Kỷ nguyên social commerce tại Việt Nam

phuong.l
31/12/2020 19:10Phản hồi: 0
Kỷ nguyên social commerce tại Việt Nam
Social commerce chưa thực sự phổ biến trong giới inbound marketing/sales. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của hình thức này rất lớn, đặc biệt tại thị trường trẻ và năng động như Việt Nam.



Định nghĩa Social Commerce


Social nằm trong từ Social Media - mạng xã hội, trong khi Commerce là thương mại. Social Commerce là bước phát triển tiếp theo của Thương mại điện tử E-commerce. Thay vì tốn kém thành lập các website dành cho việc bán hàng hay cạnh tranh với ngân hàng gian hàng khác trên một sàn điện tử, Social Commerce là lựa chọn hàng đầu cho những nhãn hàng muốn tăng độ phủ thương hiệu, bán hàng thông qua người nổi tiếng, và thu thập dữ liệu tin cậy.

Theo đó, các Influencer hay Social Sellers đóng vai trò chính của thế kiềng ba chân Marketing - Sales - Chăm sóc khách hàng. Nó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí nhân sự, ngân sách marketing. Thêm vào đó, Social Commerce tạo được sự thống nhất trong mỗi điểm chạm giữa thương hiệu và khách hàng.

Chốt sales nhanh với bốn ông lớn mạng xã hội


Tại Việt Nam, Facebook, Youtube, InstagramTiktok là 4 chiến trường khốc liệt trong kỷ nguyên Social Commerce. Mỗi một mạng xã hội có những ích lợi và cách thức triển khai bán hàng khác nhau. Và nó thích hợp cho từng loại mặt hàng khác nhau.



Facebook


Facebook là mạng xã hội lớn nhất với 59.2 triệu người dùng, tương đương 61% dân số. Nói cách khác, bất kể hàng hóa là gì đều có thể tìm được những khách hàng trên Facebook.

Có hai hình thức bán hàng: đăng ảnh/video clip review và livestream. Dưới hình thức review sản phẩm, social sellers nêu ra các đặc tính của sản phẩm. Họ nêu một loạt các đặc tính nổi bật và kết thúc bằng một vài đặc điểm chưa ưng ý. Điều đó nhằm tạo nên cái nhìn đa chiều cho khán giả. Các sản phẩm đăng tải dưới dạng hình ảnh và concept nhưng kém tương tác hơn hình thức quay livestream. Với livestream, khách hàng cảm thấy được gắn kết. Và họ có cảm giác thúc giục mua hàng cao hơn khi chỉ khi xem ảnh hoặc video.

Youtube


Trên Youtube, các Social Sellers mang tên Vlogger chuyên về: mỹ phẩm, ẩm thực, du lịch, đồ điện tử,... Giống với hình thức video trên Facebook, vlogger Youtube đăng tải video được chuẩn bị một cách cầu kỳ. Bao gồm các câu nói về đặc điểm sản phẩm hoặc về quá trình trải nghiệm sản phẩm. Phần lớn người mua thấy hối hận khi mua hàng qua lời giới thiệu của nhân viên bán hàng. Nhưng, kiểu nội dung trải nghiệm dễ dàng chiếm được cảm tình và thuyết phục khách hàng hiệu quả hơn.

Instagram là mạng xã hội thiên về thị giác thích hợp cho các sản phẩm như mỹ phẩm, nước hoa, thời trang và ẩm thực. Các nội dung trên instagram không chỉ làm hài lòng người xem về nội dung chi tiết như đánh giá sản phẩm về đặc tính (sản phẩm), độ ngon (đồ ăn) mà còn về hình ảnh bắt mắt mà theo nhiều người xem là chỉ muốn dùng thử ngay lập tức. Ngoài ra, Social Sellers có thể bán hàng trên các bài đăng trên instagram cá nhân hoặc đăng tải đường link mua hàng trên story của mình.

Mạng xã hội đình đám Tiktok chưa áp dụng quảng cáo mà vẫn ở giai đoạn tạo dựng cộng đồng. Bán hàng trên Tiktok cho phép Social Sellers tiếp cận với nhóm khách hàng trẻ khổng lồ dựa trên các video sáng tạo và độc đáo. Tiktok cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ nội dung trên các trang mạng xã hội khác như Facebook, Instagram, Twitter hoặc qua tin nhắn, quét mã QR code.

Quảng cáo



Xu hướng Social Commerce đến năm 2023


"Tập trung vào nội dung" vẫn là cây thần chú để thành công trong kỷ nguyên Social Commerce. Khai thác những điều khách hàng muốn. Sau thành công của hội Ghét Bếp - Không nghiện nhà, nhiều Social Sellers và marketer đặt câu hỏi liệu đã đến giai đoạn mà cộng đồng mạng xã hội bắt đầu mong muốn những nội dung "thô nhưng thật" hay chưa. Và nếu có, thô đến mức nào?

Bên cạnh đó, cộng đồng Social Sellers cũng sẽ không còn là sân chơi độc quyền của người trẻ. Nếu xây dựng được một nhóm fan trung thành cao, ngay cả những người trung niên đều có tiềm năng để trở thành một nhà bán hàng chuyên nghiệp trên Youtube hoặc Facebook. Khi các Social Sellers liên tục sáng tọa nội dung chất lượng nhằm giữ chân người theo dõi. Doanh nghiệp sẽ hưởng trái ngọt trong cuộc cạnh tranh đó.

Thay cho những chương trình giảm giá ăn sâu vào biên lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể tập trung vào chất lượng sản phẩm nhằm tăng trải nghiệm của khách hàng, đạt được sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các chỉ số performance cũng sẽ được định nghĩa lại trong kỷ nguyên Social commerce. Tỷ lệ chuyển đổi tiếp tục là chỉ số quan trọng nhất. Các thông tin về hành vi, nhu cầu mua sắm, đặc điểm tâm lý mang lại nguồn dữ liệu khổng lồ trong việc phát triển và định hướng sản phẩm. Nó giúp xây dựng các kế hoạch marketing hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro về thương hiệu.

Nguồn: esm.com.vn
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019