Lần đầu tiên thấy chim cánh cụt thay lông

Rubi Lee
10/12/2024 7:24Phản hồi: 27
Lần đầu tiên thấy chim cánh cụt thay lông
Trong chuyến đi Hong Kong vừa rồi, mình có dịp đến thuỷ cung và xem chim cánh cụt tại nơi đây. Khác với hình ảnh đáng yêu về loài chim cánh cụt mà mình đã thấy ngoài đời và cả xem trên mạng, thì lần này, nó lại khác hẳn. Khi mình đưa những hình ảnh này cho bạn bè xem, thì mọi người đều cảm thấy rất “ngứa ngáy” và “khó chịu”, vì nhìn ảnh thì giống như là chim cánh cụt đang bị loài vật nào đó ký sinh vậy. Nhưng mà thực chất đây chính là quá trình thay lông của loài này - một giai đoạn đầy thử thách và nguy hiểm trong chu kỳ mỗi năm của chim cánh cụt.

Quá trình thay lông đầy gian khổ của chim cánh cụt


chim-canh-cut-4.JPG

Trong hình mình chụp là chim cánh cụt vua (king penguin) với ngoại hình nhìn rất giống chim cánh cụt hoàng đế (emperor penguins) - loài chim cánh cụt lớn nhất thế giới. Điểm khác biệt lớn nhất ở 2 loài này chính là phần lông màu vàng cam trên cổ và đầu. Chim cánh cụt vua khi trưởng thành có thể đặt đến độ cao 95cm.

Chim cánh cụt vua thay lông hàng năm, thường là khoảng 30 ngày trước mùa giao phối. Quá trình thay lông sẽ mất từ 3-4 tuần và vì bộ lông không chống thấm nước và cơ thể cũng không thể cách nhiệt tốt nên chúng không thể ra biển kiếm ăn, điều này buộc chúng phải ngừng tiêu thụ thức ăn và chỉ sống dựa vào nguồn chất béo dự trữ trong cơ thể, cho đến khi phần lông được thay xong. Sau mỗi chu kỳ như vậy, chim cánh cụt có thể giảm từ 3-4 kg trọng lượng cơ thể.

chim-canh-cut-6.JPG

Vì không thể ra biển nên đây là khoảng thời gian cực kỳ căng thẳng đối với loài chim cánh cụt. Khác với nhiều loài, lớp lông của chim cánh cụt được thay cùng một lúc. Vì thế, quá trình rụng lông và thay lông mới đòi hỏi rất nhiều năng lượng nên mức năng lượng của chúng rất thấp, với nguy cơ bị đói và mất nước cao nên đây là thời điểm mà chim cánh cụt trở thành mục tiêu của những kẻ săn mồi.

Tại sao lại phải thay lông?


chim-canh-cut-2.JPG

Ở chim cánh cụt con, đợt thay lông sẽ đánh dấu đợt trưởng thành của chúng. Khác hẳn dáng vẻ khi trưởng thành, chim cánh cụt vua lúc nhỏ sở hữu bộ lông màu nâu, phồng to giúp chúng giữ ấm trong những tháng mùa đông, nhưng lớp lông này lại khiến chúng không thể bơi, nên không thể xuống biển tự tìm thức ăn được. Đến khi được thay lớp lông trưởng thành, chim cánh cụt mới được bảo vệ tốt hơn trước các yếu tố thời tiết khắc nghiệt của khu vực cận Nam Cực và bắt đầu hành trình tự kiếm ăn một mình

chim-canh-cut-1.jpeg
Hình ảnh chim cánh cụt vua con, trước khi thay lông nè (hình mình lấy trên mạng nha)

Chim cánh cụt vua thường bắt đầu đợt thay lông đầu tiên khi được 10-12 tháng tuổi, sau khi chim cánh cụt bố mẹ trở về vào mùa xuân để cho chúng ăn. Lượng thức ăn trước quá trình này có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 3 lần bình thường. Khi dự trữ đủ năng lượng, chúng sẽ bắt đầu quá trình thay lông đầy gian khổ này.

Chim cánh cụt vua trưởng thành có tổng cộng 4 lớp lông: 3 lớp lông tơ bên trong và lớp lông vũ không thấm nước bên ngoài. Trong cuộc sống ngoài tự nhiên, chim cánh cụt dành rất nhiều thời gian dưới nước, đôi khi trong nhiều tuần liền, vì vậy phần lông của chúng cần phải không thấm nước để không bị ướt và mất nhiệt. Bên cạnh đó, lớp lông không thấm nước còn giúp chim cánh cụt ấm áp hơn. Đồng thời, nó còn giúp loài vật này có thể nổi một cách dễ dàng trên mặt nước. Nhưng theo thời gian, những chiếc lông đó có thể bị mòn và rụng, đây cũng là lý do tại sao quá trình thay lông lại rất quan trọng, cho phép lông mới mọc lại khoẻ mạnh hơn.

Quảng cáo


Mọi người có thể tìm thêm ảnh về quá trình thay lông của chim cánh cụt trên mạng để xem thêm, nhìn ngứa người luôn á.
27 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cảm ơn Rubi đã cho ae thấy cảnh chim thay lông, quả thực bất ngờ hihi
@xecatang Khịa Rubi hoài cha nội 😆))))
bọn này theo chế độ 1 vợ 1 chồng, sau khi đẻ con thì chỉ có 1 trong 2 đứa đi kiếm ăn, đứa còn lại phải đứng 1 chỗ để chim con đứng lên chân và rúc đầu vào bụng cho đỡ lạnh. do ục ịch nên khi đến những bề mặt trơn nhẵn thì sẽ không đi bộ mà sẽ... trượt bằng bụng. loài này ko có các thói quen bệnh hoạn như thẩm du hay ái tử thi như các loài cánh cụt khác. nói chung là một loài động vật siêu dễ thương.
@andymarshall Từ khi nào thẩm du là thói quen bệnh hoạn vậy?
@mylovee ok bác
@andymarshall tại tay nó ngắn quá thôi....
Mình gặp rất nhiều chim, cả có cả không có lông. nhưng đây là lần đầu thấy chim thay lông.
Sao lại bắt chim cánh cụt sống ở vùng nhiệt đới như vậy. Bọn ác độc
con gì có lông cũng thay lông
Có khi lấy lông chim cánh cụt làm áo lại ấm
Có ai nổi da ga khi nhìn phần lông trên lưng con chim cánh cụt bên trái hình đầu tiên không 😔
Cm nhìn ngứa mắt nhỉ, chỉ muốn cạo chỗ đấy đi
đè nhổ lông
Ủa, thấy chim thay lông thiệt hả?
Chim nào chả thay lông em
Con Chym không cánh thì ngày nào củng thay lông 😆
Giá có video sẽ dễ cảm nhận hơn 🤓
@crazysexycool1981 lâu lắm rồi mới thấy bác
@tienthanh.jlw A vẫn online mỗi ngày & vẫn tương tác đều đặn mà nhỉ? 😁
Bình thường hay dịch “chim cánh cụt hoàng đế” sao tự nhiên sửa thành “vua” vậy mod?
@nw_47 có cả vua lẫn hoàng đế, đọc bài đi bạn.
@hoanghaisol À đọc lướt. Cám ơn bạn
Tưởng lần đầu trên thế giới các nhà khoa học phát hiện hay gì không chứ. Bài vậy mà cũng đăng chi vậy.
Khi nào có ảnh 🦋 thay lông ae nhỉ
Lần đầu tiên...
Còn 1 loài chim éo bay bao giờ nhưng thay lông thường xuyên nữa đới.

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019