Adobe Lightroom hay Adobe Lightroom Classic là một phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, đi sâu vào chỉnh sửa màu sắc, ánh sáng, và hiệu ứng trên ảnh. Mình thấy hầu hết các bạn biết chụp ảnh đều đã từng dùng hoặc chí ít là đã biết tới phần mềm này. Trong bài viết này mình sẽ gửi tới các bạn một số thông tin cơ bản về Lightroom và Lightroom Classic, sự khác nhau của chúng, nên dùng cái nào và có nên đầu tư để mua bản quyền hay không. Từ đó hi vọng các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin và có cơ sở hơn trong việc lựa chọn sử dụng cái nào cho hợp lý với cá nhân các bạn.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/03/5903780_Lr.jpg)
Adobe Lightroom Classic - như cái tên của nó “Classic” đây là một phiên bản Lightroom giống với các phiên bản “đời đầu”. Bản này có cấu hình, theme và workflow giống nhất với các phiên bản Lightroom từ trước tới nay.
Giao diện của phiên bản này tập trung vào việc quản lý hình ảnh, quản lý thông tin của hình ảnh (meta data), và đi chuyên sâu hơn vào các tính năng chỉnh sửa hình ảnh, import hay export cũng chuyên sâu hơn, nhiều tính năng hơn.
Adobe Lightroom Classic
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/03/5903780_Lr.jpg)
Adobe Lightroom Classic - như cái tên của nó “Classic” đây là một phiên bản Lightroom giống với các phiên bản “đời đầu”. Bản này có cấu hình, theme và workflow giống nhất với các phiên bản Lightroom từ trước tới nay.

Giao diện của phiên bản này tập trung vào việc quản lý hình ảnh, quản lý thông tin của hình ảnh (meta data), và đi chuyên sâu hơn vào các tính năng chỉnh sửa hình ảnh, import hay export cũng chuyên sâu hơn, nhiều tính năng hơn.
Quảng cáo

Các trình chỉnh sửa trên Lightroom Classic.
Ưu điểm của Adobe Lightroom Classic là chuyên sâu hơn Adobe Lightroom, nhiều tuỳ chọn chỉnh sửa hình ảnh hơn, đối tượng người sử dụng là bán chuyên và chuyên nghiệp.

Nhược điểm của Adobe Lightroom Classic là nó có giao diện không hiện đại, rất khó sử dụng đối với người mới dùng hoặc chưa dùng Lightroom bao giờ. Phải cần thời gian làm quen mới thành thạo được workflow của phần mềm này. Chỉ có mặt trên nên tảng Windows và MacOS cho nên gây khá nhiều giới hạn cho workflow ở thời điểm mà các thiết bị di động đang lên ngôi.
Adobe Lightroom

Adobe Lightroom được coi là một phiên bản hiện đại hơn của Adobe Lightroom Classic, giao diện dễ sử dụng, đẹp hơn. Các tính năng chỉnh sửa màu sắc, ánh sáng, hiệu ứng gần như là giống với Adobe Lightroom Classic.

Nếu bạn là người mới và đã thử cả 2 phiên bản này, thì mình chắc chắn bạn sẽ thích Adobe Lightroom hơn là Adobe Lightroom Classic.

Quảng cáo
Ưu điểm của Adobe Lightroom là dễ sử dụng, thân thiện với người dùng mới, đa nền tảng, có mặt trên nền tảng di động và máy tính, cho nên tính động bộ hoá rất cao.
Nhược điểm đó là không có các tuỳ chọn chỉnh sửa chuyên sâu, các tuỳ chọn xuất hình ảnh bị giới hạn, khả năng quản lý hình ảnh kém hơn so với Adobe Lightroom Classic.
So sánh chi tiết

Nhìn chung bạn có thể hiểu Adobe Lightroom sẽ là phiên bản hiện đại hơn, giao diện đẹp hơn, dễ sử dụng, làm quen nhanh hơn, đặc biệt tính đồng bộ cực kì cao tạo ra workflow làm việc đa nền tảng như điện thoại, iPad, máy tính đều được.
Còn Adobe Lightroom Classic nhắm vào anh em bán chuyên hoặc có một chút chuyên sâu, nhiều tuỳ chọn chỉnh sửa hơn, giao diện xuất ảnh chuyên nghiệp hơn, quản lý file tốt hơn nhiều.
Các tính năng Adobe Lightroom không có
Mình đã sử dụng cả 2 phiên bản đủ nhiều và mình thấy có một vài tính năng chỉ có trên Adobe Lightroom Classic khiến mình không mặn mà với Adobe Lightroom lắm:
Quảng cáo
Không có tuỳ chỉnh “Lens Corrections”

Đây là một trình nhận diện các profile của ống kính để có các tuỳ chỉnh chỉnh sửa phù hợp cho ảnh. Vì mỗi ống kính đều có các lỗi nhỏ hay điểm yếu và có thể chỉnh sửa được bằng phần mềm. Ví dụ điển hình là độ méo của ống kính và bị tối 4 góc, trên Adobe Lightroom Classic sẽ luôn được cập nhật profile của các máy ảnh và ống kính này, kèm theo là các chỉnh sửa phù hợp để ảnh được đẹp hơn.

Profile màu

Lightroom Classic bên trái luôn auto, Lightroom bên phải phải tự chọn.
Khi chụp ảnh bằng máy ảnh thường thì sẽ có các profile màu trên máy ảnh như trên Fujifilm thì mình thường dùng Classic Chrome. Adobe Lightroom Classic sẽ tự động nhận thông tin từ ảnh và áp đúng profile như trên máy ảnh lên ảnh, còn Adobe Lightroom thì bạn phải tự mò vào profile và chọn.
Hệ thống sort và filter ảnh của Adobe Lightroom Classic tốt hơn

Khi chọn lựa ảnh, hoặc lọc lại các ảnh cũ thì Adobe Lightroom Classic vượt trội hơn hẳn ở việc lọc hình ảnh, bạn có thể filter ảnh theo rating sao từ 1 tới 5, hoặc label màu từ số 5 đến 9 (4 màu khác nhau), gắn cờ các kiểu.

Việc chọn filter các loạt ảnh này cũng dễ hơn trên Lightroom nhiều lần.

Lightroom chỉ cho chọn rating và flag mà thôi.
Before & after

Chế độ bật tắt BF-AF trên Lightroom Classic, sử dụng bằng cách nhấn nhả nút “\”.
Adobe Lightroom Classic có thể so sánh sidebyside sự khác nhau ảnh trước và sau khi chỉnh, 2 ảnh nằm kế bên nhau, hoặc là bật tắt BF-AF trên ảnh đó luôn cũng được.

Lightroom Classic có nhiều chế độ xem và so sánh.

Lightroom thì chỉ có 1 chế độ so sánh thôi.
Bên cạnh đó còn có thêm khả năng so sánh đặt 2 ảnh cạnh nhau để xem và tiện cho việc đồng bộ màu và tone của ảnh. Còn Adobe Lightroom chỉ có thể bật tắt BF-AF trên một ảnh mà thôi, khá hạn chế.
Edit in Photoshop

Nhiều tuỳ chọn chuyên sâu khi dùng “Edit In Photoshop”.
Cả Adobe Lightroom Classic và Adobe Lightroom đều có thể đưa ảnh trực tiếp qua PS để chỉnh sửa rồi back lại, nhưng Adobe Lightroom Classic cho phép có nhiều tuỳ chọn hơn, tiện cho công việc hơn.
Đồng bộ thông số giữa các ảnh

Lightroom Classic có hệ thống đồng bộ thông số giữa các ảnh chuyên sâu và cách sử dụng nhanh hơn so với Lighroom.
Hệ thống Presets màu ảnh
Hệ thống presets màu ảnh là cái duy nhất cả 2 phần mềm đều ngang nhau, từ các import đến export, sử dụng chia sẽ đều có trải nghiệm tương đối giống nhau.
Import & Export

Giao diện import ảnh của 2 phần mềm.
Hệ thống import ảnh và export ảnh cũng khác nhau khá nhiều, Adobe Lightroom Classic có nhiều tuỳ chọn hơn hẳn so với Adobe Lightroom Classic.

Giao diện export ảnh, bên trái của Lightroom Classic, bên phải của Lightroom.
Adobe Lightroom Classic cho phép tạo preset (một bộ các thông số được lưu sẵn) cho cả import và export cho phép làm việc nhanh hơn.
Adobe Lightroom Classic cho phép đổi tên khá chuyên sâu, tuỳ chỉnh độ phân giải, kích thước file cũng được can thiệp rất sâu vào file khi xuất ảnh. Còn Adobe Lightroom thì không. Bạn chỉ có các tuỳ chỉnh xuất file rất cơ bản, còn import ảnh thì chỉ gọi là đi đến địa chỉ ảnh nằm đâu mà chọn thôi chứ không có bất cứ tuỳ chỉnh nào.
Đa nền tảng, tính động bộ hoá cao

Adobe Lightroom Classic chỉ có mặt trên nền tảng Windows và MacOs, còn lại toàn bộ thị trường thiết bị di động là của Adobe Lightroom và cả trên Windows, MacOs.
Nếu bạn là một ngừoi dùng máy tính, điện thoại lẫn máy tính bảng để chỉnh sửa hình ảnh thì Adobe Lightroom sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Tất cả những gì bạn làm trên Adobe Lightroom ở thiết bị này, sẽ được đồng bộ nhanh và chính xác lên thiết bị khác, đang làm bằng laptop, xong có việc phải đi ra cafe thì lôi iPad ra chỉnh tiếp cũng được. Đây là một trải nghiệm cực kì đã và đáng giá mà Adobe Lightroom mang lại.
Việc chỉ có mặt trên MacOs và Window cũng khiến cho mình đôi khi lười làm hình hơn, mình lâu lâu cũng thích lôi iPad ra dùng Apple Pencil để chỉnh ảnh, trải nghiệm rất đã. Lúc lên laptop làm việc vẫn tiếp tục công việc được.
Mức giá

Hiện tại gói Photography plan (20GB) đang có giá ~$120/năm và cho 2 máy sử dụng Adobe Lightroom Classic và Photoshop cho 2 máy, còn Adobe Lightroom thì không gới hạn điện thoại và máy tính bảng.
Theo mình thấy phiên bản miễn phí của Lightroom trên các thiết bị di động cũng có tương đối đủ các chức năng chỉnh sửa ánh sáng và màu sắc cơ bản đủ để sử dụng thường ngày.
Cho nên nếu như chưa cần sử dụng đến cho công việc thì cũng chưa cần thiết bạn phải nâng cấp đầu tư cho khoản này lắm. Nhưng nếu có kinh tế một chút thì cũng nên dùng vì mình thấy cũng khá rẻ cho 1 năm sử dụng, và chắc chắn trải nghiệm sẽ rất đã.
Tổng kết
Tất cả những sự khác nhau mình vừa kể trên ở đây không phải là phần mềm nào hơn phần mềm nào, mà là giữa Adobe Lightroom Classic và Adobe Lightroom đều có đối tượng người dùng khác nhau, mục đích hướng tới khác nhau. Cho nên nhà phát triển họ cũng có nhưng giới hạn, những điều chỉnh phù hợp cho mục đích ban đầu của họ. Nếu như bạn là một người đơn giản, sử dụng đa nền tảng thì dùng Adobe Lightroom, còn nếu bạn muốn một phần mềm đầy đủ hơn, ít giới hạn tính năng thì Adobe Lightroom Classic sẽ khá phù hợp.
Ở bài viết kế tiếp mình sẽ giới thiệu thêm các phần mềm miễn phí cho trải nghiệm ổn để không cần phải mua dành cho các bạn chỉ chụp hình giải trí vui vẻ. Bên cạnh đó mình sẽ cố gắng làm thêm các thủ thuật với Lightroom hi vọng mang lại nhiều trải nghiệm tốt hơn cho anh em khi chụp và chỉnh ảnh.