LG không gọi AI của họ là Artifical Intelligence như số đông mà tái định nghĩa AI riêng với tên gọi Affectionate Intelligence - Trí tuệ nhân tạo thấu cảm. LG nói rằng họ cũng xác định AI là một trong những công nghệ cốt lõi trong hành trình phát triển và nâng cao trải nghiệm người dùng. Ba điểm nổi bật nhất có thể kể đến của AI mà LG tái định nghĩa chính là AI dựa vào cuộc sống thực, LG AI Brain và LG Shield.
AI dựa vào cuộc sống thực là bởi AI của LG không chỉ được học đào tạo từ dữ liệu trên internet như nhiều công ty khác, mà LG AI được train bằng dữ liệu thu thập từ hàng tỷ thiết bị, bao gồm các thiết bị thông minh cũng như IoT. Vì trong hàng trăm triệu thiết bị LG trên toàn cầu, nhiều thiết bị thông minh đã có tích hợp cảm biến thông minh hỗ trợ AI được tối ưu hoá. Tất nhiên, quyền riêng tư của người dùng vẫn được đảm bảo. Thông tin thu thập của hệ thống dữ liệu chỉ bao gồm tương tác giữa người dùng và thiết bị, cũng như môi trường, hành vi, cách người dùng sử dụng thiết bị,…. Từ đó sẽ giúp LG cung cấp các giải pháp chất lượng và thông minh hơn cho người dùng.
Quan trọng hơn, LG còn phát triển LG AI Brain - công cụ xử lý được điều khiển bởi mô hình ngôn ngữ lớn LLM của LG. Tận dụng kho dữ liệu khổng lồ sẵn có, AI Brain sẽ dự báo nhu cầu của khách hàng dựa trên tương tác giữa người dùng và sản phẩm, học heo ngữ cảnh, thực hiện các quy trình nâng cao và tạo ra các giải pháp tối ưu thông qua việc sắp xếp hành động của thiết bị. Điều này sẽ giúp LG cung cấp dịch vụ và trải nghiệm thông minh phù hợp với nhiều không gian sống khác nhau - cũng chính là “trí tuệ nhân tạo thấu cảm”.
LG cũng thấu hiểu cả trách nhiệm đạo đức khi sử dụng AI và cam kết chịu trách nhiệm về những quyết định và hành động của họ. Khi phát triển AI, LG vẫn sẽ đảm bảo an toàn cho tất cả dữ liệu được thu thập nếu có. Và đó là lí do mà họ tạo ra LG Shield - hệ thống bảo mật dữ liệu được thiết kế để bảo vệ dữ liệu và thông tin cả nhân của người dùng ở mọi giai đoạn từ thu lập, lưu trữ đến sử dụng.
Vài hình ảnh về các thiết bị IoT mà LG chia sẻ:
AI dựa vào cuộc sống thực là bởi AI của LG không chỉ được học đào tạo từ dữ liệu trên internet như nhiều công ty khác, mà LG AI được train bằng dữ liệu thu thập từ hàng tỷ thiết bị, bao gồm các thiết bị thông minh cũng như IoT. Vì trong hàng trăm triệu thiết bị LG trên toàn cầu, nhiều thiết bị thông minh đã có tích hợp cảm biến thông minh hỗ trợ AI được tối ưu hoá. Tất nhiên, quyền riêng tư của người dùng vẫn được đảm bảo. Thông tin thu thập của hệ thống dữ liệu chỉ bao gồm tương tác giữa người dùng và thiết bị, cũng như môi trường, hành vi, cách người dùng sử dụng thiết bị,…. Từ đó sẽ giúp LG cung cấp các giải pháp chất lượng và thông minh hơn cho người dùng.
Quan trọng hơn, LG còn phát triển LG AI Brain - công cụ xử lý được điều khiển bởi mô hình ngôn ngữ lớn LLM của LG. Tận dụng kho dữ liệu khổng lồ sẵn có, AI Brain sẽ dự báo nhu cầu của khách hàng dựa trên tương tác giữa người dùng và sản phẩm, học heo ngữ cảnh, thực hiện các quy trình nâng cao và tạo ra các giải pháp tối ưu thông qua việc sắp xếp hành động của thiết bị. Điều này sẽ giúp LG cung cấp dịch vụ và trải nghiệm thông minh phù hợp với nhiều không gian sống khác nhau - cũng chính là “trí tuệ nhân tạo thấu cảm”.
LG cũng thấu hiểu cả trách nhiệm đạo đức khi sử dụng AI và cam kết chịu trách nhiệm về những quyết định và hành động của họ. Khi phát triển AI, LG vẫn sẽ đảm bảo an toàn cho tất cả dữ liệu được thu thập nếu có. Và đó là lí do mà họ tạo ra LG Shield - hệ thống bảo mật dữ liệu được thiết kế để bảo vệ dữ liệu và thông tin cả nhân của người dùng ở mọi giai đoạn từ thu lập, lưu trữ đến sử dụng.
Vài hình ảnh về các thiết bị IoT mà LG chia sẻ: