Không thể phủ nhận rằng hàng triệu người trên thế giới thích sữa bò. Sữa bò cung cấp nguồn protein dồi dào của con người, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, chúng ta đều biết ngành công nghiệp sản xuất sữa là một cơn ác mộng đối với môi trường. Bởi bò là một trong những tác nhân nông nghiệp gây ra biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường lớn nhất. Nhiều tổ chức, cá nhân thường khuyến khích mọi người nên chuyển qua uống sữa thực vật từ hạt để góp phần bảo vệ môi trường, và hướng đến tương lai phát triển bền vững hơn. Nhưng liệu sữa hạt có thực sự tốt cho môi trường như mọi người vẫn nói.
Sản xuất sữa bò cũng đòi hỏi nhiều đất hơn 12 lần trên cùng 1 đơn vị sản xuất so với sữa từ yến mạch và sử dụng lượng nước ngọt nhiều gấp 23 lần so với sữa đậu nành. Theo WWF cho biết, cần đến 545L nước để sản xuất ra một 3,7L sữa ở Mỹ. Hầu như lượng nước trên được dùng để trồng thức ăn cho gia súc.

Áp lực môi trường của sữa bò
Theo ước tính trung bình 1 con bò thải ra khoảng 100kg methane mỗi năm. Mặc dù methane có thời gian tồn tại ngắn hơn nhiều so với CO2, nhưng lại là loại khí góp phần đẩy nhanh quá trình làm nóng bầu khí quyển hơn 28 lần so với CO2. Ngoài ra, quy trình chăn nuôi khi phân huỷ cũng thải ra rất nhiều khí methane cũng như chất ô nhiễm như amoniac.
Sản xuất sữa bò cũng đòi hỏi nhiều đất hơn 12 lần trên cùng 1 đơn vị sản xuất so với sữa từ yến mạch và sử dụng lượng nước ngọt nhiều gấp 23 lần so với sữa đậu nành. Theo WWF cho biết, cần đến 545L nước để sản xuất ra một 3,7L sữa ở Mỹ. Hầu như lượng nước trên được dùng để trồng thức ăn cho gia súc.
Quảng cáo

Trên thực tế, ngành công nghiệp sữa ở Mỹ đã giảm đáng kể các tác động đến môi trường trong vài thập kỷ qua, bằng cách giảm số lượng bò trong các trang trại. Trong khi đó, các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật thì lại ngày càng được sản xuất đóng gói dưới dạng hộp công nghiệp nhiều hơn.Theo báo cáo do Viện thực phẩm (GFI) thực hiện cho thấy doanh số bán sữa thực vật ở Mỹ đăng tăng 4% vào năm ngoái, lên 2.6 tỷ USD.

Nhưng liệu sữa có nguồn gốc thực vật có thực sự ít gây hại cho môi trường hơn sữa bò hay không? Từ quan điểm về môi trường, các loại sữa đều có ưu và nhược điểm riêng. Mặc dù vậy, nhưng nhìn chung hầu hết các loại sữa thực vật đều gây ra ít áp lực đến môi trường hơn.
Ưu và nhược điểm của các loại sữa từ thực vật phổ biến
Sữa hạnh nhân

Ưu điểm: Có thể nói đây là loại sữa thay thế từ thực vật phổ biến nhất của thế giới. Sữa hạnh nhân là một trong những loại sữa gây ra ít hiệu ứng nhà kính nhất trên mỗi đơn vị sữa, thấp hơn cả yến mạch, gạo hay đậu nành. Nguyên nhân là do các vườn hạnh nhân có khả năng tiếp nhận và tích luỹ carbon bên trong hệ thống rễ của nó.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy các sản phẩm phụ trong quá trình trồng trọt hạnh nhân có thể được dùng làm nhiên liệu và thức ăn chăn nuôi. Điều này cũng giúp hạnh nhân trở thành giải pháp giúp trung hoà carbon hoặc thậm chí là âm tính carbon trong những bảng so sánh.

Quảng cáo
Nhược điểm: Trồng trọt hạnh nhân đòi hỏi rất nhiều nước. Theo 1 nghiên cứu, phải mất đến 11L để trồng 1 cây hạnh nhân giống California. Trong khi đó, 80% nguồn cung cấp hạnh nhân trên thế giới đều đến từ các trang trại ở California, một nơi vốn nổi tiếng là khan hiếm nước và hạn hán.
Bên cạnh đó, thời điểm thụ phấn cho cây hạnh nhân cũng tạo ra không ít áp lực. Ước tính 70% ong thương mại ở Mỹ đều tham gia vào hoạt động thụ phấn này. Kết quả là ngày càng có nhiều ong chết đi do làm việc quá sức khiến chúng dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu và ký sinh trùng.
Sữa dừa

Ưu điểm: Lượng nước đường dùng trong quy trình sản xuất nước cốt dừa khiến loại sữa này trở thành ứng cử viên vông cùng sáng giá so với các lựa chọn khác. Bên cạnh đó, lượng khí thải nhà kính của các đồn điền cũng không đáng kể là mấy. Bởi cũng như tất cả các loại thực vật khác, cây dừa cũng có khả năng lưu trữ carbon.
Nhược điểm: Dừa đôi khi chỉ được trồng 1 mình, hình thức này được gọi là độc canh. Do đó có thể làm tổn hại đến tính đa dạng sinh học và chất lượng đất. Nhu cầu dừa ngày càng tăng cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng ở 1 số khu vực. Và bởi vì dừa chỉ được trồng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới như Indonesia, nên việc vận chuyển các sản phẩm từ dừa sử dụng rất nhiều nhiên liệu hoá thạch.
Sữa yến mạch

Ưu điểm: Trong một nghiên cứu cho thấy khi so với sữa bò, sữa yến mạch thải ra lượng khí nhà kính ít hơn 80%, sử dụng đất cũng ít hơn 80% và năng lượng ít hơn 60%. Bên cạnh đó, yến mạch chỉ đòi hỏi khoảng 18% nhu cầu nước ngọt khi so với gạo, 13% nhu cầu của hạnh nhân.
Quảng cáo

Nhược điểm: Cũng như dừa, hầu hết việc trồng yến mạch cũng là độc canh ở dạng quy mô lớn. Và mục đích chính của việc trồng yến mạch này vẫn là để làm thức ăn hơn là lấy sữa. Một báo cáo năm 2018 của Nhóm công tác môi trường cho thấy tát cả các loại thực phẩm có chứa yến mạch được thử nghiệm đều chứa thuốc trừ sâu glyphosate.
Sữa gạo

Ưu điểm: Sữa gạo cần rất ít đất so với sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân.
Nhược điểm: Việc sản xuất sữa gạo cần đến lượng nước nhiều như sữa hạnh nhân và thải ra lượng khí thải nhà kính cao hơn mọi loại sữa thực vật khác, trừ sữa bò. Phần lớn là do vi khuẩn phát triển trên ruộng lúa thải ra rất nhiều khí methane. Một số loại sữa gạo cũng có chứa asen, còn phân bón dùng trong trồng lúa cũng có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước.
Sữa đậu nành

Ưu điểm: Tuy lượng khí thải nhà kính của đậu nành ngang bằng với hạnh nhân, nhưng nó chỉ dùng khoảng 1/10 lượng nước mà hạnh nhân cần mà thôi. “Đậu nành còn được gọi là thực vật thần kỳ vì nó chứa tất cả các loại axit amin thiết yếu mà cơ thể con người cần, nó còn giúp cố định đạm trong đất nữa.” Cũng như các loại cây họ đậu khác, đậu nành lấy nito từ khí quyển và chuyển hoá nó thành các hợp chất mà động vật và thực vật có thể dùng được.

Nhược điểm: Cho đến nay, vấn đề lớn nhất với đậu nành là sự đòi hỏi về không gian canh tác. Việc giải phóng mặt bằng để trồng đậu nành đang góp phần vào nạn phá rừng ở Amazon. Một nghiên cứu cho thấy 1L sữa đậu nành cần khoảng 1,6km đất. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng phần lớn đậu nành được dùng để cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, không phải để sản xuất sữa. Theo đó, khoảng 14 calo đậu nành mà bò ăn sẽ tạo ra 1 calo sữa cho con người. Vì thế, thay vì nạp gián tiếp từ sữa bò, chúng ta có thể tìm đến nguồn trực tiếp từ sữa đậu nành hoặc các sản phẩm liên quan.
Nhìn chung, sự lựa chọn cuối cùng tuỳ thuộc ở mỗi người. Tuy nhiên, "sữa có nguồn gốc từ thực vật vẫn tốt hơn nhiều so với sữa bò".
Theo NatGeo