Lần đầu tiên 1 chiếc cầu thép sẽ được "xây dựng" tự động bằng công nghệ in 3D tại Amsterdam, Hà Lan

uhraman
16/6/2015 8:17Phản hồi: 62
Lần đầu tiên 1 chiếc cầu thép sẽ được "xây dựng" tự động bằng công nghệ in 3D tại Amsterdam, Hà Lan
3d_printed_bridge.jpg
Công nghệ in 3D đang ngày càng phát triển và đóng góp ngày càng nhiều các ứng dụng thiết thực vào trong cuộc sống của chúng ta. Vừa qua, MX3D - một công ty nghiên cứu và phát triển kỹ thuật in 3D cho biết, họ đang hợp tác với công ty chuyên phát triển các phần mềm thiết kế Autodesk (công ty với sản phẩm nổi tiếng AutoCad) và công ty xây dựng Heijmans để thực hiện một dự án in 3D vô cùng ấn tượng tại Amsterdam, Hà Lan. Lần đầu tiên một chiếc cầu bằng thép sẽ được “xây dựng” hoàn toàn tự động bằng công nghệ in 3D. Theo thiết kế vạch ra, MX3D sẽ dùng các robot in xuất phát từ 2 đầu cầu và các robot này sẽ in dần dần cho đến khi gặp nhau ở giữa cầu để hoàn thiện sản phẩm.

MX3D nói rằng dự án sẽ sử dụng công nghệ in 3D robot với khả năng in trong không trung. Các robot công nghiệp đa trục được dùng có thể in kim loại, nhựa, cũng như tổ hợp của các loại vật liệu. Tuy nhiên, trong dự án in cầu này, vật liệu mà robot sử dụng để in là thép. Chính thiết kế đặc biệt với cấu trúc 6 trục giúp cho công nghệ in 3D được sử dụng không bị giới hạn trong một không gian hẹp như các công nghệ in 3D truyền thống. Ngoài ra, các cánh tay robot này còn có khả năng nung nóng kim loại lên đến 1500 độ C, giúp xây dựng các cấu trúc khỏe, bền vững và phức tạp.

Hơn thế nữa, các robot này còn được thiết kế để có thể trượt trên các cấu trúc mà chúng vừa in ra, giống như những đường sắt hỗ trợ giúp chúng từ từ trượt về phía trước. Điều này có nghĩa là cây cầu được tạo ra đến đâu, robot sẽ di chuyển đến đó (trên chính phần được tạo ra) để tiếp tục hoàn thiện quá trình xây dựng.


Video mô phỏng chiếc cầu sẽ được xây dựng
Nhà thiết kế Joris Laarman, người đã từng làm việc với các công trình in 3D không có giá đỡ của MX3D (MX3D printing free-standing 3D sculpture) và hiện đang sử dụng phần mềm Autodesk để thiết kế cây cầu cho biết chiếc cầu này sẽ là một minh chứng cho thấy kỹ thuật in 3D cuối cùng sẽ thâm nhập vào thế giới của các vật thể có chức năng, quy mô lớn và những vật liệu bền vững với hình dạng có thể biến đổi tùy ý.

Hiện tại, địa điểm chính xác của cây cầu vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, dự kiến một trung tâm cho khách tham quan, theo dõi sự tiến triển của các con robot sẽ được mở cửa vào tháng 9/2015. Dưới đây là video ngắn, giới thiệu sơ lược về dự án in cầu của MX3D.



Một số hình ảnh khác về dự án cầu thép in bằng kỹ thuật in 3D
Nguồn: Gizmag
62 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Công nghệ ngày càng phát triển 1 ngày nào đó có thể in cả căn nhà bằng công nghệ in 3D này 😃
@thebaobim283 đã in được nhà bằng in 3D rồi bạn
dual1
CAO CẤP
9 năm
@minhanh199 video bạn đề cập chỉ sử dụng 1 loại cêment đặc biệt, và theo như quan sát thì cũng ko phải là được lập trình để in từ a -> z như con robot in cái cái cầu (con này phức tạp hơn nhiều), nó chỉ in dạng sharp - bone rồi ghép lại.
@minhanh199 có ai để ý thấy cờ đỏ sao vàng ko
tronghienhd
ĐẠI BÀNG
9 năm
@thebaobim283 Có nhà được in 3D rồi mà bạn
devilkut3
TÍCH CỰC
9 năm
Trog tương lai sẽ hấp dẫn lắm đây 😁
Không in ở kích cỡ micro nữa à.
thép không thế này thì máy tháng là gỉ sét hết
@blackmeteo thiếu gì cách chống rỉ, nó đang ở hà lan chứ không phải vn bạn ơi
@mousemax =)) chuẩn bạn 😁 kỹ sư bên đó chứ ko phải kỹ sư VN kkkkkkkkkkkkkkkkkkkk
@blackmeteo Não để làm gì vậy?
duyvankm
TÍCH CỰC
9 năm
@blackmeteo lo những cái không đâu thế nhỉ, không nhẽ người ta làm ra cái cầu xong để đấy chơi như ở vn chắc?
celebs
ĐẠI BÀNG
9 năm
Tương lai không xa : cầu cống , nhà cửa , đường sá , thậm chí tất cả các ngành sản xuất đều sử dụng công nghệ in 3D tự động hoàn toàn . Tương lai xa : mỗi gia đình đều có 1 hoặc nhiều máy in 3D tự động phục vụ , thích cái gì nó in cho cái đó , đồ dùng , thực phẩm , xe cộ , ...
@celebs quá đã luôn 😁
ecuoiboss
ĐẠI BÀNG
9 năm
@MoHinhTinh.com MAC VÀ ANGGHEN dự đoán như thế.
Công nghệ phát triển kinh khủng thật !
Quan trọng là cung cấp nguyên liệu cho nó.việc còn lại cứ để nó lo.
Nhanh nhanh in mấy em chân dài! 😁
có máy làm rồi không sợ làm ẩu nữa...😃
Hari_Nguyen
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Đỗ Duy Cường vẫn được chứ, chỉ cần chỉnh tỷ lệ (%) là ra chất lượng khác nhau.
caotrien
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Đỗ Duy Cường K sợ làm ẩu nhưng về VN thì thành giấy vụn chứ k còn là thép đâu :p
Công nghệ in 3D phát triển nhanh quá. đã in được cả thép rồi. Tương lại gần công nghệ này sẽ thống trị các ngành cơ khí.
Không biết "công nghệ rút ruột" ở VN có theo kịp nổi không? Lo cho các quan đấu thầu chức khéo mà lỗ to.
dg189
ĐẠI BÀNG
9 năm
@tbtvsg không bao giờ lỗ lúc đó nó sẽ in cầu đường mỏng đi, dùng nguyên liệu rởm. giá tăng lên như thường 😆
hoangkh'
ĐẠI BÀNG
9 năm
@tbtvsg Rút ruột bằng cách mua mực in đểu và lấy hóa đơn mực xịn. Ví như in cái cầu thép thì có loại thép đểu và thép xịn. Mua thép đểu về in thì còn phê hơn cầu truyền thống
@tbtvsg Bác chỉ biết nghĩ một mặt của vấn đề, vn còn có "công nghệ kê giá" nữa nhé, chấp tụi nó lên tới sao hoả công nghệ của chúng ta cũng sẽ cho chúng nó hít khói nhé 😁 :D
mikan293
TÍCH CỰC
9 năm
Phần khó nhất là thiết kế chịu lực sao cho phù hợp với cách in 3D.
dual1
CAO CẤP
9 năm
@mikan293 phần này thực ra không khó.
@mikan293 Phần đấy là dễ nhất, cũng là phần mềm lo cả rồi.
Công nhận quá hay.
Nhìn mấy cái tay máy, làm mình nhớ quân Terran trong Starcraft 😁
kỹ sư cầu đường sắp thất nghiệp...đại học giao thông vận tải sắp đóng cửa....
Các công nhân Việt Nam ko thích đều này
image.jpg
KHUNG CẢNH THẬT LÀ THƠ MỘNG VÀ LÃNG MỆNH
iLi
TÍCH CỰC
9 năm
Để áp dụng cho những cây cầu lớn chắc còn lâu,...
công nghệ này mà dùng dc trong y học nhỉ. in luôn nội tạng thì vô đối
Điều đó có làm BPhone hết vô đối không?
yennx
ĐẠI BÀNG
9 năm
Thật tuyệt vời! Thật không thể tin nổi!

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019