TTBC2024

TTBC2024


Lần đầu tiên máy bay Không quân Mỹ tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay do Nga sản xuất

bk9sw
14/11/2024 8:19Phản hồi: 61
Lần đầu tiên máy bay Không quân Mỹ tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay do Nga sản xuất
Theo tuyên bố chính thức từ DVIDS - cơ quan truyền thông của Quân đội Hoa Kỳ thì một chiếc KC-135 Stratotanker thuộc Phi đội tiếp nhiên liệu trên không số 141, Lực lượng vệ binh quốc gia Washington (WANG) đã tiếp nhiên liệu cho 3 máy bay Sukhoi Su-30MKM thuộc Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF). Đây là một hoạt động trong khuôn khổ cuộc diễn tập chung theo chương trình U.S State Partnership tại căn cứ không quân Subang hôm ngày 12 tháng 11 vừa qua.


Sự kiện này được xem là lịch sử và là trường hợp đầu tiên được ghi nhận về việc máy bay của Không quân Hoa Kỳ tiếp nhiên liệu cho một máy bay quân sự do Nga sản xuất khi đang bay. Được biết phi hành đoàn trên chiếc KC-135 đã sử dụng hệ thống tiếp nhiên liệu đa điểm (MPRS) và phương pháp tiếp nhiên liệu probe & drogue (PDR) để tiếp nhiên liệu Jet A-1 cho Su-30.

Nói về hệ thống MPRS thì đây là một trang bị nhằm mở rộng năng lực tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay tanker như KC-135.

KC-135 refuel B-1.jpg
KC-135 có hệ thống tiếp nhiên liệu chính dùng phương pháp flying boom - một cần tiếp với ống cứng có thể thò thụt, được đặt ở phía sau máy bay và cần có người điều khiển (Boom Operator) để ghép nối cần tiếp với miệng tiếp trên thùng nhiên liệu của máy bay nhận, thường là các máy bay phản lực của Không lực Hoa Kỳ (USAF) như F-15 Eagle/Strike Eagle, F-16 Fighting Falcon, F-22 Raptor, F-35A Lightning II, B-1 Lancer, B-2 Spirit, B-52 Stratofortress, A-10 Thunderbolt II, E-3 Sentry, U-2 Dragon Lady ... Phương pháp tiếp nhiên liệu bằng flying boom cho tốc độ truyền nhiên liệu nhanh hơn, giảm thời gian tiếp nhiên liệu trên không từ đó giảm rủi ro bị tấn công cho cả máy bay tiếp nhiên liệu lẫn máy bay nhận, phù hợp với nhu cầu tác chiến của USAF.

KC-135 probe & drogue.jpg
Trong khi đó máy bay của Hải quân Hoa Kỳ (US Navy) và Thủy quân lục chiến (US Marine Corps) lại sử dụng phương pháp tiếp nhiên liệu trên không bằng ống mềm và đầu tiếp gọi là probe & drogue. Máy bay tanker như KC-135 sẽ thả ra ống tiếp mềm, ở một đầu ống có gắn một thiết bị giống như dù hãm (drogue) hay còn gọi là giỏ (basket). Thiết bị hình giỏ này có thiết kế khí động học như quả cầu lông, nó giữ cho ống nhiên liệu ổn định trong không khí khi máy bay đang bay và hỗ trợ kết nối đầu tiếp nhiên liệu (probe) trên máy bay nhận. Hải quân Hoa Kỳ hay Thủy quân lục chiến ưa chuộng phương pháp tiếp nhiên liệu kiểu probe & drogue hơn bởi thiết kế này đơn giản, dễ trang bị, mang lại sự linh hoạt cho nhiều loại máy bay từ máy bay phản lực cánh bằng, máy bay cánh quạt cho đến trực thăng. Ngoài ra, so với phương pháp flying boom thì probe & drogue an toàn hơn khi thực hiện quy trình tiếp nhiên liệu trên không.

KC-135 MPRS.jpg
KC-135 về cơ bản vẫn có thể tiếp nhiên liệu theo phương pháp probe & drogue nhưng sẽ cần dến một bộ chuyển đổi boom-drogue (BDA) và phải được lắp đặt trước khi bay. Vì vậy để giữ lại hệ thống flying boom trong khi vẫn có thể tiếp nhiên liệu theo kiểu probe & drogue thì những chiếc KC-135 được trang bị MPRS - một hệ thống gồm máy bơm, các van bơm, máy phát điện, ống tiếp nhiên liệu mềm được đặt gọn trong một kén (pod) treo dưới cánh máy bay. Nhờ MPRS, KC-135 có thể tiếp nhiên liệu cho máy bay của cả Hải quân, Thủy quân lục chiến và hầu hết máy bay của các nước đồng minh NATO. Thêm vào đó, 2 pod MPRS treo 2 bên cánh sẽ cho phép KC-135 tiếp nhiên liệu cho 2 máy bay cùng lúc.


Hoa Kỳ được cho là đã triển khai các hệ thống tiếp nhiên liệu đa điểm MPRS để cải thiện khả năng tương tác và tương thích với các lực lượng nước ngoài mà trong đó, nhiều lực lượng đang vận hành các máy bay do Nga sản xuất. Su-30MKM cũng được trang bị đầu tiếp nhiên liệu tương tự với các máy bay của Hải quân Mỹ và NATO nên nó cũng có thể được tiếp nhiên liệu từ KC-135 theo phương pháp probe & drogue như chúng ta thấy trong video. Thực tế hành động này đã từng xảy ra trước đây nhưng là giữa tanker C-135FR của Không quân Pháp và Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

The Aviationist; Eurasiantimes
61 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bình thường thôi giống iPhone chuyển qua sạc type C thì có j đâu 😁
@Bão Sài Gòn type C Apple dùng từ 2015 rồi nhé 😆
Sắp tới mà nghe tin Mỹ tham gia bảo trì, tu dưỡng cho máy bay chiến đấu Nga (của những nước đã mua) thì có thằng lại nhồi máu cơ tim.
@minhthuvc
Cười vô mặt
@ngtrongtri Hắn là Nhạc Mất Quần bố của Quân Tử Kiếm Nhạc Bất Quần 😆
@8Keo Sắp tới cái dzề,50-60 năm về trước đã có rùi,mấy phi công màu mỹ đã tiếp dàu nhớt cho mấy MBBG ròi,ở sân bay ngã năm chuồng chó ý.😆
Bình thường, Su-30MKM của Malay này lắp toàn đồ xịn nhất của Pháp
@grozar ủa sao lại của Pháp?
@tomato459 Có tiền thích thì lắp vào thay thế đồ Nga
@grozar thay thế những gì. bạn nhỉ?
@tomato459 Hệ thống điện tử, chỉ thị mục tiêu, HUD do Thales cung cấp
2 cổng cắm đổ xăng khác hệ nhau thì phải lắp thêm cổng chuyển rồi 😁
Chứng tỏ máy bay bọn Nga quá bú xăng, quá lởm
@không_bị_sốt Mấy thằng không hiểu gì lại sĩ. Tốt nhất biết về công nghệ thì đừng nhảy sang quân sự nhé. Cứ đốt afterburner liên tục thì con nào cũng thế thôi nhé
@không_bị_sốt Nếu mb Mỹ ngốn ít xăng thì bọn Mỹ nó làm máy bay chở xăng làm cm gì. Phát ngôn thông minh thế
@không_bị_sốt cmt là thấy Não NHU cmnr
@nautical Chiến thuật tiếp nhiên liệu trên không có nhiều mục đích, bay xa hơn, máy bay chiến đáu mang vũ khí cất cánh nhẹ hơn, nhanh hơn....
các kiểu tiếp dầu mình quan sát thấy do các máy bay đời mới lổ tiếp dầu nằm sát thân nhất là máy bay tàng hình nên phải dùng kiểu Flying boom ,còn máy bay thường nó có vòi tiếp xăng nằm mặt trước chứ không phải là thích kiểu này hay kiểu kia
@anhcom67 Vòi probe cũng ẩn vào thân đc nên vẫn đảm bảo yếu tố tàng hình đó bác, bác có thể tìm hiểu tại sao máy bay của navy hay marine xài probe sẽ có câu trả lời :3
@bk9sw có thể tìm hiểu tại sao máy bay của navy hay marine xài probe sẽ có câu trả lời

sẵn đà, làm thêm 1 bài đi mod 😁
Máy bay hết dầu thì nghiên nghiêng đi có bay thêm được không =))
@Chọc Chó Máy bay hết nhiên liệu thì….tắt máy, lượn theo gió thôi bác 😄
@Chọc Chó núp mây nha 😆
@amdxxx hết vận lượn được tầm vài chục km tùy vào độ cào thôi, máy bay dân sự đã có nhiều vụ này rồi
@Chọc Chó kéo e máy bay thì tiết kiệm thêm đc ít =))
@Chọc Chó đc ,lag lag bình xăng ,kéo thêm cần air là bay thêm đc mấy cây số 😁
Vụ này thử nghiệm xong bán cho VN nè
Hợp tác
Ủa tưởng khác hệ, dùng khác loại nhiên liệu chứ nhề.
Vụ này làm, mỹ vừa dc tiếng, lại vừa QC bán cho những nc có đang dùng máy bay nga có nhu cầu tiếp liệu.
Không thấy nói con Su dùng giao thức gì nhỉ.
thế giới đại đoàn kết thế này sợ méo ji bọn aliens
@tourist123 Aliens chê Trái Đất nha
Chính quyền Nga ép cty sản xuất vũ khí của Mỹ phải thay đổi giao thức tiếp nhiên liệu để phù hợp với máy bay Sukhoi.
Nga nó sx cái bản xuất khẩu này cho Indo và các nước khác đều tùy biến được cả vk của phương Tây chứ có mỗi tiếp dầu là gì
Máy bay Nga Xô khi gần hết xăng có thể tắt máy, núp mây chờ đồng đội đến tiếp nhiên liệu nhé.
Sao không làm chung chuẩn như vòi bơm xăng ô tô, xe máy ấy 😆
hồi trước đi nhậu toàn tiếp dầu trên không với tay vịn suốt
Cười vô mặt
Mấy con lai màu F3- vện vang này chỉ biết cào chứ óc 🐕👈🏻
Chỉ khi nào tập trận với QG nào có máy bay Nga thì Mỹ thêm bồn chứa nhiên liệu dành cho mb nga,vì máy bay Nga-Mỹ dùng nhiên liệu khác nhau,thay đầu nối tiếp nhiên liệu là được.
Nghe kịp chưa mấy con lai màu F3 Caliphọt.
+ ăn bobo nhưng vẫn dư sức dùng vòi tiếp nhiên liệu cho mấy con mái vện ăn bơ sữa vậy.😆
nó đổ cho nhớt thì rớt lẹ kk

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019