Lịch sử 120 năm của tai nghe

AudioPsycho
14/4/2016 15:57Phản hồi: 1
monospace-lich-su-120-nam-cua-tai-nghe.jpg
Ngày nay những chiếc tai nghe đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống của con người. Ai cũng có thể sở hữu một cặp tai nghe để phục phụ cho nhu cầu nghe nhạc nói riêng và các loại hình giải trí nói chung. Tuy nhiên, vào cái thời mà chúng ta hay gọi là “xưa”, tức những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chiếc “tai nghe” lúc đó chưa được đại trà như ngày nay. Chúng có cấu tạo đơn giản hay phải nói là thô sơ hơn (dĩ nhiên rồi) và thường có chất lượng âm thanh không cao, thêm vào đó là giá thành đắt đỏ. Có thể nói, chiếc “tai nghe” thời đó chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu công việc và chỉ một phần nhỏ mang giá trị giải trí.

Chúng ta sẽ cùng điểm lại quá trình phát triển công nghệ và thực dụng của chiếc tai nghe trong quãng thời gian 120 năm qua


monospace-electrophone.jpg
Trở về thời kỳ đầu của những năm 1890 cuối thế kỷ 19, giai đoạn mà chiếc “tai nghe” dường như vẫn còn là một thiết kế trên giấy. Trong thời điểm này, âm nhạc là một loại hình nghệ thuật chỉ có thể thưởng thức trực tiếp (xem – nghe live). Mọi người vẫn phải đến các nhà hát, hội trường âm nhạc để nghe ban nhạc biểu diễn trên sân khấu. Thiết bị Electrophone đầu tiên ra đời đã đánh dấu bước ngoặt công nghệ cũng như mang lại cho người nghe một cảm nhận mới.

monospace-lich-su-120-nam-cua-tai-nghe-1.jpg

Electrophone được xem như chiếc “tai nghe” đầu tiên cho phép người nghe tận hưởng âm nhạc của buổi diễn live mà vẫn có thể an tọa trên ghế trường kỷ ở nhà. Chỉ bằng kết nối với đường dây dịch vụ điện thoại, người nghe có thể nghe được âm thanh của sàn diễn được thu bằng các micro thu đặt phía trước sân khấu thông qua ống nghe của Electrophone, mang lại cảm giác như đang ngồi ngay trước sân khấu vậy.

Nghe có vẻ tiện lợi, tuy nhiên Electrophone lại không được sản xuất đại trà và nhanh chóng bị đào thải do giá thành quá cao (mức giá đang ký £5 cho thời hạn sử dụng 1 năm – tương đương £3000 theo giá trị hiện nay). Phương pháp truyến âm qua radio ra đời nhanh chóng đẩy Electrophone vào góc tối quên lãng.

monospace-lich-su-120-nam-cua-tai-nghe-2.jpg

Ba mươi năm sau đến khoảng những năm 1910, Nathaniel Baldwin, một kỹ sư tại Utah, sáng chế ra mô hình chiếc tai nghe đầu tiên bằng hai bộ thu receiver quấn đồng (coiled copper wiring) gắn với nhau bằng một headband. Thiết kế này nhanh chóng được quân đội tận dụng để truyền tin trên chiến trường, mang lại cho Baldwin hợp đồng đầu tiên 100 chiếc “tai nghe Baldwin” được sản xuất ngay tại trong nhà bếp của ông.

Năm 1914 Baldwin mở rộng phân xưởng sản xuất và bắt đầu nghiên cứu về thiết kế radio. Sau khi thỏa thuận thành công nhiều giao dịch có giá trị và xuất xưởng hơn 200.000 thiết bị mỗi năm (trong khoảng thời gian 1920 - 1926), Nathaniel Baldwin gặp phải một số khó khăn do không đăng ký bản quyền cho sản phẩm và thất bại trong đầu tư tài chính khi nhiều hãng khác cũng làm các sản phẩm tương tự, và cuối cùng dẫn đến phá sản.

monospace-lich-su-120-nam-cua-tai-nghe-3.jpg

Hai thập kỷ 1930 – 1950 xuất hiện nhiều sự kiện âm nhạc, nghệ thuật và các bước phát triển công nghệ mới. Với sự ra đời của guitar điện, nhiều dòng nhạc bắt đầu hình thành với vô số tên tuổi nghệ sỹ mới xuất hiện. Chiếc tai nghe dynamic đầu tiên Beyerdynamic DT48 ra đời vào năm 1937 là một trong những sự kiện nổi bật của làng tai nghe thế giới, tên tuổi của Eugen Beyer càng có tiếng vang cao và xa hơn. DT48 có cấu tạo công nghệ tương tự với các tai nghe dynamic ngày nay và là một trong những chiếc tai nghe được dân nghe nhạc săn lùng. Sau khi hoãn sản xuất do Chiến tranh Thế giời thứ II, DT48 xuất hiện lại trên thì trường vào năm 1950 và tiếp tục được sản xuất cho đến năm 2012.​

monospace-lich-su-120-nam-cua-tai-nghe-4.jpg
Giai đoạn 1950 cũng là bước ngoặt đánh dấu sự xuất hiện của các bản thu vinyl LP và sự ra đời của thể loại nhạc rock’n’roll. Ông hoàng rock’n’roll Elvis Presley làm mưa làm gió thị trường âm nhạc với các bản thu đình đám hâm nóng không khí ảm đạm sau chiến tranh và làm say mê các fan hâm mộ, nhất là các cô tuổi teen.

monospace-stick-phone.jpg
Lúc này các tai nghe “stick headphone” bắt đầu xuất hiện với thiết kế độc đáo gây cơn sốt trong các phòng thu âm. Người nghe lúc này có thể đến các quầy nhạc để nghe thử nhạc bằng stick headphone trước khi quyết định có muốn mua hay không. Âm nhạc trở nên hữu hình là vì thế.

Quảng cáo



il_fullxfull.257336043.jpg

John Koss cho ra đời Koss SP3 vào năm 1958 với thiết kế phù hợp để nghe nhạc tạo nên một bước đột phá lớn trong thị trường tai nghe còn non trẻ lúc bấy giờ. Koss SP3 được xem như là chiếc tai nghe stereo đầu tiên (có hai kênh âm thanh riêng biệt) với chất lượng âm thanh tuyệt hảo. Khái niệm “tai nghe để nghe nhạc” dần dần hình thành trong tâm trí của người nghe.
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

monospace-sony-air-mdr-3-1.jpg
Những năm 1960 -1970 là giai đoạn băng cassette thịnh hành nhất trong thị trường âm nhạc. Các máy nghe nhạc chạy băng (ở Việt Nam còn gọi là máy cassette) chiếm số lượng lớn trong thị phần sản phẩm âm thanh. Nhận thấy miếng bánh ngon còn bỏ dở, Sony đã đi đầu trong “công cuộc” phát triển máy nghe nhạc cầm tay tiện dụng, và thế là máy Sony Walkman ra đời.​

Máy nghe nhạc Sony Walkman xuất hiện như một cứu cánh cho dân ghiền nhạc với số lượng bán ra hơn 200 triệu máy toàn thế giới. Đi kèm với Walkman là một cặp tai nghe cực nhẹ, phục vụ hoàn thiện cho nhu cầu “cầm tay”, mang tên H-AIR MDR3. Trọng lượng của MDR3 chỉ bằng khoảng một phần mười những chiếc tai nghe hiện có trên thị trường và được đông đảo người tiêu dùng ưa thích.

Tai nghe 120 năm 10.jpg

Trong những năm sau đó, Sony càng nghiên cứu và cho ra mắt nhiều sáng chế, cái tên “Walkman” dường như luôn đi kèm với các sản phẩm tai nghe stereo. Năm 1982, Sony mang đến cho thị trường tai nghe chiếc tai nghe earbud đầu tiên mang tên MDR-E252.

monospace-lich-su-120-nam-cua-tai-nghe-5.jpg

Thế kỷ 20 bắt đầu với tiếng vang lừng lẫy của máy nghe nhạc iPod của Apple năm 2001. Tầm nhìn của Steve Jobs rất xa và thông minh khi cho phép iPod tương thích với hệ điều hành Windows qua phần mềm iTunes vào năm 2003. Chiếc iPod nhỏ gọn, lịch sự nhưng cũng không kém phần năng động đã gây nên một cơn bão trong thị trường máy nghe nhạc cá nhân. Đi kèm với iPod cũng là một chiếc tai nghe earbud màu trắng đơn giản, thanh thoát, hợp tone. Tai nghe earbud của Apple có số lượng bán ra khổng lồ hơn 600 triệu chiếc trên toàn thế giới, đi kèm với máy nghe nhạc và điện thoại của hãng.

monospace-lich-su-120-nam-cua-tai-nghe-6.jpg

Năm 2012, Apple cho ra mắt iPhone 5 kèm theo chiếc tai nghe mới EarPods với chức năng điều khiển nhạc, nghe gọi và điều chỉnh âm lượng khi sử dụng với các sản phẩm Apple. Tuy nhiều người nói tai nghe này có chất lượng âm thanh không quá cao, nhưng riêng mình lại thấy những chiếc tai nghe của Apple luôn có một cái gì đó ma mị khó cưỡng lại được, dải bass rất dày, ấm áp và trung âm trong trẻo, quyến rũ.

monospace-lich-su-120-nam-cua-tai-nghe-7.jpg

Thế giới công nghệ âm thanh tiếp tục phát triển rất nhanh cho đến ngày nay. Trong những năm gần đây, tin tức Apple mua lại Beats Electronics với giá 3 tỷ USD không còn là một việc đáng ngạc nhiên nữa, mà giống như một bước phát triển tất yếu. Beats, ra đời năm 2008, đã thu lợi nhuận nhiều triệu USD cũng như nắm khoảng 50% thị phần tai nghe cao cấp.

Tai nghe Beats chú trọng vào yếu tố thời trang và cá tính của người dùng. Tuy bị đánh giá là có chất lượng âm thanh không cao, nhưng rõ ràng thương hiệu Beats hiện nay đã gần như “cắm gốc rễ” trong thì trường tai nghe với các chiến dịch quảng bá và giới thiệu có sự góp mặt của các ngôi sao nổi tiếng.

Ngoài tai nghe, Beats còn chú trọng đến dịch vụ stream nhạc premium Beats Music cho phép thưởng thức những giai điệu bạn yêu thích trên các thiết bị xung quanh bạn như máy tính hay điện thoại thông minh. Đây cũng là yếu tố không nhỏ trong cái giá 3 tỷ USD mà Apple đã bỏ ra.

Lời kết


Bắt nguồn từ việc nối dây trực tiếp từ sân khấu về nhà trong những năm 1890, đến cách thức stream nhạc trực tiếp đến thiết bị nghe nhạc qua internet như hiện nay, ta thấy sự thay đổi về cơ chế thật sự là không nhiều, có chăng chỉ là các khác biệt về công nghệ. Đây cũng là một tín hiệu rất tốt. Bạn thử nghĩ xem, chỉ trong 120 năm mà công nghệ âm thanh đã có rất nhiều bước phát triển nhảy vọt, thế thì từ bây giờ đến tương lai, chúng ta sẽ có quyền mơ đến những điều “viển vông” hơn nữa lắm chứ?

Tổng hợp và lược dịch theo thông tin từ internet
monospace-sony-walkman.png

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019