Adsplus và HyperLead chung tay kiến tạo giải pháp Marketing toàn diện
Adsplus lần nữa được Meta vinh danh tại Vietnam Business Messaging Awards 2024
LinkedIn triển khai tính năng nhắn tin với tất cả các thương hiệu
Temu là gì?
Temu là một nền tảng mua sắm trực tuyến, được ra mắt vào năm 2022. Chuyên cung cấp các sản phẩm với giá rẻ từ nhiều nhà cung cấp trên toàn cầu, chủ yếu là các sản phẩm từ Trung Quốc. Thuộc sở hữu của PDD Holdings, công ty mẹ của Pinduoduo – một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại Trung Quốc.Temu hoạt động giống như các nền tảng thương mại điện tử khác. Nhưng lại nổi bật nhờ mô hình giá cực kỳ cạnh tranh. Đồng thời thu hút nhiều người tiêu dùng nhờ vào các ưu đãi, giảm giá và chương trình khuyến mãi. Hệ thống của Temu thường đưa ra các sản phẩm từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao gồm thời trang, điện tử, đồ gia dụng, làm đẹp, thể thao và nhiều hơn nữa.
Lý do nào mà Temu “xâm nhập” vào thị trường Việt Nam với tốc độ nhanh chóng?
Chỉ trong vòng một tháng kể từ khi chính thức “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam, nền tảng này đã tạo ra một làn sóng bàn luận mạnh mẽ trên mạng xã hội. Theo thống kê, Temu đã thu hút hơn 410.000 lượt tương tác từ cộng đồng mạng, thông qua hơn 7.100 bài đăng và 36.850 thảo luận.Những con số này cho thấy mức độ quan tâm và sự tò mò lớn mà người dùng dành cho “sàn cam” này. Đặc biệt là khi nền tảng này mang đến một mô hình tiếp thị độc đáo với mức hoa hồng hấp dẫn và chiến lược tiếp thị mạnh mẽ.
Hoa hồng cao để thu hút người làm affiliate
Temu mạnh tay chi hoa hồng lên đến 30% cho những người tham gia giới thiệu người dùng mới. Đây là một mức hoa hồng cực kỳ hấp dẫn, gấp 3 lần so với mức hoa hồng mà các sàn thương mại điện tử lớn khác như Shopee hay Lazada đang áp dụng (thường chỉ từ 10-15%).Mức hoa hồng cao sẽ tạo sự thu hút các marketer, influencer. Ngoài ra còn tạo động lực cho nhiều người tham gia để kiếm thêm thu nhập thụ động từ việc giới thiệu sản phẩm của Temu.
Mô hình tiếp thị liên kết “đa cấp” (multi-level marketing)
Chính sách “tiếp thị đa cấp” hay còn gọi là mô hình tiếp thị liên kết nhiều tầng. Mô hình này cho phép người làm affiliate nhận hoa hồng từ những người họ giới thiệu trực tiếp. Đồng thời còn nhận hoa hồng từ những người mà những người họ giới thiệu tiếp tục mời gọi. Cụ thể, Temu cho phép các affiliate nhận thêm 20% hoa hồng từ thu nhập của các “nhánh” dưới họ.Mô hình này tạo ra một hệ thống chuỗi giới thiệu liên kết chặt chẽ. Trong đó mỗi người tham gia có thể kiếm tiền không chỉ từ việc giới thiệu sản phẩm mà còn từ việc mở rộng mạng lưới người giới thiệu của mình. Điều này làm tăng khả năng lan tỏa nhanh chóng của Temu trong cộng đồng.
Chiến lược marketing truyền miệng và lan tỏa nhanh
Mô hình tiếp thị liên kết này của Temu giúp tăng trưởng nhanh chóng nhờ vào tiếp thị truyền miệng (word-of-mouth). Khi một người tham gia kiếm được hoa hồng từ việc giới thiệu nền tảng, họ sẽ tiếp tục chia sẻ và khuyến khích người khác tham gia để gia tăng thu nhập.Đây là một cách thức marketing có thể tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ và hiệu quả. Đặc biệt trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ và các influencer có sức ảnh hưởng lớn.
Kết hợp với các chính sách hỗ trợ tiện lợi
Ngoài mức hoa hồng hấp dẫn, Temu còn hỗ trợ người làm tiếp thị liên kết bằng các công cụ dễ sử dụng. Từ đó giúp họ quảng bá sản phẩm và quản lý thu nhập hiệu quả hơn. Việc này một phần giúp giảm bớt gánh nặng cho các affiliate. Phần còn lại tạo điều kiện thuận lợi cho họ đạt được hiệu quả cao trong công việc.Lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ
Temu đang tận dụng lợi thế của một nền tảng mới nhưng có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Vì vậy có thể “đốt tiền” để phát triển nhanh chóng. Bao gồm chi hoa hồng cao và hỗ trợ cho các affiliate. Điều này giúp Temu xây dựng cơ sở người dùng và tạo ra một cộng đồng các affiliate nhiệt tình mà các nền tảng khác khó có thể cạnh tranh lại trong giai đoạn đầu.Việc mạnh tay chi hoa hồng cao là một chiến lược đầy tính toán nhằm tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng và bền vững ở thị trường Việt Nam. Điều này không chỉ giúp mở rộng được lượng người dùng mà còn xây dựng được một đội ngũ tiếp thị mạnh mẽ. Giúp đẩy mạnh nhận diện thương hiệu và tăng trưởng doanh thu trong thời gian ngắn.
Trải nghiệm của người dùng khi mua sắm trên Temu
Temu, với chiến lược giá cả hấp dẫn và marketing mạnh mẽ, đã thu hút được một lượng lớn người dùng. Đặc biệt, cách Temu thiết kế giao diện, triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và xây dựng dịch vụ hỗ trợ người dùng đã tạo nên một trải nghiệm mua sắm độc đáo, dễ dàng tiếp cận và thu hút người tiêu dùng.Giao diện dễ sử dụng
Temu mang đến một giao diện tối giản và dễ sử dụng. Đặc biệt phù hợp với những người mới làm quen với mua sắm trực tuyến. Các thao tác từ đăng ký tài khoản đến mua sắm đều được rút gọn. Góp phần giúp người dùng tiết kiệm thời gian mua sắm hơn.Giá sản phẩm rẻ
Một trong những điểm mạnh lớn là mức giá sản phẩm rất cạnh tranh. Thường thấp hơn so với mặt bằng chung trên thị trường. Điều này đặc biệt hấp dẫn đối với người tiêu dùng Việt Nam, nhất là những người trẻ tuổi có thói quen săn sale và tìm kiếm các sản phẩm với giá cả phải chăng.Chương trình miễn phí vận chuyển
Temu thường xuyên cung cấp các mã miễn phí vận chuyển. Đây là một yếu tố hấp dẫn và thu hút đối với người dùng. Đặc biệt là những ai có nhu cầu mua sắm nhiều lần hoặc trong các dịp khuyến mãi đặc biệt. Chính sách này không chỉ giúp Temu thu hút khách hàng mới mà còn kích thích người tiêu dùng quay lại và tiếp tục mua sắm trên nền tảng.Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh này, Temu cũng gặp phải một số thách thức. Điển hình trong việc cải thiện thời gian giao hàng và dịch vụ hậu mãi. Và điều này có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng lâu dài của khách hàng.
Thời gian giao hàng dài
Nhược điểm lớn nhất là thời gian giao hàng có thể kéo dài 7-15 ngày hoặc lâu hơn. Bởi lẽ do phần lớn sản phẩm được gửi từ Trung Quốc. Điều này tạo ra sự khác biệt lớn so với các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee hay Lazada. Nơi hầu hết các sản phẩm có kho hàng nội địa, giúp giảm thời gian giao hàng đáng kể.Dịch vụ hậu mãi chưa hoàn thiện
Nhiều người dùng phàn nàn về việc khó khăn khi đổi trả hàng hoặc khi cần hỗ trợ từ bộ phận chăm sóc khách hàng. Dịch vụ hậu mãi hiện chưa đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng. Đặc biệt trong các tình huống phát sinh như sản phẩm bị lỗi, không đúng mô tả hoặc không đạt chất lượng. Điều này có thể làm giảm trải nghiệm mua sắm lâu dài của người dùng.Quảng cáo
Thanh toán trước và rủi ro nhận hàng không đúng mong đợi
Hiện tại, Temu chưa hỗ trợ phương thức thanh toán khi nhận hàng (COD) tại Việt Nam. Người mua phải thanh toán trước qua thẻ tín dụng hoặc ví quốc tế. Điều này có thể làm tăng rủi ro cho người tiêu dùng.Nếu nhận phải sản phẩm kém chất lượng hoặc không đúng mô tả, người mua sẽ gặp khó khăn trong việc yêu cầu hoàn trả hoặc đổi sản phẩm, vì không có sự đảm bảo từ thanh toán khi nhận hàng. Trong khi đó, Shopee và Lazada đều cung cấp dịch vụ COD. Mang lại cảm giác an toàn hơn cho người tiêu dùng.
Temu vẫn còn nhiều điều cần cải thiện để cạnh tranh với các ông lớn trong thị trường Việt Nam. Mặc dù vậy, với chiến lược giá rẻ và các ưu đãi hấp dẫn, nền tảng này vẫn có tiềm năng lớn trong việc thu hút đối tượng người tiêu dùng tìm kiếm những món đồ chất lượng với chi phí tiết kiệm.
Liệu Temu có chiếm lĩnh được thị trường sàn thương mại điện tử được hay không?
Việc Temu gia nhập thị trường Việt Nam đã tạo ra một làn sóng mới trong ngành thương mại điện tử. Tương tự như Shopee trong giai đoạn đầu, Temu cũng áp dụng chính sách miễn phí giao hàng và các chương trình giảm giá sâu để thu hút người dùng. Tuy nhiên, mức độ “phá giá” của Temu có thể nói là còn mạnh mẽ hơn.Trong khi đó, Shopee đã đi theo một chiến lược khác biệt với việc tập trung vào livestream bán hàng. Tạo ra sự kết nối giữa người bán và người mua thông qua các chương trình tương tác trực tiếp. Đây là điểm mạnh của Shopee, giúp nền tảng này duy trì được lượng người dùng trung thành.
Tuy nhiên, với chiến lược phá giá và các chương trình ưu đãi khủng dành cho người mua hàng. Temu đang dần tạo được sự chú ý lớn và có tiềm năng bành trướng mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt khi nhắm đến đối tượng khách hàng là những người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm giá rẻ.
Nhìn chung, mỗi nền tảng thương mại điện tử đều có thế mạnh riêng. Shopee đã có lợi thế về kinh nghiệm, sự tín nhiệm từ người tiêu dùng và sự thống trị thị trường trong suốt thời gian qua. Trong khi đó, Temu với chiến lược marketing sáng tạo và mức giá cực kỳ hấp dẫn đang thách thức sự thống trị của Shopee.
Kết luận
Việc có “soán ngôi” hay không vẫn còn là một ẩn số, khi mà cả hai nền tảng đều có những yếu tố mạnh mẽ để tiếp tục phát triển. Temu có thể sẽ là một đối thủ đáng gờm trong cuộc đua này. Nhưng liệu nền tảng này có đủ sức bền và duy trì được sựAdsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
>>> Xem thêm: Gia tộc “tỷ đô” Shopee chiếm lĩnh thị trường dịch vụ
Quảng cáo