Leica vừa ra mắt một phiên bản mới của dòng SL2 mang tên gọi SL2-S. Chữ S ở đây có lẽ là 'Speed' khi hãng sản xuất của Đức đã cải thiện hiệu suất hoạt động cho dòng máy ảnh full-frame mirrorless này. Máy sở hữu cảm biến công nghệ BSI-CMOS, khả năng quay video DCI 4K@30p 10-bit không giới hạn dung lượng, hỗ trợ 4K@60p 10-bit trong tương lai với định dạng HEVC.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2019/11/4825002_Cover_Leica_SL2.jpg)
Khác biệt với phiên bản SL2 chính là việc Leica trang bị cho SL2-S cảm biến BSI-CMOS. Công nghệ cảm biến này giúp máy thu nhận sáng tốt hơn, cải thiện hiệu năng khi chụp và quay ở ISO cao. Đổi lại, SL2-S chỉ có độ phân giải 24 MP so với cảm biến 47 MP trên SL2, và vẫn giữ lại đặc tính không có bộ lọc răng cưa (low-pass filter) giúp ảnh thu được sắc nét nhất có thể với độ phân giải cao nhất. Độ phân giải 24 MP của cảm biến chỉ đem đến ảnh 96 MP (ghép 8 tấm thành 1) trong chế độ multishot, thay vì 187 MP như SL2.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2019/11/4824995_CameraTinhte_Leica_SL2_00016.jpg)
Vi xử lý hình ảnh Maestro III vẫn được trang bị cho dòng SL2-S nhưng nhờ cảm biến BSI-CMOS đã nâng ISO tối đa lên 100.000. SL2-S tất nhiên vẫn được trang bị hệ thống ổn định hình ảnh dịch chuyển cảm biến 5.5 stops. Khả năng chụp liên tục của máy khi dùng màn trập cơ là 9 khung hình / giây, trong khi ở chế độ màn trập điện tử là 25 khung hình / giây.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2019/11/4825002_Cover_Leica_SL2.jpg)
Khác biệt với phiên bản SL2 chính là việc Leica trang bị cho SL2-S cảm biến BSI-CMOS. Công nghệ cảm biến này giúp máy thu nhận sáng tốt hơn, cải thiện hiệu năng khi chụp và quay ở ISO cao. Đổi lại, SL2-S chỉ có độ phân giải 24 MP so với cảm biến 47 MP trên SL2, và vẫn giữ lại đặc tính không có bộ lọc răng cưa (low-pass filter) giúp ảnh thu được sắc nét nhất có thể với độ phân giải cao nhất. Độ phân giải 24 MP của cảm biến chỉ đem đến ảnh 96 MP (ghép 8 tấm thành 1) trong chế độ multishot, thay vì 187 MP như SL2.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2019/11/4824995_CameraTinhte_Leica_SL2_00016.jpg)
Vi xử lý hình ảnh Maestro III vẫn được trang bị cho dòng SL2-S nhưng nhờ cảm biến BSI-CMOS đã nâng ISO tối đa lên 100.000. SL2-S tất nhiên vẫn được trang bị hệ thống ổn định hình ảnh dịch chuyển cảm biến 5.5 stops. Khả năng chụp liên tục của máy khi dùng màn trập cơ là 9 khung hình / giây, trong khi ở chế độ màn trập điện tử là 25 khung hình / giây.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2019/11/4824980_CameraTinhte_Leica_SL2_00001.jpg)
Leica tập trung nhiều vào tính năng video cho SL2-S khi máy có thể quay phim DCI 4K@30fps 10-bit 4:2:2 với profile L-LOG gamma vào trong thẻ nhớ không giới hạn thời lượng. Với thiết bị ghi hình bên ngoài, máy hỗ trợ chuẩn DCI 4K 10-bit 4:2:2 4K@60p thông qua HDMI. Giao diện sử dụng cũng được tối ưu để những nhà sáng tạo có thể khai thác được khả năng điều chỉnh. Trong tương lai, máy còn hỗ trợ định dạng HEVC 10-bit 4K@60p.

Những thông số khác của SL2-S tương tự như phiên bản SL2. Chiế máy không gương lật này vẫn sở hữu công nghệ lấy nét thông minh tự chuyển chế độ lấy nét đơn và liên tục bắt nét, hỗ trợ bắt theo chuyển động nhờ hệ thống lấy nét tương phản 225 điểm. Máy được chế tạo tại Đức với khung máy bằng hợp kim magie, chống nước IP54. Hệ thống quan sát nội dung với kính ngắm OLED điện tử 5,76 triệu điểm ảnh 120 Hz, màn hình cảm ứng cố định 3,2" độ phân giải 2,1 triệu điểm ảnh, cùng với màn hình LCD phụ đơn sắc hiển thị thông số phía trên. Khả năng lưu thông tin của máy với hai khe đọc thẻ SD chuẩn UHS-II, cổng USB-C hỗ trợ sạc trực tiếp, Wi-Fi băng tần 5 GHz... Pin Leica BP-SCL4 trên SL2 sử dụng chung với SL2-S nhưng với độ phân giải ít hơn đã giúp máy tăng khả năng chụp lên đến 510 tấm, so với 370 tấm của SL2.

Giá bán tham khảo của SL2-S là 4.900 USD, thấp hơn đến 1.100 USD so với phiên bản SL2 tiêu chuẩn. Rõ ràng Leica đã mang đến một lựa chọn thân máy với số tiền đầu tư hợp lý hơn, dễ tiếp cận với những người mong muốn sở hữu thương hiệu này. Nhưng chắc chắn rằng, mức giá khoảng 120 triệu quy đổi VNĐ vẫn chỉ là con số khởi điểm nếu anh em chưa đầu tư một dàn ống kính Summilux-SL, APO-Summicron-SL, hay SL-Vario cũng có giá từ... 5.000 USD. Mặc dù anh em vẫn có nhiều lựa chọn từ Panasonic, Sigma hoặc tương đương, nhưng linh hồn của Leica nằm ở những chiếc ống kính chứ thân máy chỉ là một phần giúp tạo nên những bức ảnh đúng chất.
Nguồn: Leica