Liên minh Châu Âu nỗ lực giảm 50% lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tới năm 2030

Lê Q Khánh
27/6/2022 4:53Phản hồi: 32
Liên minh Châu Âu nỗ lực giảm 50% lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tới năm 2030
Hằng trăm bài báo khoa học đã được xuất bản về mối nguy hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng để từ bỏ sử dụng vẫn còn rất nhiều thách thức. Lượng các loại hóa chất này được sử dụng trên toàn cầu đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 1990 - 2018, tăng từ 2,3 lên 4,1 triệu tấn, theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO). Tuy nhiên, hi vọng đã được nhen lên ở Liên minh Châu Âu. Tuần trước, nhiều quốc gia đã đề xuất các mục tiêu mang tính ràng buộc để giảm 50% lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến năm 2030. Họ còn cấm hoàn toàn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở công viên, vườn, sân chơi, đường mòn công cộng, và các điểm nhạy cảm về mặt sinh học.

“Chúng ta cần giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để bảo vệ đất, không khí và thực phẩm, và trên tất cả là [bảo vệ] sức khỏe của người dân,” Ủy viên Châu Âu về Sức khỏe và An toàn Thực phẩm Stella Kyriakides cho biết trong một thông cáo. “Lần đầu tiên, chúng ta sẽ cấm việc sử dụng thuốc trừ sâu ở sân chơi và vườn công cộng, đảm bảo rằng chúng ta ít bị phơi nhiễm hơn trong cuộc sống hằng ngày.”

Nông dân sẽ được hỗ trợ tài chính từ Chính sách Nông nghiệp Chung của Liên minh Châu Âu cho những tổn thất trong giai đoạn chuyển tiếp trong thời gian năm năm. Điều này đặc biệt quan trọng vì nhiều nông trại hiện tại phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật. Kế hoạch này cũng có chút thuận lợi khi giá phân bón tổng hợp đã tăng vọt trong năm vừa qua, trực tiếp đặt gánh nặng tài chính lên những người nông dân dựa vào hóa chất để có năng suất vụ mùa cao.

“Kể từ ‘cuộc cách mạng xanh’, nhiều nước trên thế giới đã phụ thuộc rất nhiều vào thuốc bảo vệ thực vật để tăng sản lượng nông nghiệp,” theo Laurie Beyranevand, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp và Hệ thống Thực phẩm tại Trường Luật Vermont. “Hệ thống thực phẩm và cách chúng ta sản xuất thực phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nhiều cách khác nhau - điều này đồng nghĩa với việc nông dân cần được tập huấn và hỗ trợ để sử dụng các hệ thống kiểm soát dịch hại khác.”

Đề xuất này là một phần của chiến lược Farm to Fork lớn hơn, là một đánh giá sau COVID đối với hệ thống thực phẩm của EU, tập trung vào việc thay đổi sản xuất, chế biến và phân phối, tiêu dùng và lãng phí thực phẩm để có một hệ thống bền vững và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Farm to Fork là một phần của mục tiêu lớn hơn nữa được gọi là Thỏa thuận Xanh Châu Âu nhằm mục đích trung hòa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tách rời nền kinh tế khỏi việc sử dụng tài nguyên. Đề xuất quan trọng này có thể trở thành luật sớm nhất vào năm 2023, đi cùng với luật đa dạng sinh học đầu tiên được thông qua ở EU kể từ năm 1992, khi Chỉ thị về môi trường sống có hiệu lực, nhằm bảo vệ các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, cũng như 200 loài có môi trường sống độc đáo.


eupesticidesban_1.jpg

Tuy nhiên, không phải ai hồ hởi với kế hoạch này. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng về những lo ngại liên quan đến an ninh lương thực, nhấn mạnh sự cần thiết cho một nền nông nghiệp độc lập hơn là tính bền vững trong bối cảnh khủng hoảng lương thực liên quan đến cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Tuy nhiên, những lo lắng này không có cơ sở thực tế. “Trong khi nhiều ý kiến cho rằng hệ thống lương thực sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng nếu nông dân bị hạn chế khả năng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thì điều đó lại là một diễn giải không đúng”, Beyranevand nói.

Có nhiều cách để các trang trại hoạt động bền vững và tiếp tục cung cấp thực phẩm cho thế giới, Kathleen Merrigan, giám đốc điều hành của Trung tâm Swette về Hệ thống Thực phẩm Bền vững tại Đại học Bang Arizona, cho biết thêm. Ví dụ, Quản lý Dịch hại Tích hợp (Integrated Pest Management - IPM) bao gồm một loạt các kỹ thuật như thiết lập ngưỡng cho quần thể dịch hại trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào để kiểm soát chúng, theo dõi và xác định các sinh vật cụ thể, thực hiện luân canh cây trồng và chọn cây chống chịu sâu bệnh. Kiểm soát dịch hại với các loại hóa chất nhắm đến mục tiêu cụ thể hoặc sử dụng bẫy và dọn cỏ là những biện pháp cần làm trước khi sử dụng những cách mạnh hơn.

Các phương pháp khác, như tăng cường khả năng lãnh đạo của phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp, có thể là một câu trả lời, Merrigan cho biết thêm. Một nghiên cứu của FAO năm 2011 cho thấy rằng với cùng nguồn lực, nông dân nữ có thể tăng năng suất lên 20 - 30%. Xử lý thực phẩm thừa cũng rất quan trọng, vì khoảng một phần ba nguồn cung cấp thực phẩm toàn cầu bị lãng phí mỗi năm.

Điều quan trọng cần lưu ý là dự thảo này không hoàn toàn cấm thuốc bảo vệ thực vật. Chúng vẫn là một “công cụ quan trọng” để kiểm soát dịch hại, nhưng việc sử dụng chúng có thể còn phức tạp hơn khi Trái Đất thay đổi, đa dạng sinh học tiếp tục gặp khó khăn và môi trường suy thoái. Nhưng với công nghệ và chiến lược tập trung vào việc bảo vệ môi trường và nguồn cung thực phẩm, xây dựng các hệ thống nông nghiệp bền vững hơn là hoàn toàn khả thi. Tiếp tục nâng cao ý thức công dân về việc này và tạo áp lực sẽ giúp thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

Theo EC, POPSCI.
32 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Rau sạch , hữu cơ trong siu thị cũng k dùng thuốc bvtv đúng k ae?
@tamle_o Làm nông nghiệp bắt buộc phải sử dụng thuốc, quan trọng là tồn dư thuốc ra sao khi thu hoạch
@riruan "Táo của Kimura thực sự là một loại quả đặc biệt. Loại quả này khi cắt ra không bị chuyển màu nâu do oxy hóa, bảo quản hai năm không hư thối. Qua thời gian, vỏ táo chỉ hơi héo và vẫn tỏa mùi hương ngọt ngào như kẹo. Đây được coi là táo ngon nhất Nhật Bản, nơi chủ vườn không hề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật."
....
"Đến năm thứ 9, 1 trong số hơn 400 gốc táo của ông nở ra 7 bông hoa, 2 bông kết trái. Kimura dâng 2 trái táo lên bàn thờ thần rồi cả nhà cùng ăn, táo ngon đến kinh ngạc.

Dường như cây táo đã nghe được lời thỉnh cầu từ người nông dân để rồi cho ra những trái táo kỳ diệu.

Khi được hỏi rằng tại sao ông không dùng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn trồng được táo, người đàn ông với nụ cười hiền lành đầy lạc quan đã bảo "Chắc thấy tôi ngốc nghếch quá thể nên cây táo cũng sốc quá mà cho quả"
<= "Quả táo thần kỳ của Kimura", "Cuộc cách mạng 1 cọng rơm"...
@nospecial Viet-gap không phải hữu cơ đâu bác, viet-gap là tiêu chuẩn của vn mình thôi ạ, ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học và thiên địch để phòng sâu bệnh, nhưng vẫn được sử dụng phân bón hóa học.

Còn hữu cơ thì thì không được dùng các hóa chất nhân tạo luôn ạ
có tình trạng các thuốc độc hại bị vn cấm sử dụng vẫn được các đại lý nhập lậu về bán vì thuốc độc thì thường hiệu quả thấy liền. Nổi bật là nhóm thuốc diệt cỏ
https://nld.com.vn/suc-khoe/thuoc-diet-co-dinh-vao-quan-ao-nguoi-dan-ong-ngo-doc-toan-than-20220408210715583.htm
@Andydo611 2 tuần k ngộ độc mới lạ. Còn sống là đã tốt r
ark_ff9
CAO CẤP
2 năm
Phương tây đúng là văn minh, tiến bộ nhất thế giới. Ánh sáng của loài người.
Châu âu nhập thì ra tiêu chuẩn khắt khe trong khi mình thì vẫn còn sử dụng
@asterix0108 Chứ hàng chất lượng ngang nó, thì mắc gì cho nhập bác
Mình ở quê nên mình biết là nếu thực phẩm không xài thuốc thì chẳng bao giờ đến được tay các bác thành phố đâu, vì không xài thuốc thì rau củ nó xấu, thương lái họ không mua. Mà tại sao thương lái họ không mua, vì nó xấu thì người tiêu dùng cũng không mua
@huygapro Quan trọng là xài thuốc khi nào. Ngày mai bán mà hôm nay vẫn xịt thuốc thì hỏi sao không ung thư!
@Long UFM Thường là không đủ 14 ngày đâu. Vì muốn đẹp phải xịt gần ngày thu 😆. Đấy là mình thấy mấy người trồng rau họ làm vậy chứ nhà mình trồng cafe thôi
@huygapro ở đâu cũng dùng thuốc bảo vệ thực vật hết cả thôi, quan trọng là chất lượng của thuốc bvtv và thời gian sử dụng hợp lý thôi bác.
@-KhangThien- Người dân có ai chịu từ trồng rau củ ở nhà đâu, cái gì cũng ra chợ với siêu thị thì chịu thôi. Họ bắt buộc phải sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu nếu ko thì ko đủ sản lượng và giá cao và dân sẽ loạn.
Hóng Liên minh Châu Âu nghiên cứu thuốc làm ấm cho người để khỏi phụ thuộc khí đốt Nga 😁
ark_ff9
CAO CẤP
2 năm
@sốt-xuất-huyết-2022 Lo cho người Nga đang lạm phát 23% đi.
@ark_ff9 Nga-nô hay gì phải lo cho Nga ???
@sốt-xuất-huyết-2022 Mấy nước đang tích củi rồi. Hoặc chỉ cần mặc nhiều áo hơn.
Anh không phải khéo lo.
@ark_ff9 Hôm lâu bị chốt vào mồm nay vẫn chưa chừa đem dự báo ra làm dẫn chứng à 😆
Bao giờ Việt Nam mình mới bớt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhỉ
@matongthiennhienso1 Khi nào còn phụ thuộc trung quốc thì còn xài 😆😆😆
@matongthiennhienso1 Ví dụ đơn giản thế này: vườn cây chôm chôm ngày xưa đầy kiến vàng. Cành, lá, trái chôm chôm rất hay dính đầy rệp đen.
Nhưng tuyệt nhiên ko cần xịt thuốc sâu. Trái nào cũng ngon.

Nhưng kiến bu thì hái cực. Trái ko đẹp thì bán khó bán rẻ.

Thế là thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ cỏ, thuốc rệp xịt vào.

Giờ muốn quay về ko thuốc, chỉ có cách tốt nhất là người ăn phải dám chịu xấu.
@doomeranger Bên Nhật bổn nghe nói người dân sẽ trả 40% chênh lệch nếu rau củ đó bị sâu bọ ăn. Họ sợ thuốc bảo vệ thực vật tới cỡ đó luôn. VN mình thì sạch đẹp mới mua, héo đồ chê thì để bán được hàng bắt buộc phải chịu.
@matongthiennhienso1 Khi chuyển sang trồng trong nhà kính.
Không thiếu gì những đề nghị, sáng kiến như vậy trên các diễn đàn, báo chí ở Âu Tây. Thực hiện khả thi lại khác, không dễ gì. Mặt trái của nó, sẽ gây khó khăn cho nhừng nước không có mặt bằng, điều kiện như họ.
có một ngịch lý là mồm thì cứ ra rả ko được dùng thuốc trừ sâu, thuốc bvtv nhưng ra chợ cứ lựa quả nào to tròn nhất căng mọng nhất mà mua @@
@Buds Được con mắt thì hại bao tử bác hì ^_^
Rồi đến lúc giảm sản lượng, chất lượng thì có tăng lại không vậy ?
Hay lại như green deal.
7099A681-7250-495A-A328-F3A6D5F74318.png

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019