Làm thế nào thiết kế một món đồ dùng trường tồn với thời gian?

P.W
30/11/2018 11:20Phản hồi: 93
Làm thế nào thiết kế một món đồ dùng trường tồn với thời gian?
Thời gian luôn là phép thử khắc nghiệt nhất đối với mọi món đồ chúng ta sử dụng. Một vài trong số đó được thiết kế một cách cẩn trọng, bố cục hài hòa, vài thập kỷ sau nhìn vẫn đẹp, như rượu vang cất dưới hầm vậy. Trong khi đó một vài món đồ khác thì trở nên xấu xí, lỗi mốt và chẳng ai còn muốn dùng chúng. Lấy ví dụ những sản phẩm công nghệ những năm 2000, dày cộp, nhiều chi tiết rườm rà nhưng chẳng ăn nhập với nhau.

Lấy ví dụ cũng là hai chiếc điện thoại ra mắt cách nhau chỉ vài năm, giờ anh em muốn mang chiếc nào ra đường:

Tinhte_Thietke9.jpg

Tinhte_Thietke1.jpg

Có một điều không phải ai cũng nhận ra. Một vài món đồ anh em vẫn còn sử dụng đến tận ngày hôm nay có thể là món cổ nhất trong số những đồ chơi anh em sở hữu. Lý do là sau ngần ấy năm, anh em đã bắt đầu có nhiều ký ức với chúng, như chiếc cốc uống nước cũ, hay những món đồ của bố mẹ để lại cho anh em như cái đồng hồ hay chiếc tủ cũ ở phòng khách chẳng hạn. Chúng có thể không đẹp như đồ mới sản xuất, nhưng cảm xúc dành cho chúng luôn khác.


Nói đi thì cũng phải nói lại, cái thời tự động hóa còn chưa được như ngày nay, đồ vật đều được bàn tay con người tạo ra một cách tỉ mẩn, từ nước véc ni của gỗ, đến những chi tiết nhựa, kim loại hay thậm chí là da thuộc được lắp ráp một cách kỳ công. Có những chi tiết trong những món đồ cũ giờ này đã bị loại bỏ để cắt giảm chi phí.

Tinhte_Thietke2.jpg

Nói đến những món đồ công nghệ, mọi chuyện có vẻ khác hoàn toàn. Những công nghệ kết nối internet hoặc giữa các thiết bị với nhau đã có ảnh hưởng rất lớn tới vòng đời sản phẩm. Máy chơi game thọ được cỡ 5 đến 6 năm. Điện thoại thì có khi một năm thay 2 lần nếu anh em thực sự cuồng công nghệ. Định luật Moore, cứ 2 năm số lượng bóng bán dẫn trên cùng diện tích bo mạch sẽ tăng gấp đôi, cũng là thứ khiến vòng đời đồ dùng công nghệ của anh em giảm mạnh.

Kết quả là các hãng phải tạo ra cả một hệ sinh thái sản phẩm kết nối với nhau để giữ chân khách hàng sử dụng đồ công nghệ của họ. Nhưng điều đó cũng chẳng cản nổi việc một chiếc smartphone sau 5 năm phục vụ chủ nhân sẽ trở nên cổ lỗ, không chỉ vì chất lượng của chúng xuống cấp, mà phần cứng cũng không còn đủ mạnh để bắt kịp với cả hệ thống kết nối với chúng.

Vòng đời sản phẩm ngắn, đối với những cửa hàng và dân sale, là điều quá tuyệt vời vì họ có thể bán được nhiều sản phẩm hơn trong cùng một giai đoạn. Tuy nhiên không phải ngành nào cũng như vậy. Lấy ví dụ những thiết bị y tế hay phương tiện di chuyển công cộng, vòng đời ngắn thì… toi! Chúng phải hoạt động tốt vài thập kỷ liên tục thì mới đem về lợi nhuận được. Ngay cả khi vấn đề lợi nhuận không đòi hỏi, thì những trang thiết bị của một số ngành nghề vẫn phải hoạt động tốt trong một thời gian dài để không gây ảnh hưởng tới môi trường.

Hơn nữa, tuyệt đại đa số những nhà thiết kế mỹ thuật công nghiệp đều muốn ghi dấu ấn bởi những thiết bị có thiết kế trường tồn qua vài thập kỷ.

Điều này dẫn chúng ta đến câu hỏi, làm thế nào để tạo ra những sản phẩm vượt qua được thử thách thời gian?


Để trả lời câu hỏi này đầu tiên chúng ta phải hiểu cách thời gian khiến cho một thiết kế trở nên cổ lỗ hoặc trưởng thành ra sao, cả ở hai khía cạnh vật lý (độ bền qua thời gian của sản phẩm) và cảm xúc (thứ níu giữ người sử dụng trung thành với sản phẩm đó qua nhiều năm).

Quảng cáo



Đầu tiên là độ bền vật lý

Những chiếc xe hơi cổ, nhờ bàn tay của những người sở hữu, trông đẹp đẽ bóng bẩy cứ như vừa mới mua hôm qua vậy. Nhưng so sánh với những chiếc coupe hiện đại, chúng luôn có cảm giác mong manh dễ vỡ. Thiết kế của chúng đẹp tới mức ai cũng muốn đem những thiết kế cổ điển sống mãi với thời gian và cập nhật cho chúng những tính năng hiện đại khiến mọi thứ trở nên tiện nghi hơn, không riêng gì xe hơi.

Tinhte_Thietke3.jpeg

Ở góc độ vật lý, có hai cách để một sản phẩm vượt qua thử thách của thời gian. Hoặc, nhà sản xuất sẽ dùng những chất liệu ít bị biến đổi, bào mòn trong quá trình sử dụng, ví dụ như thép không gỉ, mạ chrome. Cách thứ hai, đó là chấp nhận sự tàn phá của thời gian, sử dụng những chất liệu ghi lại toàn bộ quá trình sử dụng , từ những vết xước, vết trầy hay nước sơn trên gỗ dần ngấm màu thời gian, khiến sản phẩm trông còn đẹp hơn cả lúc mới mua về.

Đối với cách tiếp cận thứ hai, các nhà thiết kế hay dùng một cụm từ là “patina”, mô tả những thay đổi trực quan trên bề mặt của một món đồ trong quá trình sử dụng. Lấy ví dụ lớp da trên chiếc ví dần xỉn đi, bóng lên theo thời gian, hay chiếc quần jeans mặc một thời gian chẳng hạn. Một ví dụ không liên quan khác là cái chảo cong dùng chiên xào. Dùng lâu, vệ sinh chảo cẩn thận, những món đồ xào sẽ ngon hơn vì lớp dầu mỡ qua quá trình sử dụng che được lớp thép của chiếc chảo, không làm cho bề mặt kim loại ảnh hưởng đến mùi vị của thức ăn.

Hay, một chiếc đồng hồ, dùng một thời gian phần dạ quang hoặc toàn bộ mặt đồng hồ bị thời gian bào mòn, trở nên cũ kỹ, tạo ra cảm giác mộc mạc rất ấn tượng:

Quảng cáo



Tinhte_Thietke7.jpg

Một vài sản phẩm ứng dụng patina để làm tăng giá trị thẩm mỹ thì được, như quần áo và đồ dùng hàng ngày. Nhưng nếu xét đến những chiếc xe bus hay tàu điện ngầm dùng một thời gian rỉ sét và gọi đó là patina thì hơi sai sai ở đâu đó. Và giữa cái kỷ nguyên kỹ thuật số như bây giờ, ý tưởng một món đồ thay đổi, trưởng thành cùng chủ nhân của nó thường không được nhiều người để tâm cho lắm.

Độ bền “cảm xúc”


Việc gắn bó với một sản phẩm thường là kết quả của cảm xúc con người trong quá trình sử dụng. Có thể món đồ đó được truyền từ đời cha ông, hoặc là món quà của một người thân, hoặc một thời điểm đáng nhớ trong cuộc sống, hoặc tự tay lắp ráp chúng hết cả ngày hoặc cả tháng trời. Những ví dụ đó hoàn toàn có thể thay đổi cách một người nhìn nhận một món đồ vô tri vô giác.

Tinhte_Thietke4.jpg

Cách con người kết nối với những đồ vật mà họ yêu thích không còn cần phải bàn cãi nữa, nhưng để có được cảm xúc gắn bó với những món đồ này, con người phải trải qua giai đoạn làm quen hệt như lúc bước vào một mối quan hệ tình cảm vậy. Ban đầu chưa hiểu nhau, cả hai đều phải làm quen, và thậm chí phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của đối phương. Giống hệt như những cặp đôi, mối quan hệ giữa người và đồ vật đôi khi cũng trưởng thành theo cách đó.

Giờ là thời con người gắn bó với thương hiệu, chứ không phải sản phẩm đơn lẻ


Giờ đây những món đồ con người sử dụng hàng ngày có thể tạo ra một hệ thống riêng xoay quanh mỗi cá nhân. Ở một vài mảng như đồ công nghệ, gần như không có chuyện con người gắn bó lâu dài cả chục năm với những chiếc điện thoại hay laptop như trước nữa. Và thay vì xét đến việc một người gắn bó với một sản phẩm đơn lẻ, các nhà marketing đã suy rộng ra đến việc một người gắn bó với cả một thương hiệu và trải nghiệm sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó.

Tinhte_Thietke8.jpg

Suy cho cùng, nếu xét theo cách con người gắn bó với một nhãn hàng, thì mọi sản phẩm đơn lẻ của nhãn hàng đó đều có thể nâng cấp hoặc bị loại bỏ. Ví dụ như Apple. Dùng iPhone 6S vài năm, chậm, đổi lên iPhone XR, người tiêu dùng vẫn được cho là gắn bó với thương hiệu đó.

Khi ấy là lúc những người yêu môi trường lên tiếng. Việc loại bỏ những sản phẩm cũ để đổi sang sản phẩm mới tốt hơn, nhanh hơn sẽ tạo ra rác thải. Đó là cách nhìn thực tế. Còn nếu chúng ta nhìn nhận vấn đề theo cách hơi lãng mạn một chút, có thể thấy đồ công nghệ gần như không tạo ra được cảm giác con người có một “người bạn đồng hành” qua năm tháng như một đôi giày, chiếc ví hay chiếc áo khoác dùng vài năm vẫn bền.

Tinhte_Thietke5.jpg

Ấy chính là lý do những cái tên lớn trong ngành công nghệ vẫn tiếp tục tạo ra những sản phẩm vật lý để phục vụ nhu cầu khách hàng, như Google Pixel 3, loa Amazon Echo và thậm chí cả Facebook nữa. Họ không muốn chỉ tồn tại trong đầu khách hàng như một dịch vụ trên màn hình hiển thị, mà còn có cả những sản phẩm mang cá tính riêng mà con người có thể chạm tay vào được. Làm được điều này, và hệ quả là các hãng lớn đều có những hệ sinh thái sản phẩm riêng.

Câu hỏi khó cho các nhà thiết kế mỹ thuật công nghiệp vẫn là, giữa cái thời một năm đổi điện thoại hai lần như bây giờ, làm thế nào để tạo ra những sản phẩm cho phép con người gắn bó lâu dài và có những cảm xúc riêng với chúng?

Câu trả lời đơn giản, “cũng còn tùy”. Một vài ngành có thể lấy kinh nghiệm từ quá khứ để tạo ra những sản phẩm ngắm mãi không chán, như TV hay đồ audio chẳng hạn. Việc áp dụng thiết kế cũ vài thập kỷ trước. và nhồi vào trong đó những tính năng mới tiện dụng là cách không ít hãng vẫn đang làm, và vẫn thành công với phương pháp đó, ví dụ như Bang & Olufsen chẳng hạn.

Tinhte_Thietke6.jpg

Nhiều hãng thậm chí còn dựa vào tài nghệ chế tác thủ công để tạo ra những thiết bị bán ra ở thị trường tầm cao. Chúng rõ ràng có chất lượng và thiết kế đẹp mắt hơn nhiều sản phẩm sản xuất hàng loạt, nhưng vẫn đầy đủ những kết nối WiFi, Bluetooth… Mấy năm gần đây phong trào hipster lên ngôi, anh em lại được thấy những bộ đồ cạo râu cổ điển hay những đôi giày da được sản xuất tỉ mỉ với giá hợp lý hơn trước nhiều. Lúc này các thương hiệu sẽ không chỉ bán sản phẩm mà còn bán luôn cả câu chuyện một sản phẩm thành hình như thế nào để kích thích sự gắn bó của con người với những món đồ ấy.

Bài toán cho nhiều thương hiệu đều chỉ đơn giản xoay quanh hai khía cạnh, tạo ra một sản phẩm đẹp mắt, dùng nhiều năm vẫn không cảm thấy nhàm chán, nhưng cùng lúc chúng vẫn phải phục vụ được những yêu cầu của thời đại kỹ thuật số, khi internet trở nên phổ cập hơn bao giờ hết.

93 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay quá.
Bài viết nhiều hoài niệm.
Nhưng chắc chỉ số ít thương hiệu dám làm những sản phẩm mang tính trường tồn hoặc chỉ làm cho 1 mẫu nào đó mang tính sưu tầm, kỷ niệm mà thôi.
dual1
CAO CẤP
5 năm
@tranvutruong Tựu trung lại cũng chỉ 1 câu "tầm nhìn thiết kế"
anti-fan
TÍCH CỰC
5 năm
@dual1 Tầm ẹ gì, bọn nó cố tình giết sản phẩm để bán cái mới thì có
dual1
CAO CẤP
5 năm
@anti-fan Nếu mà có khả năng giết sp để bán cái mới và người dùng vẫn tin theo thì trình cao đấy, không phải ai cũng làm được.
Tầm nhìn quá giỏi!
lehongxuan
TÍCH CỰC
5 năm
@tranvutruong Tính riêng mấy em iphone 3 4 ngày xưa độ hoàn thiện bền dễ sợ, giờ giá đi lên mà độ bền đi xuống 😔
nghuan123
ĐẠI BÀNG
5 năm
@lehongxuan Bền quá sao bán đc hàng mới bác. Nhớ mấy đồ điện gia dụng hồi xưa xài 5-10 năm chẳng sao, bây giờ mua đồ về xài 2-3 năm là bắt đầu trục trặc.
longnv690
ĐẠI BÀNG
5 năm
cám ơn bác đã chia sẻ thông tin hữu ích
gthanhn
ĐẠI BÀNG
5 năm
Của bền tại người thôi. Nếu mình sử dụng cẩn thận thì nó bền thôi dù có bằng sắt thép nếu không giữ cũng hư.
mai12
TÍCH CỰC
5 năm
@thanhgia123 Bạn nói rất đúng
SilverA
TÍCH CỰC
5 năm
@thanhgia123 Người ta đang nói đến thiết kế mà bác. Có nói về độ bền đâu. Nhiều thứ dũng vẫn ngon, vẫn tốt nhưng sau 1 năm đã chán, muốn đổi mới rồi. Lại có những thứ hàng chục năm tã lắm rồi, lại lỗi thời, coing nghệ kém mà ta vẫn thích dùng.
VyVyNguyenLe
ĐẠI BÀNG
5 năm
toàn đồ cổ 😁
Dzhuy
CAO CẤP
5 năm
Khó thế. Cái gì cũng phải thay mới thôi bác. Chỉ có đất đá mới trường tồn nhé
mai12
TÍCH CỰC
5 năm
@Dzhuy Các nhà khoa học suy đoán đến 1 lúc nào đó trái đất cũng bị duyệt vong
Dzhuy
CAO CẤP
5 năm
@mai12 Cứ sống thoải mái đê ông ey
mai12
TÍCH CỰC
5 năm
@Dzhuy Ừ con người chỉ sống có trăm năm thôi mà 😃
Khoa81
CAO CẤP
5 năm
Ko có gì là trường tồn, ngay cả trái đất hay mặt trời cũng còn có ngày phải tèo thì có cái éo gì gọi là trường tồn được, à chỉ có cái đcs quang vinh muôn năm là trường tồn nhá 😁
TRK
TÍCH CỰC
5 năm
@Khoa81 Lát lên phường nhé.
Ethanol
TÍCH CỰC
5 năm
@Khoa81 Trường tồn cái con củ cải ấy, mới "sống" được vài chục năm thôi, cũng sắp chết rồi ở đó mà lòe dân đen.
@Khoa81 Đã báo công an !
của bền tại người, như mình xài đồ hay quăng quật thì cái gì rồi cũng hư, riêng con nào tồn tại được dưới tay mình thì nó trâu chó thấy ớn, điển hình là con asus zenfone, xài qua mấy đời máy mà con zf đó vẫn còn sống tà tà, đủ dù lumia đã ra đi, nokia ra đi, lenovo ra đi, 6+ 5s theo chân ra đi =)
CrazBoy9x
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ôi nhắc mới nhớ đồ ngày xưa xác suất hỏng chắc ngang trúng vietlott bây h
@CrazBoy9x Đồ bây giờ nó xài máy gia công chính xác nên nó có thể làm càng ngày ngày mỏng dính, dùng toàn bằng nhựa nữa... lâu ngày nó tự phân huỷ rồi
Thật sự khó khi mọi thứ luôn thay đổi, cái xuất hiện sau luôn tốt hơn cái trước. Nguoief ta còn lưu giữ chỉ là vì kye niệm
minhieu89
TÍCH CỰC
5 năm
Thank mod đã chia sẻ bài viết hay!
Thực ra cái nào đã đc thiết kế đều đáng trân trọng. Như cái Side Kick vẫn đẹp- ai thấy rườm rà do ko quen thôi.
TDL288
ĐẠI BÀNG
5 năm
Đây là một điều ai cũng muốn mà không làm được bao nhiêu
Trường tồn thì bố ai mua đồ mới nữa, kinh tế trì trệ, tăng trưởng âm à :rolleyes:
@DarthTyr đúng vậy, vì thế thì những đồ bền về công nghiệp và vật lý sẽ có giá đắt hơn so các sp khác. Đơn cử là con S8 dù ra mắt dắt hơn đt trong Samsung, nhưng 3 năm rồi, vẫn dùng được mà ko cần đổi đt, trong khi con tầm trung thì thay đổi chóng mặt
rosejaooh
TÍCH CỰC
5 năm
Nothing's 4ever 😁
XBlue
CAO CẤP
5 năm
Nhiều thiết kế các thiết bị âm thanh xưa của Nhật Âu Mỹ thật đẹp và sắc sảo, từ khi tung cộng nhúng tay vô là banh tà long hết
😔 Những món mang giá trị sưu tầm
Trăm năm bia đá cũng mòn bia chai cũng bể ... Chỉ còn bia ôm.hihihi...
Không gì là mãi mãi !
TRK
TÍCH CỰC
5 năm
@Duong Quoc Thong Có cái ...L là thiết kế chuẩn nhất. ý mình là cái ...Lòng.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019