Làm thế nào giáo sư Stephen Hawking có thể sống sót hơn 50 năm qua với hội chứng ALS?

ND Minh Đức
26/2/2015 9:11Phản hồi: 91
Làm thế nào giáo sư Stephen Hawking có thể sống sót hơn 50 năm qua với hội chứng ALS?
Tinhte-stephen-hawking-ai.jpg

Stephen Hawking được mệnh danh là ông hoàng vật lý của thế giới hiện đại. Khi nhắc tới ông, người ta thường nghĩ ngay tới bức xạ Hawking, Định lý kỳ dị, Lược sử thời gian cùng vô vàn những cống hiến vĩ đại đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của vật lý và thiên văn học ngày nay. Tuy nhiên, khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ không nói về tri thức của ông, mà tìm hiểu về nghị lực sống phi thường của ông. Làm thế nào một người đàn ông nhỏ bé có thể tiếp tục sống trong hơn 50 năm với căn bệnh ALS, vốn bị các bác sĩ kết luận rằng chỉ có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm.

Stephen Hawking - bệnh nhân phi thường


Vào ngày 20/4/2009, nhiều thập kỷ sau lời tiên đoán ảm đạm của các bác sĩ, bệnh tình của giáo sư Hawking bắt đầu trở nặng. Khi đó, trường Đại học Cambridge đã phát đi thông báo rằng tình hình của giáo sư là "rất yếu" và "phải trải qua các thử nghiệm" tại bệnh viện. Thậm chí, các tờ nhật báo còn đưa tin và chuẩn bị sẵn cáo phó dành cho giáo sư Hawking.

Nhưng cuối cùng, ông vẫn sống sót. Chẳng những thế, lúc đó chẳng có ai dám nghĩ rằng ông sẽ sống tới 73 tuổi như hiện nay, vẫn ngồi trên chiếc xe lăn chuyên dụng đưa ra lời cảnh báo về sự diệt vong của nhân loại vì AI và thậm chí là xem bộ phim tiểu sử của chính ông. Nhưng kỳ lạ thay, ông đã thực hiện tất cả những điều đó và còn hơn thế nữa.

Tinhte-stephen-hawking-2007.jpg
Ảnh chụp giáo sư Stephen Hawking vào năm 2007

Chứng bệnh mà Stephen Hawking mắc phải là xơ cứng cột bên teo cơ (Amyotrophic Lateral Sclerosis - ALS hoặc Lou Gehrig) và chúng ta khó lòng có thể tưởng tượng được những hậu quả mà nó để lại cho ông. Triệu chứng đầu tiên của nó là khiến cho cơ bắp của người mắc yếu dần đi và cuối cùng là liệt hoàn toàn. Điều này xảy ra trên khắp cơ thể và lấy đi khả năng nói chuyện, nuốt và thậm chí là thở của người bệnh. Hiệp hội ALS thống kê rằng tuổi thọ trung bình của những người mắc bệnh chỉ vào khoảng từ 2 đến 5 năm kể từ thời điểm phát bệnh. Hơn 50% số người bệnh qua đời trong năm thứ 3 và 20% sống được tới năm thứ 5. Chỉ có khoảng 5% người bệnh sống được qua 2 thập kỷ.

Và đối với giáo sư Hawking, ông đã vượt qua được giới hạn 20 năm tới 2 lần, mốc đầu tiên vào năm 1983 và sau đó là năm 2003. Cuối cùng cho đến ngày hôm nay, năm 2015, ông vẫn tiếp tục sống. Khả năng kéo dài sự sống một cách thần kỳ của ông khiến các chuyên gia nghiên cứu bệnh ALS phải khâm phục và cho rằng ông là trường hợp ngoại lệ duy nhất.

Nigel Leigh, giáo sư thân kinh học lâm sàng tại Đại học King, London phát biểu: "Ông là một trường hợp phi thường. Tôi chưa từng biết có người nào sống sót được với căn bệnh ALS trong thời gian dài như ông. Ngoài thời gian sinh tồn thì đối với trường hợp của Hawking, dường như căn bệnh của ông đã bị đẩy lùi. Ông ấy vẫn đang tương đối ổn định - một dạng ổn định cực kỳ hiếm thấy."


Không phải sức sống kỳ diệu của Hawking mới được chú ý gần đây mà nó đã dấy lên làn sóng hiếu kỳ từ giới nghiên cứu từ hơn 10 năm trước. Vào thời điêm Hawking bước sang tuổi 70 vào năm 2012, nhiều nhà khoa học đã tỏ ra đầy bối rối và kinh ngạc. Nhà nghiên cứu Anmar al-Chalabi tại Đại học Kinh đã phải thốt lên rằng: "Thật phi thường. Tôi chưa bao giờ thấy ai có thể sống sót trong thời gian dài như vậy."


Giả thuyết về nguyên nhân


Vậy thật sự điều gì cho phép trường hợp của Hawking vượt trội hơn so với những bệnh nhân khác? Chỉ dựa vào may mắn? Phải chăng ông đã dùng trí tuệ siêu phàm để dùng một cách nào đó giúp kéo dài sự sống và chống lại định mệnh? Không ai có thể trả lời chắc chắn. Ngay cả chính bản thân Hawking, người có thể lý giải cơ chế hoạt động của toàn vũ trụ, cũng không thể xác định được nguyên nhân của sự sống của ông. Ông nói: "Có thể loại bệnh ALS của tôi có liên quan khả năng hấp thu vitamin kém."

Tinhte-stephen-hawking-giang.jpg
Giáo sư Hawking và bài phát biểu "Tại sao chúng ta nên tiến vào không gian?" tại Địa học George Washington vào năm 2008

Quảng cáo


Các nhà khoa học cho rằng ngay từ đầu, Hawking đã chiến đấu với ALS bằng một cách rất khác. Và rất có thể, những khác biệt này đã tạo nên sự sống dài kỳ lạ của ông. Thông thường, ALS sẽ tấn công người bệnh vào khoảng nửa cuối cuộc đời, trung bình là khoảng 55 tuổi. Nhưng các triệu chứng của ALS lại xuất hiện trên cơ thể Hawking từ khi ông còn rất trẻ. Và đặc biệt hơn, nó bắt đầu bằng một cú ngã.

Giáo sư Hawking đã hồi tưởng lại: "Vào năm thứ 3 tại Oxford, tôi nhận thấy rằng mình bắt đầu vụng về và tôi đã ngã xuống từ 1 đến 2 lần mà không có lý do. Nhưng mãi cho đến khi tôi đến Cambridge thì cha tôi mới nhận thấy và đưa tôi đến bác sĩ. Không lâu sau sinh nhật lần thứ 21 của tôi, ông giới thiệu cho tôi một chuyên gia và tôi đã phải vào viện đê thực hiện các xét nghiệm. Đó thật sự là một cú sốc đối với tôi khi phát hiện ra mình mắc bệnh."

Dù vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng nhờ những chẩn đoán từ rất sớm mà Hawking đã có cơ hội sống cùng với căn bệnh lâu hơn so với những người khác. Giáo sư Leigh cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng cơ hội sống sót của những bệnh nhân trẻ là nhiều hơn và cuộc sống cũng được kéo dài hơn. Nếu bạn phát bệnh khi còn trẻ, con quái vật bệnh tật sẽ rất khác, rất kỳ quặc và không ai biết lý do tại sao."


Nhà nghiên cứu Leo McCluskey tại Đại học Pennysylvania cho biết ALS có thể lấy đi mạng sống của bệnh nhân theo 2 cách khác nhau. Thứ nhất, nó khiến cho cơ bắp có liên quan tới hoạt động thở bị tê liệt và thông thường người bệnh sẽ chết vì suy hô hấp. Con đường còn lại là cơ điều khiển hành động nuốt bị liệt, khiến cơ thể bị mất nước và suy dinh dưỡng. "Nếu bạn không lâm vào cả 2 dạng trên, bạn có khả năng sẽ sống trong một thời gian dài."


Nhưng liệu trường hợp của Hawking còn có khác biệt nào khác? Về phần mình, Hawking cho rằng sự tập trung vào công việc đã phần nào giúp ông vượt qua được tình trạng tàn tật và cho ông thêm những năm tháng sống sót mà những người khác không có được. Giáo sư Hawking chia sẻ: "Chắc chắn công việc và sự chăm sóc tận tình đã giúp tôi tồn tại. Tôi rất may mắn khi công tác trong lĩnh vực vật lý lý thuyết, một trong những lĩnh vực hiếm hoi không bị ảnh hưởng bởi sự khuyết tật."


Dù sao đi nữa, chúng ta phải thật sự khâm phục những gì mà ông đã làm cho sự phát triển của khoa học dù phải ngồi trên chiếc xe lăn. Ông thật sự đã đối mặt với muôn vàn khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. Hy vọng rằng ông vẫn sẽ mạnh khỏe và tiếp tục cống hiến cho khoa học trong tương lai.

Quảng cáo


Tham khảo SA, Nytimes, NCBI, NBC
91 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cuong642
TÍCH CỰC
10 năm
thật phi thường... chúc ông sức khỏe
Chúc ông luôn khỏe mạnh để có thêm nhiều cống hiến cho nhân loại!
aloha_2meee
ĐẠI BÀNG
10 năm
Tóm lại là không biết :v
@aloha_2meee Đúng thế thật, đặt một cái tiêu đề làm người đọc hiểu lầm là được giải thích, chán! Thế mà cũng dũng cảm viết bài, đứng tên bài viết!
Ko có j là ko thể
Dù là nguyên nhân nào thì cả nhân loại đã rất may mắn vì ông vẫn còn sống tới hôm nay. Nếu cuộc đời ông như các bệnh nhân khác thì chúng ta đã ko có được những khám phá vĩ đại về vũ trụ của ông. Chúc cho giáo sư mạnh khỏe tới 100 tuổi! 😃
Hãy coi "Into The Universe With Stephen Hawking" nhé các bạn.
xacuophn
ĐẠI BÀNG
10 năm
Chúc ông mạnh khỏe và có nhiều cống hiến cho nhân loại.
Mr4stroke
ĐẠI BÀNG
10 năm
Khi đứng trước tượng đài, ai cũng phải cúi đầu.
Xơ cứng teo teo , đọc xong phì cười. Mà trong film theory of everything , hawking k nói đc là do ung thư vòm họng hay thanh quản ( đại loại thế ) phải phẫu thuật ( có 1 cái lỗ ở cổ ) thì mới thở đc nhưng k thể nói . Vậy mà ở trên bảo hawking bị als làm cho k nói đc



có 1 số bác xem mà k hiểu cốt truyện cứ thích cãi là hawking bị câm do als , thực sự k phải , ông vẫn nói đc và vẫn điều khiển đc 1 số cơ ngón tay , quan trọng hơn , ông vẫn nói đc , tuy k đc bình thường nhưng khả năng giao tiếp là có thể . nếu do bác sĩ chuẩn đoán thì ông đã tạch r, kì diệu là ông vẫn sống và vẫn NÓI đc , chỉ sau khi tại nạn này xảy ra !
@tungnguyen9x97 K phải ung thư, mà ông ấy bị suy hô hấp, lúc đó bác sĩ có bảo với Jane - người vợ của sh rằng "cô nên rút ống thở" nhưng bà này ko can tâm và chấp nhận phẫu thuật cho chồng.


Gửi từ iPhone của tôi sử dụng Tinhte.vn
@tungnguyen9x97 cái phim đấy mình coi rồi, và phim thì đúng hoàn toàn so với đời thực chắc?
Hawking mất khả năng nói không hẳn là do ALS, nhưng chắc chắn chả phải ung thư vòm họng hay thanh quản. Ông bị bệnh khác, liên quan tới lá phổi bên phải (pneumonia). Vào lúc đó khi việc thở của ông đang khó khăn thì bệnh này nó đe doạ mạng sống của ông, buộc phải phẫu thuật. Bác nói có đúng có sai, nhưng thật ra tới lúc đó khả năng nói của ông cực kì hạn chế, chỉ vài người hay tiếp xúc mới hiểu được nên sớm muộn thì ALS cũng khiến ông không nói được thôi.
vhtn8381
TÍCH CỰC
10 năm
@tungnguyen9x97 ông chỉ nói dc qua thiết bị hỗ trợ chứ ko phát âm dc
@vhtn8381 Haizzz , ông sau khi mổ mới dùng cái máy hỗ trợ phát âm , trước đó vẫn nói đc ú ớ nhưng vẫn nói đc . Chịu khó kiếm link film mà coi , film hay đấy , cố mà xem hết , chán chả buồn giải thích . Nhờ ông bị mổ mà mới gặp đc bà vợ thứ 2 người mỹ , sau đó li dị bà vợ đầu ( cái này film k nói ) và cuối cùng li di vợ thứ 2 vào năm 2009 ( wiki ) , coi film r biết ai li dị ai
Chúc bác luôn khoẻ 😃
loc689
ĐẠI BÀNG
10 năm
Biết đâu bị liệt thì setephen hawking mới có khả năng như bây giờ
letandat610
ĐẠI BÀNG
10 năm
Cũng có thể vì ông được chăm sóc quá đặt biệt.
có lẽ Chúa đặc cách cho ông thời gian để tiếp tục cống hiến cho nhân loại
@anhviethoachua cuộc đời luôn có nhân - quả, vấn đề là nó đến sớm hay muộn!
@anhviethoachua theo mình nhân quả cũng giống mấy cái phản ứng dây chuyền mà thôi, khi làm bất cứ thứ gì cũng sẽ nhận kết quả xấu tốt hên xui khó mà nhìn được . bạn hiền thì bạn sẽ bình an , đứa nào nguy hiểm thì nó lo lắng , bạn không là người khác bạn khó mà biết được có thật là may mắn và may mắn đó như thế nào , may mắn có trả giá hay không?
@hiphopboy8x Ông ấy không tin vào thần thánh, là người vô thần...
@anhviethoachua Cũng không định trả lời bạn làm gì, nhưng cũng muốn share với bạn điều này. Đọc và suy ngẫm nhé. http://www.thongthienhoc.com/bai vo luat nhan qua xa hoi va khoa hoc.htm
Khâm phục
stephen-hawking-and-obama.jpg
Trong khi đó nhiều người sẽ chọn lấy con đường bỏ cuộc, tự sát, sống buôn thả, ích kỉ,....cuộc đời sinh ra chỉ có 1 lần nên đừng phung phí nó với bất cứ lí do gì....


"Tôi yêu Apple"
Sau Albert Einstein thì chỉ có sh là mik thấy khâm phục


Gửi từ iPhone của tôi sử dụng Tinhte.vn
@lovegameisme Khâm phục thì bạn nên tôn trọng. Tên của người đó - Stephen Hawking cũng vậy.
Nên xem The Theory Of Everything để hiểu thêm về ông. Rất Hay
Keny293
ĐẠI BÀNG
10 năm
Ông này bị ALS type 1 rồi. Nhưng mà công nhận sống lâu thế thì kì diệu thật!
xversion1
TÍCH CỰC
10 năm
Ông sống ngay trong thời đại của chúng ta nên ta chỉ thấy chuyện của ông khá lạ nhưng nếu sau vài trăm năm nữa người tương lai nhìn lại sẽ thấy việc ông sống lâu cộng với việc ông là nhà vật lý danh tiếng nhất thời điểm này sẽ cho thấy một điều gì đó rất tâm linh và kỳ diệu và phi thường.
Xa_Que
TÍCH CỰC
10 năm
Thật sự mình đọc " lược sử thời gian" không hiểu viết gì cả. Buồn quá.
@Xa_Que chia buồn với bác, cứ 1 năm mình lại đọc lại 1 lần 😁

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019