Kỹ thuật phân tích vùng bóng đổ để phát hiện ảnh ghép

starnt
19/8/2013 1:25Phản hồi: 28
Kỹ thuật phân tích vùng bóng đổ để phát hiện ảnh ghép
camera tinh te phan tich bong do tim anh gia.jpg

Đây là một thuật toán mới giúp tìm ra hình ảnh giả bằng cách phát hiện những khu vực bóng đổ không đúng mà không dễ nhận thấy bằng mắt thường.

Kỹ thuật này sẽ được công bố trên tạp chí http://bit.ly/19iwmdn vào tháng Chín, là công cụ mới nhất trong cuộc chạy đua vỏ quýt dày có móng tay nhọn giữa các chuyên giám định kỹ thuật số với những kẻ chỉnh sửa ảnh nhằm mục đích thêu dệt hoặc lừa đảo.

James O'Brien, một khoa học gia điện toán tại Đại học California, Berkeley, cùng với Hany Farid và Eric Kee ở Đại học Dartmouth, phát triển một thuật toán phân tích các khu vực bóng đổ trong một hình ảnh để xác định xem chúng có được tạo bởi một nguồn sáng duy nhất hay không.

Trong thực tế, O'Brien giải thích, nếu bạn vẽ một đường từ cái bóng tới đối tượng tạo bóng và tiếp tục kéo dài đường kẻ thì cuối cùng nó cũng phải cắt qua nguồn sáng. Nhưng nhiều khi không thể dễ dàng vẽ được các đường thẳng cắt nhau ngay trong khung hình

"Vì vậy, thay vào đó chúng tôi vẽ hình một (vài) cái nêm phủ lên toàn bộ đối tượng. và mở rộng chúng vượt ra ngoài các cạnh của bức hình ảnh," Nếu hình ảnh này là chân thực thì các hình nêm đó sẽ giao nhau tại nguồn sáng. Nếu chúng không cắt nhau, "đó là hình giả", ông O'Brien nói.

Tuy nhiên kỹ thuật mới này cũng có một số hạn chế. Nó được thiết kế để sử dụng với hình ảnh chỉ có một nguồn sáng điểm duy nhất, không phải tình huống với rất nhiều đèn nhỏ hoặc một nguồn sáng khuếch tán rộng.

Một tay giả mạo thông minh có thể dự đoán việc sử dụng các phần mềm phát hiện bóng giả và đảm bảo rằng “tác phẩm chế” sẽ vượt qua bài kiểm tra. Đây cũng chỉ là một kỹ thuật phát hiện mà thôi. O'Brien cho rằng động lực để phát triển các thuật toán này là để giảm sự lệ thuộc đánh giá chủ quan bằng mắt của các chuyên gia khiến đôi khi ảnh thật lại nhầm thành ảnh giả hoặc ngược lại.

Lấy ví dụ từ bức ảnh huyền thoại năm 1969 của NASA mà phi hành gia Buzz Aldrin chụp trên bề mặt của mặt trăng. Bóng đi từ nhiều hướng khác nhau và ánh sáng rất lạ ... nhưng nếu bạn làm những phân tích [với phần mềm của chúng tôi], thì chúng đều tương thích" O'Brien nói.

Hiện tại, thì phương pháp này vẫn cần một số hỗ trợ con người – ghép cặp bóng đổ nào với đối tượng nào. "Đây là cái mà con người làm khá tốt" O'Brien giải thích. Sau đó, phần mềm sẽ làm tiếp và xác định những bóng đổ này có được tạo ra bởi một nguồn sáng chung hay không. Đây là cách tận dụng tối đa sở trường của cả người và máy "Tôi cho rằng trong tương lai gần, các phương pháp tốt nhất sẽ là phương pháp phối hợp được ưu thế của con người và máy móc để làm việc cùng nhau",

Nayer từ Columbia thì cho rằng ông có thể hình dung một ngày nào đó, khi máy tính sẽ không cần trợ giúp con người thực hiện nhiệm vụ như vậy, bởi vì các mô hình tính toán ngày càng tinh vi và các thuật toán mà máy liên tục học được.

Bởi phần mềm này chỉ cần sự tham gia rất đơn giản của con người, nên O'Brien và nhóm của ông cho rằng tới một ngày nào đó, nó không chỉ hữu ích cho các chuyên gia, mà còn sử dụng được với đại chúng. "Vì vậy, bạn có thể tưởng tượng sau nay sẽ có một plug-in cho Photoshop hoặc một ứng dụng tương tác trong trình duyệt web của bạn, sẽ giúp phát hiện bất kỳ sự “tiền hậu bất nhất” nào"

Bài gốc xem tại đây
28 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ken0106
TÍCH CỰC
11 năm
Không có minh họa, khó hiểu quá. -.-!
Mục đích can thiệp vào đổ bóng cho mục đích gì nhỉ? Và tại sao phải phát hiện điều đó, phát hiện được có lợi ích gì?
@ken0106 Trong một cuộc thi nhiếp ảnh, các ảnh đc chỉnh sửa bởi photoshop để làm bức ảnh đẹp lên, xóa đi những khuyết điểm..........như thế nếu bạn cũng đi thi bạn thua vì ngta gian lận bạn có thấy cay ko??? Trong chỉnh sửa ảnh việc tạo hiệu ứng bóng đổ là tương đối khó. Ví dụ như ai dùng 3Ds Max sẽ thấy đc cái thế mạnh trong việc tạo bóng đổ, nhưng shop thì phải làm thủ công....
Mục đích của việc này là phát hiện ra tất cả những gian lận trong nhiếp ảnh !
horse_111
TÍCH CỰC
11 năm
@ken0106 chắc bn ít coi thời sự, tui nhớ hồi trước Triều tiên trong đợt thực tập quân sự phóng khoảng 6 trái tên lửa, trong đó có 4 trái thật, còn 2 trái là từ photoshop, nếu ko có mấy kĩ thuật này thì chắc nước nào cũng khủng cả rùi
Tobie_arc
TÍCH CỰC
11 năm
@ken0106 Để phân biệt được cái nào là thật, cái nào là sản phẩm của pts chứ sao bạn. Giờ 1 người đưa ra 1 bức ảnh giả để tố cáo vu khống ai đó chẳng hạn, họ phải dựa vào các kĩ thuật phân tích để xem ảnh đó là giả hay thật mới xử lý đc
cái này có lâu rồi thì phải, người ta dùng app để quét bức ảnh xem có bị edit chưa đấy
Nhìn qua cứ tưởng "cái ấy" nhất là cái ảnh cuối dài dài ^^
@saiback Cái này giúp cho trí tượng của chúng ta bay cao bay xa hơn
Ha ha, tưởng chỉ có một mình em thôi, ai nhìn vào cái hình này cũng tưởng cái "ấy" cái ngắn cái dài ngộ ngộ.
Không có minh họa. Khó hiểu quá 😔
Người làm ảnh chuyên nghiệp nhìn vào là biết liền
@hungctk33 Tất nhiên là cũng với những người làm ảnh ko chuyên,những ảnh ghép của nước ngoài,nếu ảnh ko có tính "Ảo diệu" thì rất khó phát hiện!!!Nếu ko sẽ ko có bài này cho anh em đọc!!!Cần phải phân tích mới phát hiện thì dễ gì phát hiện bằng mắt thường!
tonion
TÍCH CỰC
11 năm
Đợt hồi trước có tin đồn là ảnh trên mặt trăng của Mỹ bị sai bóng đổ -> ảnh ghép -> Mỹ chưa lên Mặt trăng. Chương trình Mythbuster đã dựng lại khung cảnh con tàu và chụp được ảnh y hệt 😁 Chứng minh mấy cái ảnh đó là được chụp thật chứ không phải ghép.
Sắp có app mới 😁
hay
mrdat_k1
TÍCH CỰC
11 năm
Và rồi một ngày nào đó những kẻ chuyên chỉnh sửa ảnh lừa đảo, thêu dệt lại nghiên cứu ra một công nghệ cao siêu hơn để tiếp tục qua mặt. Chính tà bất lưỡng lập, ko ngừng tranh đấu lẫn nhau :p

Gửi từ GT-I9100G của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk 2
cái kĩ thuật này mình cũng biết nhưng vẫn chịu, không sao phân biệt được
vãi cmt sặc mùi kiếm hiệp =))
Em thấy ghép ảnh một cách sống động, chân thực và đẹp mắt cũng là một đỉnh cao. Vì một người làm ảnh chuyên nghiệp họ cũng luôn tính toán đến từng chi tiết như bóng đổ, bóng in , các chi tiết thừa, ánh sáng ... Thậm chí em thấy nó còn khó và yêu cầu phải sáng tạo hơn cả chụp bình thường.
Nói thật là em cũng chỉ mong ghép giỏi được bằng một phần của người ta là tốt rồi.😁
Em rất thích ảnh của bác này ( Aad Sommeling )





Cái này thì trị bọn pts được chứ với 3d engine thì chắc không chính xác :rolleyes:
topol1990
TÍCH CỰC
11 năm
dùng cho công tác điều tra hay kiện cáo thôi chứ ảnh bây giờ lên wed hay tạp chí cái nào chẳng phải sửa để cho lung linh hơn:rolleyes: . Mấy sao xẹt của showbiz chắc sẽ không thích điều này😁
bài viết chất lượng quá
những chuyên gia chỉnh sửa sẽ cho hình qua app này trước; fix 1 số thứ, rồi thì app cũng mù luôn;
Cái hình minh họa là ảnh giả...
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, nhưng vỏ quýt không dày nhưng lại thum nhủm, nhom nhem thì lại khác. Không phải lúc nào các bức ảnh ghép với mục đính xấu đều dễ dàng phân tích vì nó khá mờ và khó phát hiện nguồn sáng, nhưng mặt người thì khá rõ
hcoi !
TÍCH CỰC
11 năm
Cái quan trọng là ý tưởng, góc máy .....
...dùng các phần mềm chỉ là cho ảnh thêm hiệu ứng ! Dùng quá mức sẽ có phản ứng ngược !!!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019