Đáng tiếc là ở thời điểm hiện tại, thẻ nhớ SD 8.0 đầu tiên do Lexar giới thiệu chỉ có thể phát huy được gần 3% công lực, cụ thể là 50 MBps so với tốc độ đọc tới 1700 MBps.
Tham vọng của Lexar khi giới thiệu sản phẩm hoàn thiện tại IFA 2024 (thay vì dừng ở mức ý tưởng/concept) có lẽ để đạt hiệu quả marketing, cũng như giữ danh hiệu đầu tiên. Sản phẩm có tên là Professional Gold Pro SDXC Express Card, tương thích chuẩn SD 8.0 mới, do đó có tốc độ đọc ghi cực kỳ ấn tượng so với trung bình các thẻ SD hiện tại, tương ứng 1700 MBps và 1000 MBps. Chuẩn SD 8.0 sử dụng nhiều giao diện PCIe, từ PCIe 3.0 x1, PCIe 3.0 x2, cho tới PCIe 4.0 x1 và PCIe 4.0 x2. Lexar Professional Gold Pro SDXC Express Card sử dụng làn PCIe 4.0 nên có khả năng cung cấp hiệu năng truyền tải dữ liệu cao, gần 1 nửa so với mức lý thuyết 4000 MBps.
Vấn đề của thẻ nhớ SD 8.0 từ Lexar (hay của bất kỳ thương hiệu nào có ý định tương tự trong thời gian này) là tính tương thích. Trên thị trường chưa xuất hiện bất kỳ thiết bị điện tử hay đầu đọc thẻ nào có thể hỗ trợ và tận dụng được chuẩn mới này, vì vậy nếu mua về sử dụng, bạn chỉ có thể chạy ở tốc độ UHS-I, tức 50 MBps. SD 8.0 chỉ tương thích ngược với UHS-I theo tiêu chuẩn SD. Lưu ý rằng thẻ nhớ SD 8.0 của Lexar thuộc về thế hệ thẻ được gọi là SDx (SDexpress). Để tương thích ngược hoạt động đúng, cần phải có sự hỗ trợ từ cả 2 phía: thẻ nhớ và thiết bị lưu trữ. Điều này tức là nhà sản xuất, chẳng hạn như máy ảnh, muốn hỗ trợ cả SD và SDx thì cần trang bị 2 bộ điều khiển (controller) riêng biệt bên trong hệ thống, khi đó thẻ và thiết bị mới giao tiếp được với nhau. Đó là trường hợp thiết bị chủ, còn thẻ nhớ cũng tương tự, phải có 2 controller để đảm bảo tính tương thích. Dĩ nhiên 2 controller đồng nghĩa với tốn kém chi phí.
Tương lai của SDx nói chung hay mẫu Lexar Professional Gold Pro SDXC Express Card nói riêng khá ảm đạm, dựa trên sự ủng hộ của các nhà sản xuất máy ảnh. Chỉ khi nào thực sự cần thiết và độ phổ biến, những cái bắt tay giữa các bên hay là chi phí rẻ hơn nhiều, SDx mới được chú ý. Còn lại thì ra mắt chỉ cho vui vậy thôi, chắc chắn là không ai mua cả, vì có xài được đâu. Đây cũng là lý do mà các mẫu máy ảnh, máy quay mới sử dụng thẻ CFx khá nhiều nếu cần hiệu năng truyền tải cao. Công lao này cũng là nhờ Hiệp hội Compact Flash (CFA - Compact Flash Association) luôn tiếp cận việc thiết kế thẻ nhớ thế hệ tiếp theo, không như Hiệp hội SD chỉ ngồi chơi và đưa thế hệ tiếp theo của chuẩn PCIe rồi công bố thông số kỹ thuật hỗ trợ, mà chẳng làm gì thêm để đảm bảo tính thành công của nó.
Tham vọng của Lexar khi giới thiệu sản phẩm hoàn thiện tại IFA 2024 (thay vì dừng ở mức ý tưởng/concept) có lẽ để đạt hiệu quả marketing, cũng như giữ danh hiệu đầu tiên. Sản phẩm có tên là Professional Gold Pro SDXC Express Card, tương thích chuẩn SD 8.0 mới, do đó có tốc độ đọc ghi cực kỳ ấn tượng so với trung bình các thẻ SD hiện tại, tương ứng 1700 MBps và 1000 MBps. Chuẩn SD 8.0 sử dụng nhiều giao diện PCIe, từ PCIe 3.0 x1, PCIe 3.0 x2, cho tới PCIe 4.0 x1 và PCIe 4.0 x2. Lexar Professional Gold Pro SDXC Express Card sử dụng làn PCIe 4.0 nên có khả năng cung cấp hiệu năng truyền tải dữ liệu cao, gần 1 nửa so với mức lý thuyết 4000 MBps.
Vấn đề của thẻ nhớ SD 8.0 từ Lexar (hay của bất kỳ thương hiệu nào có ý định tương tự trong thời gian này) là tính tương thích. Trên thị trường chưa xuất hiện bất kỳ thiết bị điện tử hay đầu đọc thẻ nào có thể hỗ trợ và tận dụng được chuẩn mới này, vì vậy nếu mua về sử dụng, bạn chỉ có thể chạy ở tốc độ UHS-I, tức 50 MBps. SD 8.0 chỉ tương thích ngược với UHS-I theo tiêu chuẩn SD. Lưu ý rằng thẻ nhớ SD 8.0 của Lexar thuộc về thế hệ thẻ được gọi là SDx (SDexpress). Để tương thích ngược hoạt động đúng, cần phải có sự hỗ trợ từ cả 2 phía: thẻ nhớ và thiết bị lưu trữ. Điều này tức là nhà sản xuất, chẳng hạn như máy ảnh, muốn hỗ trợ cả SD và SDx thì cần trang bị 2 bộ điều khiển (controller) riêng biệt bên trong hệ thống, khi đó thẻ và thiết bị mới giao tiếp được với nhau. Đó là trường hợp thiết bị chủ, còn thẻ nhớ cũng tương tự, phải có 2 controller để đảm bảo tính tương thích. Dĩ nhiên 2 controller đồng nghĩa với tốn kém chi phí.
Tương lai của SDx nói chung hay mẫu Lexar Professional Gold Pro SDXC Express Card nói riêng khá ảm đạm, dựa trên sự ủng hộ của các nhà sản xuất máy ảnh. Chỉ khi nào thực sự cần thiết và độ phổ biến, những cái bắt tay giữa các bên hay là chi phí rẻ hơn nhiều, SDx mới được chú ý. Còn lại thì ra mắt chỉ cho vui vậy thôi, chắc chắn là không ai mua cả, vì có xài được đâu. Đây cũng là lý do mà các mẫu máy ảnh, máy quay mới sử dụng thẻ CFx khá nhiều nếu cần hiệu năng truyền tải cao. Công lao này cũng là nhờ Hiệp hội Compact Flash (CFA - Compact Flash Association) luôn tiếp cận việc thiết kế thẻ nhớ thế hệ tiếp theo, không như Hiệp hội SD chỉ ngồi chơi và đưa thế hệ tiếp theo của chuẩn PCIe rồi công bố thông số kỹ thuật hỗ trợ, mà chẳng làm gì thêm để đảm bảo tính thành công của nó.