LaotSe - hệ thống phát hiện mảnh vỡ nguy hiểm trên đường băng

bk9sw
09/08/2011 15:08Phản hồi: 43

Vào tháng 7 năm 2000, khi chuyến bay 4590 của [TAG]Air France[/TAG] cất cánh từ sân bay quốc tế Charles de Gaulle, chiếc máy bay chở khách siêu âm nổi tiếng một thời - [TAG]Concorde[/TAG] đã cán phải một mảnh kim loại để lại trên đường băng. Mảnh kim loại này làm thủng lốp, sau đó tiếp tục bắn lên thùng nhiên liệu dưới thân máy bay gây rò rỉ và bắt lửa. Kết cục là 109 hành khách trên máy bay và 4 người dưới mặt đất tử nạn khi Concorde rơi. Sau quá trình điều tra, tòa án Paris đã buộc tội [TAG]Continental Airlines[/TAG] (Hoa Kì) vì "mảnh kim loại mà Concorde cán phải đã rơi ra từ một máy bay của hãng" và cũng từ đó, mảnh vỡ kim loại trên đường băng được xem là một mối nguy hiểm khôn lường đối với mỗi chuyến bay. Nhằm hỗ trợ cho các nhân viên sân bay khi họ phải tự rà soát kim loại bằng tay, mới đây các nhà khoa học Đức đã phát triển một hệ thống phát hiện kim loại tự động có tên LaotSe (viết tắt của "Flughafen-Start- und Landebahnüberwachung durch multimodale, vernetzte Sensorik") - tạm dịch: Hệ thống giám sát đường băng thông qua mạng lưới đa cảm biến.

Hệ thống cảm biến mảnh vỡ được phát triển hợp tác giữa viện nghiên cứu [TAG]Fraunhofer[/TAG] - bộ phận vật lý tần số cao, kĩ thuật radar FHR, bộ phận giao tiếp, xử lý thông tin và công thái học FKIE; đại học Siegen; công ty TNHH công nghệ PMD và công ty TNHH Wilhelm Winter.

Hệ thống bao gồm một loạt các cảm biến chống thấm nước được đặt dọc theo 2 bên đường băng. Mỗi cảm biến sẽ tích hợp một camera hồng ngoại, camera quang học 2D và 3D và liên kết với một mạng lưới cảm biến radar. Radar có thể quét bề mặt đường băng liên tục và có thể phát hiện ra vật thể ngay cả trong điều kiện thời tiết có sương mù hay bóng tối. Chưa hết, khi một vật thể được phát hiện bởi radar, các camera sẽ được chỉ dẫn để tập trung vào vật thể để nhận diện. Tất cả dữ liệu sau đó sẽ được tổng hợp bằng một phần mềm chuyên dụng để đánh giá tình hình. Nếu kết quả phân tích cho thấy vật thể có thể gây nguy hiểm đến chuyến bay, bộ phận điều hành bay sẽ được điều động và điều tra.

Mỗi cảm biến có thể quét trong phạm vi 700 mét theo mọi hướng. Chim chóc hay rác bay trong gió sẽ không nằm trong "tầm ngắm" của radar mà thay vào đó là những vật thể đang nằm yên tại một vị trí và trong một khoảng thời gian "gây nghi ngờ". Hiện tại, hầu hết các sân bay đều sử dụng nhân viên để rà soát mảnh vỡ, họ thường lái xe lên xuống đường băng. Mặc dù đã có một số sân bay áp dụng hệ thống giám sát bằng cảm biến radar nhưng Fraunhofer cho biết chúng chỉ có thể phát hiện các vật thể bằng kim loại và dễ bị hư hại do được lắp trên các cột cao. Được biết, hệ thống LaotSe sẽ được đưa vào thử nghiệm tại sân bay Cologne-Bonn của Đức vào mùa thu năm nay.

Theo: Gizmag
43 bình luận

Xu hướng

Đi máy bay bây giờ an toàn hơn xua nhiều.
newstar
TÍCH CỰC
12 năm
Công nghệ phát triển khiến chúng ta an toàn hơn.
thủng lốp máy bay .
Tự hỏi:
Tại sao công nghệ hàng không tại VN ko cao bằng các nước tiên tiến, nhưng các hãng hàng không VN chưa bao giờ gặp sự cố....
baden009
TÍCH CỰC
12 năm
đúng rồi. kaka thông tin xấu thì ém dẹm, kaka
Chúng ta có sự cố nhưng không nghiêm trọng. Còn vì sao ít sự cố thì tại vì chúng ta còn ít đường bay hơn các hãng khác nên tất nhiên sự cố cũng ít hơn.
David.Le
ĐẠI BÀNG
12 năm
Nếu trong lĩnh vực hàng không dân dụng thì có thể đúng, ngoại trừ đội bay ATR-72 khá cũ (nghe nói gần đây VNA đã đầu tư một số máy bay ATR-72 mới nhưng tiếc là mình chưa được nhìn thấy). Tuy nhiên nếu mở rộng sang lĩnh vực không quân thì trang bị của VN hơi bị ẹ, các máy bay huấn luyện được xem là sát thủ phi công (báo chí trong nước chỉ đưa tin vài vụ chứ không phải là tất cả). Bị tai nạn nhiều nhất có lẽ là trực thăng Mi-8 (loại này ở các nước khác cũng bị tai nạn nhiều).
namdh7
TÍCH CỰC
12 năm
Người ta còn 1 từ khác là quan tài bay nữa bác ạ
Mãnh vỡ trên đừong băng sẽ làm bể bánh xe máy bay. nặng quá sẽ gây sụm , dễ gậy tai nạn
Hoan hô công nghệ cao....................
dorian
ĐẠI BÀNG
12 năm
Cái nì mà đc áp dụng để rà đinh ở VN thì đỡ khổ nhỉ ?
hailuahocit
ĐẠI BÀNG
12 năm
Bác này quá chí lý
ErkskjU
ĐẠI BÀNG
12 năm
Ở Việt Nam cũng đã nghiên cứu về vấn đề bác quan tâm, và đã áp dụng công nghệ vào một thiết bị giá thành rẻ mà hiệu quả rất cáo đó bác: Xe hút đinh :rolleyes:
hcoi !
TÍCH CỰC
12 năm
Rà đinh đâu ko thấy..., mất cả chì lẫn chài với mấy tay đạo tặc !
ziniboy95
ĐẠI BÀNG
12 năm
khách hàng ngày càng được ưu ái và bảo vệ 1 cách toàn đúng cách nhở
haivugv
TÍCH CỰC
12 năm
càng ngày công nghệ càng phất triển mà ^^
bài viết hay và bổ ích,thanks
peoiumap
TÍCH CỰC
12 năm
dựa vào đây các anh các chị đam mê khoa học hãy phát minh máy rà đinh và chống trộm cho dân đỡ khổ 😔
hoan hô
Snake696
TÍCH CỰC
12 năm
rải đinh vô sân bay nguy hiểm thật... chắc từ nay về sau ko đi rải nữa
akitatomoya
ĐẠI BÀNG
12 năm
hay bổ ích update vào đầu thôi ^^ hhihi
Ôi yêu khoa học công nghệ quá! Bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm!
Em cứ tưởng bánh máy bay nó đặc thì sẽ không bị nổ ai ngờ nó cũng có săm lốp nhưng bình thường!
junoxien
TÍCH CỰC
12 năm
Phòng chống mảnh vụn và chim bay ở gần sân bay có từ rất rất lâu rùi mà 😁
Em đồng ý với bác này =]]

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02862713156
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019