Lót chuột thì có gì để mà viết? Theo mình thì riêng cái tấm vải lót chuột có nhiều thứ để đề cập hơn anh em nghĩ đấy.
Hãy thẳng thắn với nhau về cái chuyện xài tấm lót khi anh em dùng chuột gaming. Cơ bản mình thấy luôn luôn có hai kiểu anh em dùng máy tính gaming. Một là những người dồn tiền mua chuột phím tai nghe đắt tiền, rồi mua thêm tấm lót giá rẻ, hay thậm chí nếu cửa hàng bán máy tính tặng cho một tấm trị giá 100 200 ngàn thì cũng xài luôn. Còn kiểu thứ hai thì để ý nhiều hơn tới chú chuột và tấm lót, đến mức đổi cả feet, không phải PTFE thì chơi tới feet thủy tinh, rồi kết hợp với mousepad cao cấp, giá có khi lên tới cả triệu Đồng để kéo chuột cho trơn.
Anh em chơi game thể thao điện tử, đặc biệt là mấy bộ môn hay có giải lớn được nhiều người xem sẽ để ý đến chuyện mousepad hơn. Từ bề mặt vải, độ trơn của pad khi di chuột, cho đến cả việc vệ sinh pad như thế nào để vải không bị xơ, pad dùng bền… Nói ngắn gọn thì với những anh em như thế này, bề mặt giữa lót chuột và feet chuột là thứ rất quan trọng.
Nhưng chọn lót chuột nào cho hợp lý thì lại là vấn đề. Những tấm lót chuột giá chỉ có trăm nghìn, thậm chí còn cho anh em chọn hình in theo ý thích là lựa chọn phù hợp với gần như tất cả mọi người. Chí ít thì bề mặt vải của những tấm mousepad này không làm xước feet, còn tốc độ và khả năng điều khiển chuột là thứ yếu.
Hãy thẳng thắn với nhau về cái chuyện xài tấm lót khi anh em dùng chuột gaming. Cơ bản mình thấy luôn luôn có hai kiểu anh em dùng máy tính gaming. Một là những người dồn tiền mua chuột phím tai nghe đắt tiền, rồi mua thêm tấm lót giá rẻ, hay thậm chí nếu cửa hàng bán máy tính tặng cho một tấm trị giá 100 200 ngàn thì cũng xài luôn. Còn kiểu thứ hai thì để ý nhiều hơn tới chú chuột và tấm lót, đến mức đổi cả feet, không phải PTFE thì chơi tới feet thủy tinh, rồi kết hợp với mousepad cao cấp, giá có khi lên tới cả triệu Đồng để kéo chuột cho trơn.
Anh em chơi game thể thao điện tử, đặc biệt là mấy bộ môn hay có giải lớn được nhiều người xem sẽ để ý đến chuyện mousepad hơn. Từ bề mặt vải, độ trơn của pad khi di chuột, cho đến cả việc vệ sinh pad như thế nào để vải không bị xơ, pad dùng bền… Nói ngắn gọn thì với những anh em như thế này, bề mặt giữa lót chuột và feet chuột là thứ rất quan trọng.
Nhưng chọn lót chuột nào cho hợp lý thì lại là vấn đề. Những tấm lót chuột giá chỉ có trăm nghìn, thậm chí còn cho anh em chọn hình in theo ý thích là lựa chọn phù hợp với gần như tất cả mọi người. Chí ít thì bề mặt vải của những tấm mousepad này không làm xước feet, còn tốc độ và khả năng điều khiển chuột là thứ yếu.

Lên giá thêm chút nữa là những cái tên quen thuộc với anh em: SteelSeries QcK, Razer Gigantus, ngày xưa có Goliathus, hay Zowie G-SR và G-SR-SE. Đến cái đoạn này là các hãng bắt đầu quan tâm tới tỉ suất ma sát giữa feet teflon với bề mặt vải rồi, nhưng mỗi hãng lại có một giải pháp khác nhau để tạo ra trải nghiệm ưng ý. Cá nhân mình luôn thích Gigantus và G-SR. Mà thực tế thì lên xem giải đấu chuyên nghiệp, thì những lựa chọn như Zowie G-SR, Xtrfy GPZ1 hay SteelSeries QcK cũng là những lựa chọn rất phổ biến.
Và rồi cũng có những lựa chọn mousepad cao cấp giá gấp đôi gấp 3 so với những tấm lót quen thuộc ở trên. Không phải tự nhiên mà cả chục năm qua, Artisan của Nhật Bản vẫn cứ là tiêu chuẩn vàng của mousepad. Anh em thích chuột nhanh thì dùng Raiden và Shidenkai, mà hai mẫu này cũng hơi kén người dùng. Muốn điều khiển chuột chính xác hơn, tốc độ chuột hơi ì ạch do ma sát cao, nhưng dễ điều khiển thì Hien và Zero là chân ái.

Gần đây nhất trên mạng xã hội và YouTube bắt đầu xuất hiện một cụm từ gọi là “Artisan killer”, nhắm tới một thương hiệu tên là Lethal Gaming Gear. Thương hiệu có trụ sở tại Atlanta, Mỹ này không chỉ làm mousepad và feet chuột thủy tinh, mà còn là cửa hàng thương mại điện tử bán gear của nhiều thương hiệu khác. Nhưng hãy tạm gác chuyện đó sang một bên, mà hãy tập trung vào những chiếc mousepad họ bán ra thị trường.

Mousepad mà mình muốn dùng thử của thương hiệu này là Saturn Pro. Bên cạnh Saturn, LGG còn có vài lựa chọn khác. Bề mặt control thì có Saturn và Jupiter, tốc độ và ma sát với feet có thể đem so sánh với Hien và Zero. Nhanh hơn thì có hai bề mặt hybrid Venus và Mercury, người dùng phản hồi bề mặt giống Raiden và Shidenkai của Artisan. Với cá nhân mình, chơi CS:GO và Valorant, thì Saturn và Saturn Pro là lựa chọn có vẻ hợp lý.
Thứ khiến mình tò mò với Saturn Pro không chỉ đơn giản là bề mặt vải control, mà còn cả lớp đế của bản Pro. Thay vì cao su tự nhiên trên Saturn, Saturn Pro dùng lớp đế chất liệu poron, một dạng foam polyurethrane. Kết quả là anh em sẽ có một lựa chọn lót chuột với đế rất mềm và êm, thứ không cho anh em lựa chọn trên những mousepad dùng đế cao su. Dù mềm, nhưng chất liệu này giống hệt như mấy cái đệm memory foam, dùng lâu không bị lún hay xẹp. Và cũng vì cái đế này, nên Saturn Pro giá gần gấp đôi so với Saturn, 1.320.000 VNĐ so với 715.000 VNĐ.

Quảng cáo
Nhưng cũng có thể vì thói quen sử dụng của mình bao nhiêu năm qua đã quá quen với đế cao su, nên đế poron extra soft trên chiếc Saturn Pro mình thử nghiệm cảm giác hơi mềm quá, dùng 2 tuần chưa quen.
Và thực tế thì dùng mousepad đế poron cũng rất đã ở chỗ, nó rất bám bề mặt bàn, không bị trơn trượt như hai lót chuột khác mình đang dùng hàng ngày là Razer Gigantus V2 và Zowie G-SR. Chơi điện tử tốc độ chuột thấp, thì lót chuột cố định trên bàn là thứ cực kỳ quan trọng lúc vẩy vào những vị trí khác nhau để ngắm bắn.

Dù Saturn Pro không có lớp phủ trên bề mặt vải để triệt tiêu phần nào ma sát, nhưng cũng cần một thời gian sử dụng để bề mặt được break-in, mặt vải trở về đúng hiện trạng sử dụng về lâu dài, và ma sát cũng tăng.

Razer DeathAdder V3 Pro: Phong cách tối giản giúp tạo ra một sản phẩm gần như hoàn hảo
Câu đầu tiên có thể sẽ khiến nhiều anh em gamer lão thành cảm thấy hơi chạnh lòng vì một lần nữa nhận ra mình đã già: DeathAdder, một trong những thiết kế chuột chơi game kinh điển đã ra mắt lần đầu từ năm 2006, nghĩa là 16 năm về trước.
tinhte.vn

Razer DeathAdder V3: Rẻ hơn bản wireless gần 2 triệu, bỗng nhiên dùng chuột dây lại là hợp lý
Thời điểm mình được trải nghiệm game FPS với Razer DeathAdder V3 Pro, có thể đồng tình với quan điểm cho rằng đây là chú chuột không dây hoàn hảo phục vụ cho nhu cầu chơi game bắn súng, đặc biệt là dành cho những gamer chuyên nghiệp.
tinhte.vn
Quảng cáo
Đấy là lúc độ mượt của Saturn Pro làm mình hơi ngợp. Bình thường chơi game bằng Zowie G-SR và DeathAdder V3 Pro dán feet Corepad Air nổi hạt, bề mặt pad chậm kết hợp với diện tích bề mặt tiếp xúc của feet thấp, vừa đúng gu của mình lúc chơi CS:GO. Nhưng cũng con chuột đó đem sang Saturn Pro thì trơn quá, nhất là trong 5 ngày đầu dùng tấm lót này.

Hai giải pháp được đưa ra là giảm tốc độ chuột in-game, hoặc chuyển qua dùng chú chuột khiến mình quen tay hơn khi chơi game, đấy là Logitech G Pro X Superlight và Endgame Gear XM2we. Với bộ feet stock trên cả hai chú chuột này, cảm giác chơi game ổn hơn nhiều.

Endgame Gear XM2we: Lựa chọn chuột gaming wireless ở tầm giá 2.2 triệu Đồng
Ở tầm giá high-end, thị trường chuột gaming không dây là cuộc chơi của Razer và Logitech. Họ có DeathAdder V3 Pro hay G Pro X Superlight cho dân chuyên nghiệp, hay Basilisk V3 Pro hay G502 X Plus cho số đông, phục vụ mọi nhu cầu chơi game.
tinhte.vn
Cũng có vài lý do. Thứ nhất là DA v3 Pro với mình vẫn hơi to, ngắm bắn bằng chú chuột này khi cầm claw grip hơi ngượng tay, chứ về G Pro X Superlight và XM2we thì lại không phải vấn đề vì chúng có kích thước quá ổn. Thứ hai, feet stock của G Pro X Superlight cũng không phải lựa chọn hoàn hảo. Bình thường dùng chú chuột này, một lời khuyên được đưa ra là hãy dán thêm cả feet ở vị trí nắp nam châm dưới đáy chuột, hoặc dùng feet kích thước nhỏ để giảm diện tích tiếp xúc và ma sát với mousepad.

Để dễ so sánh, thì tốc độ vẩy chuột cũng như ma sát giữa feet và pad trên Saturn Pro có thể so sánh được với Zowie G-SR-SE, còn G-SR 2 vừa ra mắt thì mình chưa có cơ hội trải nghiệm. Độ trơn của pad cao hơn so với G-SR, Gigantus V2 và Artisan Zero, theo cảm nhận của cá nhân mình.
Lợi thế của bề mặt pad như thế này, khi anh em chơi game bắn súng, đó là kỹ năng sẽ không bị cản trở bởi ma sát của lót chuột. Thời còn dùng SteelSeries QcK Heavy, không thiếu những lần mình phải kéo chuột thêm thì mới đặt tâm vào đúng chỗ được, và vì thế cũng chẳng thiếu những lần đấu thua vì tấm lót làm nhiệm vụ “phanh” chú chuột giúp mình luôn.

Nhưng ở khía cạnh ngược lại, dùng một tấm lót chuột vài năm trời, đang quen với ma sát và cảm giác của bàn tay khi cầm chuột, chuyển qua Saturn Pro sẽ mất một khoảng thời gian để làm quen, ít thì hai ngày, nhiều thì cả tuần. Một khi đã quen với bề mặt vải của Saturn Pro, thì thắng thua trong một trận đấu hay một pha xử lý đơn lẻ sẽ phụ thuộc vào những yếu tố khác, quan trọng nhất là kỹ năng ngắm bắn của anh em, rồi sau đó mới tới độ trễ khi click chuột và độ chính xác của cảm biến trong chú chuột.

Sau hai tuần dùng Saturn Pro liên tục, phải thừa nhận là tấm lót này đã bắt đầu hoạt động đúng như quảng cáo. Kết hợp lực ở tay để kéo chuột và ma sát với feet, kéo tâm vào vị trí đầu của địch trong game dễ hơn rất nhiều. Thêm vào đó, độ trơn trục ngang và trục dọc không có quá nhiều sai lệch, nói cách khác dễ hiểu hơn là ma sát như nhau, không khiến anh em gặp khó khăn trong những trò chơi cần di chuyển chuột theo trục dọc nhiều như Overwatch 2 hay Apex Legends.

Điều đó cũng khiến mình phải nói thêm về chuyện bề mặt vải của những mousepad dạng control, độ ma sát cao, dễ điều khiển chuột sau một thời gian dài sử dụng. Dám đảm bảo một điều, sau một đến hai năm sử dụng, cảm giác dùng Saturn Pro sẽ khác nhiều so với tháng đầu tiên anh em mua lót chuột về. Khác như thế nào, có lẽ giờ này sang năm mình sẽ cập nhật cho anh em. Nhưng trong điều kiện lý tưởng, mình cố gắng dùng lót chuột trong điều kiện độ ẩm thấp nhất có thể, thì rõ ràng những gì Saturn Pro thể hiện khiến mình hài lòng hơn nhiều so với G-SR, kể cả về độ bám của pad trên bàn lẫn độ trơn của bề mặt pad.

Một yếu tố nữa phải bỏ thêm thời gian để trải nghiệm chính là tác động của mồ hôi, độ ẩm cùng nhiều yếu tố khác đối với sợi vải. Đó chính là những yếu tố khiến lót chuột, dù đắt tiền, nhưng sử dụng lâu dài nhiều năm cũng dần xuống cấp nếu so với những tấm lót giống hệt nhưng mới toanh trong hộp. Đọc phản hồi của nhiều người dùng trên mạng xã hội, ở đủ các vùng lãnh thổ với khí hậu khác nhau đều đưa ra một quan điểm, bề mặt vải của Saturn Pro thực sự chống ẩm rất tốt. Độ bền của pad khi tiếp xúc với độ ẩm thì thú thật, mình không dám thử nghiệm, cơ bản vì tiếc tiền.

Tạm bỏ qua mức giá cao gấp đôi, gấp ba so với những mousepad control khác cho dân chơi game FPS đang có trên thị trường, Saturn Pro của Lethal Gaming Gear có vài điểm mà mình ưng ý. Pad khâu bo mép, không sợ về lâu dài bị bong cả lớp vải khỏi base. Đóng gói cũng lạ, không cuộn pad lại mà cho vào một gói bìa carton phẳng, tránh tối đa tình trạng co kéo dẫn tới lệch bề mặt của lót chuột. Thứ ba, như đã nói, là bề mặt poron bám rất tốt, không trơn trượt như đế cao su tự nhiên. Và cuối cùng, dù là pad control, nhưng chơi game hiếm khi phải có những động tác điều chỉnh lại vị trí chuột để ngắm bắn, thứ khiến rất nhiều người yêu mến Artisan trong rất nhiều năm qua.

Và cũng liên quan tới Artisan. Khi việc mua những mousepad như Hien và Zero không phải chuyện dễ dàng ở thị trường Việt Nam, thì Lethal Gaming Gear Saturn và Saturn Pro là hai lựa chọn đủ sức thay thế cho những mẫu mousepad được đánh giá cao nhất ở thời điểm hiện tại.
Chỉ còn một vấn đề duy nhất khiến Saturn và Saturn Pro khó có thể tiếp cận tới số đông, đó là mức giá. Có lẽ đấy cũng không phải điều mà Lethal Gaming Gear lo ngại. Đối với những người chọn các giải pháp mousepad giá vài trăm ngàn Đồng, thì những sản phẩm như Gigantus V2 là quá đủ để phục vụ nhu cầu của họ. Chỉ khi nhu cầu cao hơn, bản thân người dùng trở nên khó tính hơn trong việc lựa gear, thì họ mới nhắm tới Saturn Pro hay Artisan Hien. Và những người như vậy thì dám khẳng định là họ không tiếc tiền đầu tư, từ chuột siêu nhẹ giá vài triệu cho đến pad chất lượng cao.
Thành ra, dù chỉ là một tấm vải, nhưng việc ứng dụng bề mặt vải dệt như thế nào, đế cứng mềm ra sao, hệ số ma sát với feet chuột là bao nhiêu, tất cả những điều đó đều cần các hãng nghiên cứu để tìm ra công thức hoàn hảo nhất cho sản phẩm thương mại.