Loại nhựa có khả năng tự phục hồi

mr care
31/7/2018 2:20Phản hồi: 2
Loại nhựa có khả năng tự phục hồi
Một loại nhựa đặc biệt có khả năng tự hàn gắn các vết nứt vỡ, đồng thời khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.



Các nhà khoa học cho biết loại nhựa polyme này có thể tự hàn gắn các vết nứt vỡ trên bề mặt vệ tinh bằng cách chuyển đổi từ một cấu trúc cứng cáp thành một cấu trúc mềm dẻo hơn, dễ uống khi tiếp xúc với ánh sáng nhất định.Trong những điều kiện nhất định, nhựa được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu có thể trở nên mềm dẻo và linh động hơn gấp 10 lần. Loại nhựa này có thể ứng dụng trong việc bọc các phương tiện di chuyển trên trái đất, điển hình là ô tô, giúp chúng có khả năng tự hồi phục sao va chạm.


Thông thường, khi một vật liệu được hình thành thì độ cứng của nó không thể chuyển đổi

Vd : một quả bóng vẫn còn độ đàn hồi ,chúng ta không thể khiến nó trở nên giòn, dễ vỡ mà không thay đổi cấu trúc hóa học của nó.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại vật liệu có khả năng chuyển đổi trang thái


Các nhà khoa học ở MIT đã tạo ra điều này bằng cách đưa các polyme vào một phân tử nhạy cảm với ánh sáng có thể được sử dụng để thay đổi các liên kết trong vật liệu. Vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu đó chính là polymer polyethylene glycol (PEG). Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng nghiên cứu này có thể thành công với mọi loại polyme. Tiến sĨ Johnson cho biết :"nếu bất kỳ thứ gì được làm từ nhựa và cấp sự và có khả năng tử phục hồi sau khi bị hư hại vậy thì chúng ta không cần phải vứt chúng đi nữa. Có thể điều này gần với việc vật liệu polyme sẽ làm tăng tuổi thọ lâu dài của vật hơn".

Quá trình này mất 5 tiếng để hoàn thành, những nhà nghiên cứu có thể thực hiện sự chuyển đổi tới 7 lần.Sau mỗi lần chuyển đổi ,một lượng phần trăm nhỏ polyme sẽ thất bại khi chuyển đổi ngược trở lại.Điều này có nghĩa rằng vật liệu đến cuối cùng sẽ vỡ thành từng mảnh.

Vật liệu polyme bao gồm các cấu trúc khối rỗng (cage-like) chứa kim loại kết hợp với nhau bằng cách sử dụng các liên kết polyme linh hoạt, các nhà nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme này bằng việc gộp polyme thành một nhóm gọi là ligand(phối tử) có thể liên kết với một nghiên tử kim loại. Trong trường hợp này, palladium có thể tạo thành liên kết với bốn phân tử phối tử tạo ra các cụm cấu trúc khối rỗng. Khi chiếu anh sáng xanh lục vào, liên kết góc trở nên nhỏ hơn và các cụm liên kết nhỏ hơn được tổ chức lại. Khi vật liệu ở trạng thái cụm nhỏ, nó trở nên mềm dẻo hơn gấp 10 lần và linh động hơn.

Tuy nhiên, palladium là chất liệu đắt đỏ và hiếm nên ít được ứng dụng, do đó cần phải nghiên cứu để tìm ra vật liệu thay thế mà giá thành rẻ hơn. Đội ngũ nghiên cứu cũng đang tạo ra một loại vật liệu có khả năng chuyển đổi từ trang thái rắn sang trạng thái lỏng. Họ cũng đang sử dụng ánh sáng để tạo ra các mô hình của các phần mềm dẻo và rắn trong cúng một vật liệu.

NGHIÊN CỨU ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI QUỸ KHOA HỌC QUỐC GIA VÀ ĐƯỢC CÔNG BỐ TRÊN TẠP CHÍ NATURE

Nguồn tham khảo : http://dayrut.com.vn/tin-tuc-day-rut-nhua/loai-nhua-co-kha-nang-tu-phuc-hoi.html

Quảng cáo

2 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Rất rất rất nhiều công nghệ mới vẫn được tạo ra từng ngày, hy vọng tất cả sẽ sớm được thương mại hóa để đưa vào cuộc sống 😁
mr care
ĐẠI BÀNG
6 năm
nhiều vật liệu đã được phát minh ra nhưng do chi phí tạo ra nó quá nhiều nên chủ yếu chỉ được áp dụng cho quân sự và nghiên cứu khoa học

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019