Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đang thu hẹp lại, có thể hồi phục vào năm 2060

cuLong
3/6/2013 10:1Phản hồi: 139
Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đang thu hẹp lại, có thể hồi phục vào năm 2060
ozone.jpg
Vùng màu xanh dương là vết thủng tầng ozone

Vài tháng gần đây, nhiều vùng miền ở Việt Nam và thế giới liên tục gặp nắng nóng kéo dài và hạn hán, khiến chúng ta liên tưởng tới hiện tượng nóng lên của Trái Đất do hiệu ứng nhà kính. Nếu con người không có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ hành tinh này mà cụ thể là cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính (CO2) thì chắc chắn nhiệt độ sẽ sẽ còn tăng cao nữa. Trái Đất nóng lên sẽ làm băng tuyết ở 2 cực tan ra, làm mực nước biển dâng lên và hậu quả là nhiều nơi sẽ bị ngập lụt. Nhưng đó là một kịch bản sẽ xảy ra trong tương lai, hôm nay mình muốn đem đến cho các bạn một tin vui: Lỗ thủng trên tầng ozoneNam Cực đã và đang thu hẹp lại, dự kiến là sẽ biến mất vào năm 2060.

Lỗ hổng trên tầng Ozone được phát hiện và công bố vào năm 1985 bởi nhà Vật lí Joe Farman (ông vừa qua đời giữa tháng 5/2013 vừa qua). Như chúng ta đã biết, tầng Ozone có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi những tia bức xạ nguy hiểm từ Mặt Trời vốn gây đục thủy tinh thể, cháy nắng và ung thư da. Ozone có độ dày trung bình 300 Dobson Units (DU) tức tương đương 3mm, khi nó chỉ còn dưới 220DU thì được gọi là "bị thủng". Năm 1992, NASA ghi nhận được độ dày tầng Ozone ở Nam Cực chỉ còn 100DU, đến năm 2006 nó còn 93DU và đến tháng 10/2012 thì tăng lên 124DU.

Diện tích của vết thủng trên tầng Ozone khi bị phát hiện đã rất lớn, năm 2010 nó đạt kích thước lớn nhất, tới 30 triệu km vuông tức rộng gấp 3 lần nước Úc, bằng khoảng Bắc Mỹ (diện tích Mỹ và Canada cộng lại). Đến cuối năm 2012, NASA cho rằng lỗ hổng này đã và đang thu hẹp lại, hiện nay "chỉ còn" khoảng 21 triệu km vuông, bằng 2/3 so với hồi 2010. Dự kiến đến năm 2060 thì tầng Ozone ở Nam Cực có thể phục hồi như xưa. Tầng Ozone bị thủng do hậu quả của việc sử dụng khí CFC (chlorofluorocarbon) được phát minh vào thập kỉ 1920 và được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện lạnh thế kỉ 20. Đến nay khí này gần như không còn được sử dụng nữa, nhờ vào một Hiệp ước quốc tế không sử dụng CFC kí tháng 9/1987.

lung_ozone.jpg
Lổ thủng tầng ozone qua các năm (màu xanh dương là vùng bị thủng)

139 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

quá tốt, nhân loại bớt được 1 nguy cơ bị hủy diệt
Tốt quá rồi. Nắng nóng ,hạn hán, ...... sẽ bớt gay gắt 😁

Sent from my GT-I8160 using Tinhte.vn
lhlan
TÍCH CỰC
11 năm
@NgôNam24 Ít liên quan tới nắng nóng, nếu kg muốn nói là ozon cũng là một loại khí nhà kính. Càng dày ozon thì càng nóng.


Sent from my SH930W using Tinhte.vn
tunganh92
ĐẠI BÀNG
11 năm
cái này do CFC thôi,vấn đề lũ lụt hạn hán là do CO2 kìa
nhattan2012
ĐẠI BÀNG
11 năm
@tunganh92 Đúng rồi bạn, ta nên trồng nhiều cây xanh hơn, hạn chế túi ni lông và đi xe đạp thay xe máy khi không cần thiết!
@tunganh92 bác học bách khoa mà không nắm được nó liên quan đến nhau à..tầng ozone có tác dụng chống lại sự bức xạ nhiệt từ mặt trời và ảnh hưởng của tia cực tím..nó giống như 1 lớp áo chống nắng vậy..khi lớp này thủng thì bức xạ mặt trời sẽ đi thẳng vào trái đất mà không bị phản xạ lại không gian 1 chút nào..làm cho trái đất nóng lên..thêm vào đó sự gia tăng CO2 cũng là nguyên nhân..CO2 bản chất có chứa tỷ lệ Carbon cao nên khả năng hấp thụ nhiệt của nó cao hơn không khí bình thường..kết hợp cùng với việc thủng tầng ozone thì trái đất sẽ ngày càng nóng lên chính vì mặt trời...băng tan 2 cực..nước biển dâng..các nước ven biển sẽ thành biển
tunganh92
ĐẠI BÀNG
11 năm
@kisigaia2610 tầng ozone chỉ ngăn được tia cực tím chứ ko ngăn được bức xạ nhiệt nha bác @@
@tunganh92 chỉ là 1 phần thôi chứ ko phải là tất cả :| 1 phần bức xạ sẽ được phản hồi lại ko gian giữ cho trái đất có 1 sự ổn định về nhiệt độ..còn nếu nói nó ko có ảnh hưởng gì đến sự tăng nhiệt độ thì ko phải
M3ga
CAO CẤP
11 năm
@kisigaia2610 Học cẩn thận nhá bác , tầng Ozone nó mỏng dính thế kia phản xạ được bao nhiêu nhiệt , phản xạ nhiệt do toàn bộ khí quyển đảm nhiệm bác nhá.
Bổ xung thêm 1 cái nữa là CO2 nó ko phản xạ bức xạ nhiệt từ mặt trời -> tăng nhiệt 😃
lúc đấy thì mình ngỏm rồi cũng nên :eek:
!
NO CFC là ok
nhohanoi
TÍCH CỰC
11 năm
@Lê Hữu Khánh bây giờ tới công nghệ NFC rồi bác 😁
@nhohanoi Hic. Sao cho NFC vào đây?
hazylo
ĐẠI BÀNG
11 năm
Thêm mấy quả bom nguyên tử của bác Un thì có mà hồi với chả phục 😁
hên quá,lúc đó mình vẫn còn sống để xem kết quả của nó như thế nào 😃
@hoanglongls mình có ý j đâu mà bạn nói nặng vậy
@truong nhut huy Hic, đùa ko được à, hu hu
@hoanglongls Sợ vợ sống lâu - Nể vợ bớt ưu sầu - Để vợ trên đầu trường sinh bất tử!
@hoanglongls xin lỗi bạn nha,chắc mình đã hiểu nhầm ý bạn rồi
mltr94
ĐẠI BÀNG
11 năm
"3mm"
Mỏng thía á??? 3mm:eek:
để tìm hiểu xem!
Sao chỉ mỏng có 3mm thôi á :-/
hazylo
ĐẠI BÀNG
11 năm
Theo tớ nên thay CFC bằng KFC :p
@hazylo Mình nghĩ NFC ngon hơn. Dầy khoảng 4cm. 😁:D
ôi mình cứ tưởng là nó chỉ là 1 cái lỗ(thủng mà),ai ngờ nó to vật vã thế
Không thể đợi được tới lúc đó để xem khí hậu như thế nào được rồi

Sent from my SHV-E210S using Tinhte.vn
Trước nay nghe tin về môi trường phần lớn là tin xấu, mọi thứ đang xấu đi, cây bị đốn, rừng bị phá, băng tan, nước biển dâng, nhiệt độ tăng.... Đây là lần đầu tiên mình nghe 1 tin tốt về môi trường.
mỗi người hãy cùng nhau góp 1 ít bảo vệ môi trường thì có lẽ chưa tới 2060 thì lỗ hỗng sẽ bến thôi
ducthuan90
ĐẠI BÀNG
11 năm
Quả là tin vui
anhbi127
TÍCH CỰC
11 năm
tới đó chắc cũng k biết xung quanh xảy ra chuyện gì 😔

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019