Làm thế nào để lựa chọn ổ cứng di động đúng cách

tinln
7/3/2022 12:31Phản hồi: 64
Làm thế nào để lựa chọn ổ cứng di động đúng cách
Với sự linh hoạt trong công việc và giải trí ngày nay trên máy tính (PC/ Laptop), thì thực tế rằng số dung lượng trên ổ cứng có sẵn đôi khi không đủ. Nhất là với máy tính xách tay, dung lượng ổ SSD thường không cao để tiết kiệm chi phí cho người dùng. Bài này chia sẻ một số ý kiến liên quan đến vấn đề mở rộng dung lượng, trước khi chúng ta mua 1 chiếc ổ cứng di động.

Có một câu vui thế này khi mua hàng, đó là khi mua hớ một sản phẩm nào đó, chúng ta hay tự an ủi bản thân bằng câu nói: “bỏ tiền mua kinh nghiệm”. Có rất nhiều sợi dây kinh nghiệm cần rút như: mua không đúng nhu cầu (không đủ/ dư dung lượng cần thiết), chi quá nhiều để mua dịch vụ kèm theo hay chọn nhầm chọn ổ HDD, SSD,…

Phải như ngày xưa, ổ cứng di động không có nhiều lựa chọn do SSD không phổ biến thì việc lựa chọn sẽ đỡ phức tạp hơn. Bây giờ, kỷ nguyên số hóa với sự phát triển bùng nổ của SSD, bạn dễ dàng tìm được một chiếc ổ cứng với tốc độ nhanh, dung lượng lớn đến từ đa dạng các thương hiệu.

Ngoại trừ các thương hiệu lớn về ổ cứng di động như Samsung, SanDisk, WD, Seagate,… đem đến những dải sản phẩm đa dạng và uy tín thì trên thị trường ngoài ra cũng có nhiều sự xuất hiện từ các thương hiệu khác như Transcend, Kingston, ADATA, Apacer, Colorful, Corsair, Gigabyte, Intel, Kingmax,… Đọc tên thôi cũng khiến chúng ta không nhớ nổi, nên việc “chọn mặt gửi vàng” để tìm cho chiếc ổ cứng phù hợp không dễ. Rồi còn phải tìm hiểu cấu hình, so sánh độ bảo mật, độ bền và mức giá,…

Thôi để mình vô đề bài luôn, liệt kê ra từng mức lựa chọn phù hợp, cho các bạn dễ hình dung.


Chọn theo thương hiệu ổ cứng phổ biến


Nếu như bạn là người dùng “ưu tiên” về thương hiệu thì như mình đã nói, các thương hiệu ổ cứng lâu đời và phổ biến tại thị trường VN hiện nay là Samsung, WD và Seagate. Cả 3 hãng đều có những dải sản phẩm phù hợp với thị hiếu người dùng, tùy công việc cần mức độ dung lượng lưu trữ lớn như thế nào.

Đối với dòng ổ cứng HDD 3.5 inch, bây giờ thì kích thước 2.5 inch phổ biến hơn nhiều rồi, chúng ta không cần quá nhiều quan tâm sự khác nhau giữa hai kích thước này (3.5 phù hợp với PC). Phân khúc này thì WD và Seagate vượt trội nhất vì hai nhà sản xuất trên quá nổi tiếng về ổ cứng HDD. Các HDD sản phẩm của Seagate như là Expansion (giá bình dân), One Touch, Ultra Touch (thời trang, mỏng và nhỏ) trong khi WD là My Passport, My Passport Ultra.

Ngoài ra, nếu bạn là người dùng thường xuyên hơn với PC, cần ổ cứng rời để làm việc, chơi game chẳng hạn thì có lựa chọn thêm là Seagate Expansion Portable, One Touch Desktop Hub, FireCuda Gaming Hub (hoặc Dock) hay WD Elements Desktop, My Book.

Nói về nhược điểm HDD, thì bệnh chung là dễ hư hỏng khi di chuyển liên tục (dùng đĩa từ và đầu đọc/ghi) trong khi ưu điểm là giá rẻ/dung lượng lớn. Tùy nhu cầu của bạn với các lựa chọn dung lượng từ 500GB đến tầm 10TB trở lên, các thương hiệu trên sẽ có những sản phẩm phù hợp. Và tất nhiên rồi, ổ cứng này dành cho tín đồ yêu thích sự uy tín của thương hiệu, nên đôi khi giá sẽ chênh lệch chút với các thương hiệu khác trên thị trường.

Đối với ổ SSD, thì Samsung vượt trội nhờ các dòng sản phẩm đạt khả năng đọc/ghi dữ liệu rất nhanh. Dòng EVO và QVO của họ thì quá nổi tiếng trên thị trường, một số như: External T5, T7 Touch, 870 Evo, Qvo,… Còn đối với WD, sản phẩm sẽ là My Passport (Go) SSD. Seagate với Expansion SSD, Ultra Touch SSD, One Touch SSD hay FireCuda Gaming SSD. Ngoài ra các dòng khác như Sandisk External Extreme, Transcend 220 series, ADATA Ultimate,…

Nói về ưu điểm của ổ SSD, nếu như các bạn dư dả về về tài chính thì Samsung chính là thương hiệu có uy tín để mua. Hãng này chạy đua rất ghê về tốc độ đọc/ghi và giá tất nhiên rồi, chát. Một ổ cứng Samsung SSD 860 Evo 1TB khoảng trên 3 triệu, mức giá đó ngang bằng với Seagate Expansion Portable 4TB, tức là gấp 4 lần dữ liệu.

Quảng cáo


Dĩ nhiên, không thể so sánh tốc độ và tính bền, chịu va chạm của hai loại ổ cứng này được do tính chất khác nhau. Nhưng đây cũng là ưu điểm của SSD, ngoài việc truy xuất dữ liệu nhanh thì với bộ nhớ flash trên bảng mạch, SSD sẽ có độ bền khi bị va đập, thích hợp cho người đi công tác, thích di chuyển: nhiếp ảnh gia, vlogger, dân văn phòng. Điểm yếu của SSD chính là tuổi thọ kém (đo bằng chỉ số TBW) hơn HDD khi ghi dữ liệu có giới hạn. Tức là sau vài năm, ổ SSD sẽ không thể ghi/ đọc tiếp tục dữ liệu được nữa – hỏng.

Ví dụ:

Ổ cứng SSD dung lượng 200GB, được bảo hành 5 năm. DWPD - nghĩa là mỗi ngày bạn có thể viết 200GB lên ổ đó trong 5 năm. TWB sẽ được tính là: 200GB (dung lượng) x 365 (ngày) x 5 (năm) = 3.650TB. Nếu DWPD là 10 thì bạn có thể viết mỗi ngày 10 x 200GB = 2TB, tức là vòng đời cả 5 năm của nó sẽ ghi được 3.650TB = 3,65PB.

TBW = DWPD * Thời gian bảo hành * 365 * Dung lượng ổ cứng/1,000
DWPD = TBW * 1000 / (Dung lượng ổ cứng * Thời gian bảo hành * 365)
(1 TB = 1024 GB nhưng theo các công ty sản xuất phần cứng quy định là 1 TB = 1000 GB)

Ngoài ra, nhược điểm lớn của SSD chính là giá/dung lượng vẫn còn cao. Bên dưới mình sẽ nói rõ hơn về giá, dung lượng và nhu cầu cho các bạn.

Quảng cáo


Chọn theo nhu cầu


Nếu nói về nhu cầu thì có quá nhiều nhu cầu để phân loại cho việc lưu trữ, từ hay công tác, đi chơi xa, đến người thích ngồi làm việc ở nhà, giải trí tại gia cho đến ưu tiên tốc độ cao của SSD, hoặc mẫu mã đẹp của ổ cứng,.. Như vậy, mình sẽ chia nhu cầu làm hai phần: bị động và linh hoạt.
- Bị động: người ít di chuyển ổ cứng đi nhiều nơi hoặc ít đi xa. Nhóm khách hàng: studio dựng phim, chụp ảnh, streamer, văn phòng – lưu tài liệu nội bộ, chơi game nặng,.. Trường hợp này, nên lựa chọn HDD để đạt dung lượng lớn và tối ưu chi phí. Đối với người dùng Gaming, thường chơi trên PC thì “màu mè” sẽ đem đến những trải nghiệm tốt hơn. Dòng FireCuda Gaming của Seagate cũng có thể là một lựa chọn.
- Linh hoạt: người hay di chuyển với ổ cứng, làm việc trong môi trường khắc nghiệt. Nhóm khách hàng: vlogger, nhiếp ảnh gia, thường xuyên công tác, kỹ sư,.. Trường hợp này, SSD sẽ được khuyến nghị vì khả năng đọc/ghi nhanh, bền. Nếu sử dụng HDD, mọi người cần mua case bảo vệ hoặc phải giữ thật kỹ ổ cứng đó. Vì điểm yếu mình đã nói ở trên.

  • Đối với người thích sự nhỏ gọn, một số dòng như: Sandisk Extreme Portable (có chuẩn chống nước bụi IP55), Samsung 860/870 Qvo, 860/870 Evo, Seagate One Touch SSD, Transcend 220S/200Q,…
  • Người thích sang trọng, lịch lãm, tối giản: Seagate Ultra Touch, WD Green/Blue, T5/T7 Touch,…
  • Người thích sự đơn giản, ưu tiên về giá: Seagate Expansion, ADATA Ultimate, Apacer Panther

Chọn theo dung lượng


Ở trường hợp này, nếu mọi người muốn tối ưu về dung lượng (càng lớn, càng rẻ càng tốt) thì HDD mình nói hồi đầu bài sẽ là lựa chọn tốt nhất. WD và Seagate vẫn là “best choice” trong tầm giá. Nếu bạn là fan của hãng nào, thì mua hãng đó thôi. Còn nếu trong lựa chọn SSD, thì rõ ràng như Samsung, WD, Sandisk, Seagate sẽ có giá chênh lệch với thị trường nhờ vào sự uy tín và phổ biến. Vì vậy, một số dòng đến từ các thương hiệu Lexar, Transcend, ADATA, Apacer,… sẽ là thích hợp.

Ưu tiên về bảo mật, cứu dữ liệu

Dữ liệu chính là mạch máu của chúng ta ngày nay, bao gồm các tập tin, hình ảnh, video hay tài liệu quý. Rõ ràng, tính thuận lợi khi gắn ngoài của ổ cứng di động cũng kèm theo nhiều rủi ro về bảo mật nếu như chúng ta bị thất lạc, hoặc bị đánh cắp, không giám sát kỹ ổ cứng.

Các nhà sản xuất hiện nay đều có những phần mềm bảo mật nhằm tối ưu hóa khả năng bảo vệ thông tin cho người dùng trên ổ cứng. Seagate với phần mềm Seagate Toolkit, mã hóa phần cứng AES-256, giúp người dùng quản lý, sao lưu và đặt mật khẩu. WD với AES 256, Samsung với bảo mật vân tay T7 Touch, tính năng Thư mục bảo mật ẩn, Transcend với Enscryption - Mã hóa và bảo mật cho tệp và thư mục, sao lưu StoreJet Elite,… Điều này tuy không được nhiều bạn quan tâm bằng giá bán, nhưng thật sự rất quan trọng. Trong thời đại số, rõ ràng, dữ liệu của chúng ta thật sự quý vô cùng và cần bảo vệ nó một cách toàn diện nhất.

Một thứ quan trọng nữa mà mình muốn nhắc tới, cứu dữ liệu. Bằng một cách nào đó, có thể do nhân tai, phần mềm hay virus, thảm họa khiến ổ cứng chúng ta một ngày đẹp trời lăn đùng ra hỏng. Cái này thì dễ lắm nha, ví dụ như ổ HDD cầm đi thường xuyên va đập nhiều, ổ SSD quá cũ và TBW tới giới hạn, ổ bị chập điện,…

Việc cứu dữ liệu thì hiện nay, mình check thông tin (nếu mọi người có thì bổ sung giúp nha) thì thấy không có nhiều hãng tiến hành, thay vào đó là chúng ta sẽ đi sửa với bên thứ 3. Có 2 thứ chúng ta cần lo về việc cứu dữ liệu cho bên thứ 3: giá tiền tính theo GB và độ an toàn.

Tùy dung lượng, kích thước 2.5 hay 3.5 innch, tùy theo ổ cầm tay hay để bàn thì giá sẽ từ vài trăm đến hơn chục triệu đồng. Mức giá thì mình không dám bàn vì điều kiện bất khả kháng, không ai muốn nhưng việc giao cho bên thứ 3, độ an toàn dữ liệu của chúng ta sẽ rất mỏng manh.

Mình tìm hiểu thì đến giờ, Seagate là hãng có dịch vụ cứu dữ liệu cho người dùng chính hãng (không hỗ trợ hàng xách tay) miễn phí lần đầu. Mọi người mua thì nhớ hỏi kỹ ổ cứng của mình được dịch vụ đó không nhé. Bảo hành và dịch vụ cứu dữ liệu là khác nhau, nên mọi người hãy hỏi kỹ nhằm sau này quay vô trách móc mình chia sẻ không kỹ nha.
image.png

Cảm ơn mọi người đã đọc bài. Đúng hai nghìn chữ cho một bài chém gió. Hahahaha.
64 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Dung lượng, tốc độ, giá tiền hihihi
Mình mua máy tính đẻ bàn dung lượng ổ lưu trữ không cao (1TB) nên cần mua thêm SSD ngoài (2TB). Nếu mình chọn SSD trong máy là 4TB thì đẹp nhất nhưng bản này thường không dễ mua lúc đầu và giá thì mắc hơn rất nhiều mua ổ ngoài.

Trong os mình dùng thì các phần như Photos và video là chiếm nhiều dung lượng nhất và trong app cho chỉnh dùng ổ ngoài làm ổ lưu trữ chính nên mình chuyển ra ngoài luôn.

Khỏe re.
M đơn giản, lấy enclosure 2.5" rồi nhét ssd 8TB vô
IMG_20220509_211853.jpg
@cosmos47 Làm v có rẻ hơn ko bác
@cosmos47 cái này tốc độ đâu ngon thì phải? với lại làm gì có ssd 8tb cho cái size này ta?
Chỗ T ở chung cư có thư viện điện tử. Nó có cpu i5 11k cài win 11 pro và ko có card rời chơi dota 2 rất lag. Bữa trước T có pc i5 4600 ko card rời chơi rất OK ở low seting. Nhưng con mới chơi lag và bị văng game. Có ổ đĩa nào cắn ngoài để cài Win 7 ngon ko ace? Dùng như thế có ok ko?
@Methanol Chỉ cho cắm cổng usb 3.0 thôi.
@dlv.thickgame Thế thì chịu, bản win cài sẵn trên USB chỉ có thể chạy win ở các tác vụ cơ bản nướt net coi phim và game nhẹ thôi, chứ với băng thông của USB 3.0 mà chạy win + Game dota 2 thì chịu, card rời không cóa thì nó rất lag và không chơi nổi.
Blackcataz
TÍCH CỰC
2 năm
@Methanol m nhớ từ đầu 8 hay 6 hất lại mới chơi đc win 7 còn lại cài xanh lè hết màn hình đã thử và ko thành công với con đầu 8
@Methanol Nó tải vào ram chứ có từ usb vào trực tiếp cpu đâu mà sợ chậm?
Mình chọn mua box và ổ bên trong thì lắp tùy nhu cầu sử dụng.
Đặc biệt box sabrent nằm giữa, hỗ trợ cả nvme và sata, thay ổ không cần đến tua vít. Rất tiện
photo_2022-05-08_23-58-17.jpg
@Lục Gia Nó là SSD bình thường chứ có khác thường đâu bạn
thanhhong7d
ĐẠI BÀNG
2 năm
@trantuananh1996 giá vậy là hợp lý rồi. kiếm chỏ nào khuyến mái hay giảm giá quất thôi
@trantuananh1996 Box đó lôi ra lôi vô lắp chân với SDD ăn khớp kĩ ko bạn.
Tính ra thêm tầm 800k cho box, nếu ko cần số lượng sử dụng SDD nhìu thì chênh lệnh này đủ mua cái SDD built-in
@sontinh1911 Rất khít bạn ạ 😁 Box có nhiều mức giá mà, 200k-500k-800k-1tr....
Mình mấy ổ, chả dùng mấy
mua box ngoài mạch ngon tí với cái ssd samesame 😁.
So sánh giữa đầu tư 4TB SSD và 4TB NAS:

1/ Samsung 870 Evo 4TB: $464 hoặc HDD extenal 4TB ($100)

Ưu điểm:
- Tốc độ kết nối cao (max 600MB/s)
- Ko yêu cầu mạng, luôn mang theo trong máy
- Tiết kiệm điện: chỉ hoạt động khi nào máy bật, sử dụng khoảng 5W điện khi load và 1W khi idle.

Nhược điểm:
- Làm nặng máy hơn một tẹo (hoặc phải mang theo HDD external khá là khó chịu)
- Khó chia sẻ giữa các máy hoặc phải tạo ổ LAN share thư mục hoặc khi cho người khác mượn thì máy chính sẽ ko có HDD external để sử dụng
- Bị ransomware một phát là mất sạch dữ liệu hoặc phải trả tiền để lấy lại, hoặc nếu là HDD external thì khi cho mượn sẽ bị nhòm ngó vào các thư mục riêng tư khác... nhiều khi không tốt cho bảo mật

2/ Synology DS220+: $300 + 2 HDD WD RED 4TB (2x$70): $140 (tổng cộng $440)
(có thể bỏ ra thêm một chút để nâng cấp RAM cho DS220+ thành 6GB, 10GB, 18GB, có thể mua ram laptop Samsung cũ DDR4 2400MHZ - 3200MHZ, mình đã thử lắp vào các thanh dung lượng và bus khác nhau đều okie hết)

Ưu điểm:
- Tùy chọn linh hoạt thành 8TB (RAID 0) hoặc 4TB (RAID 1 - cực kỳ an toàn về dữ liệu)
- Có thể truy cập mọi nơi, miễn là tốc độ upload của NAS tốt và tốc độ download tốt
- Dễ dàng chia sẻ và làm việc chung với nhiều người.
- Có cực kỳ nhiều chức năng của Synology: Photo thay thế Google Photo, Chat, Plex Server, đặc biệt là Docker thì tuyệt vời, làm được quá nhiều chức năng. Ví dụ như mình đang dùng làm Unifi controller, tiết kiệm được hẳn $200 tiền mua cái Cloud Key.

Nhược điểm:
- Tốc độ ko cao, bị giới hạn ở mức 2Gbps ~ 250MB/s (nếu ko sử dụng LAG - link aggregation thì tốc độ tối đa chỉ được 1Gbps thôi) , khoảng 1 nửa so với tốc độ max của SATA3 mà SSD có.
- Tới chỗ internet chậm hoặc ko có internet/LAN thì không sử dụng được
- Tốn điện: riêng cái NAS đã tốn 10W rồi, còn HDD/SSD sẽ tốn thêm khoảng 5W-20W nữa (tùy loại HDD/SSD mà bạn lắp)

Kết luận: mỗi người sẽ có lựa chọn của riêng mình, tất nhiên thì mình đã chọn cả 3 (cả NAS, ổ cắm ngoài HDD external và SSD 4TB) và thấy hài lòng.

Lưu ý: ngoài model DS220+ ra thì vẫn có lựa chọ DS220j tiết kiệm được ít tiền (~$200, giảm được $100) hoặc dùng của TeraaMaster giá rẻ hơn chút nhưng lời khuyên là nên đầu tư vào dòng Plus của Synology, các chức năng và nâng cấp rất đáng giá.
@nonut Mình đã thử 1 em DS220j + cái SSD 2T. Kéo rất là đã.
1920x1080
TÍCH CỰC
2 năm
@nonut Thề đọc cmt của ông t phải đăng nhập để rep lại cái đoạn ông nói Ransomware của SSD, tự hỏi là NAS thì cũng k dính được à ???
@1920x1080 Vừa rồi có đợt các cty dùng Synology cài phần mềm kế toán MISA bị dính Ransomware là sự thật.

Tuy nhiên, những người bị mất data chủ yếu là do SysAdmin kém cỏi. Nếu user biết cách backup daily hoặc weekly thì thoải mái restore nên ramsomeware ko đáng sợ.

Còn với ổ cứng SSD gắn trong thì khả năng dính RSW và ko có backup, mất data rất lớn.
XBlue
CAO CẤP
2 năm
Nói chung tiêu chí của mình là NVMe,
-----------------
vấn đề phức tạp và dài như bài viết khi người mua không có kiến thức cơ sở thôi
Chơi HD toàn bluray remux với footage 4K nên cứ phải HDD mới tối ưu chi phí
Samsung 980 rất ngon..
Tùy nhu cầu chọn ổ phù hợp thôi, giờ có quá nhiều lựa chọn và nhiều kiểu kết nối, mỗi cái lại có ưu nhược riêng nên chọn cái phù hợp với bản thân thôi. Một con zời xài usb 3.0 128G chia sẻ.
"Đối với dòng ổ cứng HDD 3.5 inch, bây giờ thì kích thước 2.5 inch phổ biến hơn nhiều rồi, chúng ta không cần quá nhiều quan tâm sự khác nhau giữa hai kích thước này (3.5 phù hợp với PC). "
???
ổ 3.5 là ổ desktop cần nguồn 12v để hoạt động nên cần nguồn ngoài.
ổ di động mà dùng 3.5 ngày xưa đã hiếm bây h càng hiếm.

ổ 2.5 là ổ dành cho laptop nên chỉ cần 5v để hoạt động.
phổ biến từ xưa rồi.

bây h có bản 3.5 thì là loại dung lượng cực lớn.
@Tôi Vẫn Cô Đơn Box 3.5 vẫn thấy bán nhiều bạn, có điều dùng nguồn ngoài bất tiện. Thường cắm làn nas thôi.
7 năm dùng còn tốt chán
FADC3DD6-B31B-49E6-AC60-17411F9CE774.jpeg
HieuPVC
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mình thì chỉ Download Phim HD về xem, tính ra cũng cả chục cái HDD từ 2TB cho đến 8TB 😆
@HieuPVC Hồi xưa T cũng hơn 6TB phim, cứ imaxvn với hdvietnam down liên tục. Mấy năm gần đây chả thiết tha gì nữa
HieuPVC
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Lục Gia Mình lại thích down về, có khi nhiều quá chưa xem qua luôn. Cứ thấy phim mới hoặc thể loại mình thích là cứ down thôi
dongtrieuz
ĐẠI BÀNG
2 năm
cảm ơn bạn chia sẻ thông tin hữu ích
toiyeulexus
ĐẠI BÀNG
2 năm
thanks bác chia sẻ ạ
E vẫn đang dùng ổ WD 1T cắm cổng 3.0 ổ HDD chạy 3 năm nay vẫn be be 😁
lilw
TÍCH CỰC
2 năm
@응웬반캉 Nguyễn Khang mình cũng làm như vậy hơn 5 năm, tới thời điểm hiện tại, các thiết bị trong nhà đang được nâng cấp lên dần theo công nghệ mới hơn, hiện đại hơn. Thì cách sử dụng qua usb 3.0 này không còn hợp thời nữa rồi. Kéo lê rất chậm, thậm chí là abc xyz luôn :p
@lilw công nhận khả năng chậm đi rồi bác ạ. bềm thật ý dùng quăng quật mà mãi ko đi
lilw
TÍCH CỰC
2 năm
@응웬반캉 Nguyễn Khang Mình dùng kiểu này mà HDD 1TB mấy năm rồi ko bị bad dù thời gian online lên tới vài chục nghìn giờ. Còn cách dùng bây giờ aggressive quá, mấy con HDD 4, 6TB bị bad muốn nát luôn dù mới online có vài nghìn giờ =)) được cái này thì mất cái kia thôi.
@lilw à ra là thế chứng tỏ bọn 1T tuy dung lượng ít mà bền mà ngon hơn 4T bác nhỉ
ESKA_84
ĐẠI BÀNG
2 năm
Ưu tiên chọn Samsung
em thì k rành lắm cứ cắm USB là được đơn giản , 1 ổ HDD , 1 ổ DVD
90561d5daf866ed83797.jpg
maplestory2
ĐẠI BÀNG
2 năm
NVME thôi, hdd vs ssd m2 sata chậm lắm, copy bộ phim 4K chậm rì 😔

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019