Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học tạo thành công một cẳng chân sinh học

uhraman
4/6/2015 14:19Phản hồi: 104
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học tạo thành công một cẳng chân sinh học
rat_biolimb.jpg
Hình ảnh phần cẳng chân trước của chuột đang được nuôi lớn
Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra cảnh người ta chữa bệnh bằng cách hỏng bộ phận nào thì thay luôn bộ phận đó, giống máy tính hay đồ điện tử vậy không? Vâng, chúng ta có quyền hy vọng nhìn thấy điều ấy khi chúng ta vẫn còn sống. Mới đây, một nhóm nghiên cứu tại bệnh viện Massachusetts General Hospital được dẫn dắt bởi chuyên gia Harold Ott đã lần đầu tiên trên thế giới nuôi thành công phần cẳng chân trước của chuột với cả bàn chân từ các tế bào sống bằng cách sử dụng một kỹ thuật có tên decel/recel (decellularization/recellularization - tạm dịch là giải tế bào hoá/tái tế bào hoá). Nhóm nghiên cứu cho biết có thể kỹ thuật này hoàn toàn có thể được áp dụng cho các phần khác của tay và chân và họ cũng đang thử nghiệm nuôi lớn một cánh tay linh trưởng. Tất nhiên, mục tiêu lâu dài là nuôi thành công chân tay sinh học của người. Trong tương lai, lịch sử có thể sẽ ghi nhận nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên mở ra thời kỳ nuôi cấy chi cho những người bị cụt tay chân.


Cụ thể về phương pháp decel/recel trong nghiên cứu này, thay vì tạo mới một cẳng chân trước, các nhà khoa học lấy phần cẳng chân trước của một con chuột đã chết sau đó loại bỏ tất cả các tế bào sống của con chuột trước đó khỏi bộ phận này. Quá trình này chỉ để lại phần khung các protein collagen để giúp định hình các mạch máu, xương, hay là các phần cơ. Bạn có thể hình dung quá trình này như việc tạo khung làm bánh vậy, bạn rửa bỏ phần bánh hỏng đi, giữ lại khuôn, và làm bánh mới.

Sau khi đã có phần khung, các nhà khoa học sẽ đưa các tế bào của cá thể chuột sẽ được cấy ghép vào và nuôi chúng. Sau 3 tuần nuôi, các mạch máu và cơ được hình thành và các nhà khoa học chỉ việc ghép da cho phần cẳng tay này. Quá trình kết thúc.

Có lẽ đến đây mọi người sẽ hỏi tại sao lại phải lằng nhằng như vậy? Tại sao lại không cấy ghép thẳng phần cẳng chân trước của chú chuột đã chết vào chú chuột mới mà lại làm vậy? Lý do là khi cấy ghép một bộ phận từ một cá thể khác vào một cá thể, cơ thể sẽ luôn có phản ứng đào thải bộ phận mới này do không tương hợp. Vì lý do đó, thường cá thể được cấy ghép sẽ phải dùng thuốc chống đào thải suốt đời. Nuôi cấy một bộ phận được phát triển từ chính tế bào của cá thể nhận cấy ghép được cho là sẽ ngăn chặn phản ứng đào thải này bởi vì chúng hoàn toàn tương hợp với cá thể nhận.

Quay trở lại với phần cẳng tay trước của chuột, sau khi nuôi thành công phần cơ quan này, các nhà khoa học đã thử nghiệm phản ứng của cơ quan này với tín hiệu điện. Kết quả cho thấy nó có thể gập lại cũng như di chuyển. Sau đó, phần cẳng tay này được cấy vào chú chuột đang sống (đã cho tế bào trước đó) và người ta quan sát thấy các máu chảy qua phần cấy ghép này, cho phép phần này tiếp tục sống. Do hiện tại nhóm nghiên cứu chưa thử nghiệm phản ứng đào thải và khả năng điều khiển phần cẳng tay này nên họ vẫn chưa rõ các cơ có thể tự hoạt động được hay không hay theo thời gian cơ thể có đào thải không. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu kỳ vọng rằng sẽ không có đào thải cũng như theo thời gian các dây thần kinh sẽ được phát triển thêm ở phần này và kết nối với não bộ chuột, cho phép điều khiển như thông thường.

Được biết trước đó thì kỹ thuật decel/recel cũng đã được dùng để nuôi tim, phổi, hay các cấu trúc đơn giản hơn như khí quản đã được dùng trong các cấy ghép cho người. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, nuôi một cánh tay khó hơn rất nhiều các loại trước đó do tay có rất nhiều loại tế bào và dây thần kinh.

Theo Harold Ott, trưởng nhóm nghiên cứu, ước tính thì cũng phải mất ít nhất 1 thập niên trước khi các chân tay sinh học nhân tạo kiểu này nhưng của người sẵn sàng cho việc thử nghiệm. Tuy nhiên, triển vọng tương lai là rất sáng sủa.

primate_arm.jpg
Hình một cánh tay linh trưởng đang được nhóm nghiên cứu thử nghiệm nuôi lớn
104 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cuthuyen
TÍCH CỰC
9 năm
Thật tuyệt vời! Quá giỏi.
cuthuyen
TÍCH CỰC
9 năm
Giờ là tạo được chân, mai mốt hỏng đầu thì gọi là thay cái đầu hay thay toàn thân?
kilyku
TÍCH CỰC
9 năm
@cuthuyen Thay đầu đắt gần bằng so với nuôi toàn thân mới nên nuôi mới đi cho nó đỡ mang tiếng hàng qua sửa chữa 😁
thang_1234
TÍCH CỰC
9 năm
@cuthuyen hỏng đầu thì thay cái thân của bạn gắn cho người khác =]]]]
doremonq2
ĐẠI BÀNG
9 năm
@cuthuyen Anh nói chuyện mình thấy buồn cười nhất haha
traitay95
TÍCH CỰC
9 năm
@cuthuyen THay đầu mất dữ liệu nhé bạn
cuthuyen
TÍCH CỰC
9 năm
@traitay95 Backup rùi restore lại ROM :3
- nghiên cứu thiết thực thật, chứ nhiều người bị tai nạn có thể mất đi bàn tay bàn chân vĩnh viễn.
phucnv03
ĐẠI BÀNG
9 năm
tương lai thì cứ hỏng bộ phận nào thay bộ phận đấy 😁
peterpan80
TÍCH CỰC
9 năm
@phucnv03 cũng có thể cái nào kích thước ko vừa ý thì cũng thay được lun bác nhể ....:D:D:D
Lazy.Lee
ĐẠI BÀNG
9 năm
@phucnv03 Oh . Nếu tương lai ai cũng có $$ để thay 😃
Gnoc
Trứng
9 năm
Vụ này mình coi khá lâu rồi trên Discovery, trên đó học còn nuôi được một quả tim bằng phương pháp tương tự.
Hi. Tin vui với ngành Y khoa, nhưng ai tin vào những nhận định của Dan Brown trong Hỏa Ngục chắc rất quan ngại!
@QuanVu.VinhNam đang đợi film biểu tượng thất truyền với hỏa ngục mà kô ai làm cả 😔
vâng ! nhiều người sẽ có được tình yêu "chân thật" từ đây...😁:D
Chúng ta sắp bất tử chưa các bác 😁
bakery00
TÍCH CỰC
9 năm
nhìn cứ ghê ghê, sau này thành terminator hết
Steve Chu
TÍCH CỰC
9 năm
Có khi nào ko cần nuôi động vật để lấy thịt nữa mà nuôi trong phòng thí nghiệm luôn ko? Giả sử như muốn ăn thịt cừu thì nuôi hẳn cái đùi cừu..:p
sowngold
ĐẠI BÀNG
9 năm
@trontu20 cái là vị nó không giống thật và đó là cái khó. tương lai loài người chính là đây nhưng ko dễ làm mặc dù giá rất rẻ. mấy ông có siêu vị giác họ tinh tế lắm.
@trontu20 đang làm vậy đó bác, thịt bò nhân tạo
xmen02q1
TÍCH CỰC
9 năm
@sowngold Thịt nhân tạo đã làm được từ 2 năm trước rồi nhá bạn - chứ tương lai gì nữa - 1 miếng bò kẹp bánh chỉ có điều giá khá cao.
ôi vậy là có cơ hội thay cái 4 inches của mình rồi😁:D
thuyfoet
TÍCH CỰC
9 năm
@Cùi Bưởi :eek:
Truongbv09
TÍCH CỰC
9 năm
chắc đợi vài thế hệ nữa mới có cơ hội thử nghiệm trên người
Hình ảnh thì tay mà nội dung thì chân😃 chắc tay chân là một.
stops123
ĐẠI BÀNG
9 năm
@potaydotcom có đọc hết bài không bạn
hanquochd
ĐẠI BÀNG
9 năm
@potaydotcom Đọc hết bài chưa =))
@potaydotcom Lại gặp 1 ông tay nhanh hơn não, đọc bài đi đã rồi vào comment.
Frankenstein sắp xuất hiện rồi 😁
tvhieu
TÍCH CỰC
9 năm
@toiyeuvietnam2100 Thế Death race có tái xuất nữa không nhỉ?
Lại nhớ đến truyện Héc man ngày xưa, tập 18 Hành Tinh Chết có lão bác học chế tạo toàn robot sinh học ;) Trước đó có Bonus chế tạo robot là bản sao của chính hắn nữa :p

Ở trên là chân con chuột, ở dưới là tay linh trưởng đó bạn 🆒
vậy sau này ai chết là cứ hiến xác cho mấy ông bác sỹ lấy phần khung để nuôi cấy tế bào cho người bệnh.
hóng nào. tương lai lấy vợ xong. vợ chê cái gì nhỏ thì thay lớn gấp đôi cho nó sợ.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019