hoá đầu cuối cho nhiều loại dữ liệu được lưu trữ trong iCloud hơn bằng một tính năng mới có tên là Advanced Data Protection. Và đây là tất cả những gì chúng ta cần biết về tính năng này:
Trước khi tung ra Advanced Data Protection thì Apple chỉ mã hoá một số loại dữ liệu người dùng nhất định trong iCloud, chẳng hạn như mật khẩu và dữ liệu sức khoẻ. Bằng cách mã hoá dữ liệu thì chỉ một “trusted device” hay “thiết bị người dùng được tin cậy” mới có thể truy cập vào những thông tin đó. Tuy nhiên các thông tin khác được lưu trữ trong iCloud như ảnh, tin nhắn và bản sao lưu thiết bị, sẽ không được mã hoá đầu cuối hoàn toàn. Điều này có nghĩa là nếu Apple muốn, họ có thể truy cập vào thông tin của bạn. Và Advanced Data Protection sẽ thay đổi điều này.
Khi Advanced Data Protection được kích hoạt cho một tài khoản iCloud cụ thể thì phần lớn dữ liệu trên iCloud sẽ được mã hoá đầu cuối. Nghĩa là không ai, kể cả Apple, các cơ quan thực thi pháp luật hay Chính phủ có thể có quyền truy cập vào những dữ liệu đó. Chỉ 1 thiết bị “trusted device” mới có thể giải mã những thông tin đó.
Ngoài mật mã và dữ liệu sức khoẻ đã được mã hoá trước đó thì đây là những dữ liệu sẽ được mã hoá tiếp theo:
Advanced Data Protection là gì? Tại sao lại là tính năng mới?
Trước khi tung ra Advanced Data Protection thì Apple chỉ mã hoá một số loại dữ liệu người dùng nhất định trong iCloud, chẳng hạn như mật khẩu và dữ liệu sức khoẻ. Bằng cách mã hoá dữ liệu thì chỉ một “trusted device” hay “thiết bị người dùng được tin cậy” mới có thể truy cập vào những thông tin đó. Tuy nhiên các thông tin khác được lưu trữ trong iCloud như ảnh, tin nhắn và bản sao lưu thiết bị, sẽ không được mã hoá đầu cuối hoàn toàn. Điều này có nghĩa là nếu Apple muốn, họ có thể truy cập vào thông tin của bạn. Và Advanced Data Protection sẽ thay đổi điều này.
Khi Advanced Data Protection được kích hoạt cho một tài khoản iCloud cụ thể thì phần lớn dữ liệu trên iCloud sẽ được mã hoá đầu cuối. Nghĩa là không ai, kể cả Apple, các cơ quan thực thi pháp luật hay Chính phủ có thể có quyền truy cập vào những dữ liệu đó. Chỉ 1 thiết bị “trusted device” mới có thể giải mã những thông tin đó.
Những loại dữ liệu nào sẽ được mã hoá đầu cuối?
Ngoài mật mã và dữ liệu sức khoẻ đã được mã hoá trước đó thì đây là những dữ liệu sẽ được mã hoá tiếp theo:
Quảng cáo
- Bản sao lưu thiết bị
- Bản sao lưu tin nhắn
- iCloud Drive
- Ảnh
- Reminders
- Safari Bookmarks
- Siri Shortcuts
- Voice Memos
- Thẻ Wallet
Cần lưu ý rằng iCloud Mail, Danh bạ và Lịch sẽ không được mã hoá vì chúng đều cần khả năng kết nối với các nguồn ngoài như Gmail, Yahoo…
Có được kích hoạt mặc định?
Advanced Data Protection sẽ không được bật mặc định cho người dùng. Phó Chủ tịch Cấp cao và Kỹ thuật Phần mềm của Apple, Craig Federighi đã giải thích rằng Advanced Data Protection sẽ cần thêm “những nỗ lực” từ người dùng để khôi phục dữ liệu mỗi khi họ quên mật khẩu hoặc mất quyền truy cập vào tài khoản. Vì vậy việc kích hoạt mặc định (trong trường hợp người dùng không muốn) rồi bắt họ phải trải qua thêm quá trình khôi phục nếu sự cố xảy ra là một việc không thực tế.
Tuy nhiên ngay cả khi không được kích hoạt mặc định thì quá trình kích hoạt cũng tương đối dễ dàng. Khi tính năng này được triển khai thì người dùng có thể vào Setting > tài khoản iCloud > Advanced Data Protection để kích hoạt nó lên và làm theo hướng dẫn trên màn hình.

Đã có thể sử dụng chưa?
Chưa. Advanced Data Protection sẽ được tung ra cho tất cả người dùng Mỹ vào cuối tháng này và sẽ ra mắt toàn cầu vào đầu năm 2023. Thời điểm triển khai cụ thể trên toàn cầu vẫn chưa được tiết lộ.
Nó có miễn phí không?
Có. Advanced Data Protection là một lớp bảo vệ bổ sung được cung cấp miễn phí cho bất kỳ ai có tài khoản iCloud.
Quảng cáo
Phản ứng hiện tại từ công chúng?
Phản ứng hiện tại từ người dùng là rất tích cực vì dữ liệu sẽ được bảo mật và riêng tư hơn. Các nhóm ủng hộ quyền riêng tư cũng đã ca ngợi quyết định của Apple, gọi đó là "chiến thắng cho quyền riêng tư của người dùng".
Mặt khác các tổ chức Chính phủ dường như không hào hứng lắm với tuỳ chọn mới được cung cấp cho người dùng.
MacRumors