Lần đầu tiên nuôi cấy thành công ống dẫn trứng trong phòng thí nghiệm

MinhTriND
16/1/2016 8:57Phản hồi: 8
Lần đầu tiên nuôi cấy thành công ống dẫn trứng trong phòng thí nghiệm
Các nhà nghiên cứu Đức tuyên bố họ đã nuôi cấy thành công lớp trong cùng của ống dẫn trứng con người, dưới quy mô phòng thí nghiệm. Kỹ thuật mới được cho sẽ cung cấp nhiều hiểu biết hơn về các thành phần thiết yếu của hệ sinh sản nữ, đồng thời gợi ra hướng đi mới tiềm năng, cho việc điều trị những rối loạn sinh sản khác nhau.

Ống dẫn trứng đóng một vai trò rất quan trọng trong khả năng sinh sản của con người. Những ống nhỏ này với chiều dài từ 10 - 15 cm, kết nối buồng trứng của phụ nữ đến tử cung và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình vận chuyển trứng đã thụ tinh. Thông thường, mỗi phụ nữ có một cặp ống dẫn trứng, nằm đối xứng 2 bên tử cung. Có một vấn đề là bộ phận này thường dễ bị nhiễm khuẩn và mắc một số dạng ung thư nhất định. Do sự xuất hiện của vi khuẩn, ống dẫn trứng bị tắc nghẽn, gây ra các trường hợp nghiêm trọng đưa đến vô sinh.

Một số tế bào bị biến đổi từ ống dẫn trứng có thể lây lan sang buồng trứng, dẫn đến ung thư biểu mô buồng trứng - một trong những loại ung thư phụ khoa nguy hiểm nhất. Hơn nữa, quá trình kiểm tra bên trong ống dẫn trứng của bệnh nhân là công việc khó khăn đối với bác sĩ, do đó, đưa ra chuẩn đoán sớm là điều không mấy dễ dàng. Đồng thời, tạo ra những điều kiện sinh học nói trên trong phòng thí nghiệm cho mục đích nghiên cứu, cũng là điều khiến các nhà khoa học đau đầu.

Quá trình nghiên cứu


Để khắc phục những hạn chế này, các nhà nghiên cứu từ Viện Max Planck ở Berlin (Đức) đã phát triển một kỹ thuật mới, cho phép nuôi cấy lớp niêm mạc bên trong của ống dẫn trứng - nơi viêm nhiễm và ung khởi phát. Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Giáo sư Tiến sĩ Thomas F. Meyer, đã thực hiện được điều đó bằng cách thu thập tế bào gốc từ các tế bào biểu mô của nhà tài trợ, sau đó nuôi chúng trong điều kiện đặc biệt.

ống-dẫn-trứng.jpg

Một số tế bào biến đổi thành các “organoid” (nuôi cấy 3 chiều), có dạng hình cầu rỗng, bao gồm hàng ngàn tế bào. Những organoid này rất giống với ‘hàng thật’, cả về giải phẫu học, cấu trúc cũng như các quá trình sinh hóa. Chúng thậm chí còn phản ứng với kích thích tố được đặt trong dung dịch dinh dưỡng. Đây rõ ràng là tín hiệu tốt bởi điều đó có nghĩa nghĩa là các tế bào này có tiềm năng phát triển thành các tế bào chuyên biệt. Đáng chú ý, toàn bộ thời gian tăng trưởng đều xảy ra mà không có bất kỳ can thiệp nào; và các nhà khoa học cho rằng những ‘dữ liệu’ đó vốn đã được lưu trữ trong các tế bào biểu mô. Ngoài ra, các organoid cũng không có bất kỳ “thay đổi đáng kể” nào trong năm, sau khi chúng được nuôi cấy. Điều này đặc biệt có lợi cho nghiên cứu.

Một thông tin cũng cần phải biết là ống dẫn trứng được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm một cách thành công, không có nghĩa là nó sẽ dùng để cấy ghép. Tất cả những gì thu hoạch được tại thời điểm hiện tại chỉ được dùng cho công tác nghiên cứu. Sắp tới, các nhà khoa học muốn sử dụng phương pháp mới của mình cho mô hình ex vivo (tiến hành trên bộ phận đã được lấy ra khỏi cơ thể sống) để hiểu rõ hơn về cơ chế sinh sản, đồng thời tìm hiểu khả năng nhiễm trùng có thể dẫn đến ung thư.

Tham khảo: Ibtimes, NCBI
8 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

gh0st91no1
TÍCH CỰC
8 năm
Một ngày nào đó đàn ông sẽ mang bầu... dầu ăn Toàn Phát tan nát đời trai 😁
không phải phụ nữ nên chịu 😁
Nước ngoài quan tâm chị em ghê nhỉ, sao k có thay chim cho anh em đàn ông để thay hàng cho vợ nhỉ
schalke04
TÍCH CỰC
8 năm
Cái ống đó là để dẫn trứng chín chứ sao lại dẫn trứng đã thụ tinh?
Tỷ lệ vô sinh ngày càng cao....khoa học càng phát triển tạo ra cơ hội cho các cặp vô sinh hiếm muộn được hạnh phúc khi có con
Khoa học ngày càng tiến bộ ^^
libieu
CAO CẤP
8 năm
giải phóng phụ nữ theo cách của khoa học 😁
không biết có an toàn không

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019