Loạt ảnh cuộc trở về Fukushima sau gần 1 thập kỷ (từ 2011)

tuanlionsg
11/4/2020 1:25Phản hồi: 47
Loạt ảnh cuộc trở về Fukushima sau gần 1 thập kỷ (từ 2011)
Một series ảnh mới với tiêu đề Restricted Residence (Khu cư dân bị hạn chế), bao gồm 42 bức hình nhiệt hồng ngoại của người dân địa phương và khung cảnh đã có nhiều thay đổi tại nơi sinh sống của họ. Gần một thập kỷ sau thảm họa Fukushima, hình ảnh chụp cuộc trở về cảm xúc xen lẫn cay đắng ngọt bùi của cư dân nơi đây. Chúng ta có một lý do chính đáng để lo sợ điều mà chúng ta không thể thấy bằng thị giác, không nếm được bằng vị giác, không thể nghe được, cũng không thể cầm nắm được. Nếu những giác quan của chúng ta không thể đưa ra bất cứ chỉ dẫn nào để chúng ta tự ước lượng mối nguy hiểm, chúng ta phải tự giả thuyết, tự kì vọng những thứ tồi tệ nhất sẽ xảy ra.


giles_price_restricted_residence_6.jpg
Restricted Residence (©️️ Giles Price 2020 / Courtesy Loose Joints) - Tác giả Lily Katzman


Sau khi một thảm họa động đất và sóng thần kinh hoàng xảy ra, đã kích hoạt và giải phóng một lượng chất phóng xạ từ lò phản ứng hạt nhân Fukushima Daiichi tại Nhật Bản vào tháng 11 năm 2011, người dân địa phương ở đây không có một tích tắc nào để lưỡng lự. Cơ quan có thẩm quyền thì liên tục mặc đồ bảo hộ, nhưng lại trấn an người dân và nói rằng không có gì đáng lo hết. Những cộng đồng tại địa phương thì được tái định cư đến những khu trung tâm di tản, những nơi thậm chí có chỉ số phóng xạ cao hơn cả ở trong nhà của người dân. Và có khoảng 60 người lớn tuổi đã qua đời vì không chịu nổi áp lực khi bị di chuyển liên tục từ các bệnh viện tới những nhà dưỡng lão.

Không có ai qua đời vì lý do liên quan trực tiếp tới vụ rò rỉ phóng xạ, nhưng những sang chấn tâm lý mà sự kiện này để lại thì còn kéo dài, với minh chứng là tỉ lệ tự tử ở những năm tiếp theo đó tăng lên rất cao.


Restricted Residence, một cuốn sách của tác giả Giles Price người Anh, đã ghi lại hình ảnh hàng trăm cư dân Nhật Bản quay trở về những ngôi làng ở Namie và Iitate sau thảm họa hạt nhân ở Fukushima. Được phát hành vào ngày 16 tháng 1 ở Trung tâm triển lãm nhiếp ảnh Luân Đôn, những bộ ảnh đơn sắc sử dụng công nghệ nhiệt hồng ngoại, loại công nghệ thường được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực y tế và công nghiệp tầm soát, để giúp người xem mường tượng được những ảnh hưởng tâm lý của những thảm họa nhân tạo. Trích dẫn sự hoài nghi của các nhà khoa học về các tác động lâu dài của bức xạ, bộ ảnh cũng nhấn mạnh cuộc tranh luận đang diễn ra về việc chính phủ Nhật Bản có nên khuyến khích người dân trở về nhà của họ hay không.

giles_price_restricted_residence_2.jpg


Vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, một trận động đất nặng 9.0 độ Richter đã diễn ra, cách Tokyo khoảng 372 km về phía Đông Bắc. Rung chấn là một trận động đất kép hiếm gặp và phức tạp, kéo dài trong khoảng ba đến năm phút và đã làm di dời hòn đảo khoảng 2,4m, theo Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ. Trận động đất, sau đó được xác định là lớn nhất từng xảy ra ở Nhật Bản, đã tạo ra một cơn sóng thần với sóng cao tới 10m. Kết hợp lại, hai thảm họa thiên nhiên đã giết chết hơn 20.000 người và phá hủy khoảng một triệu tòa nhà trong khu vực.

Nhưng sự thất bại không lường trước của nhà máy Fukushima gần đó ngay lập tức cho thấy hai thảm họa kép ở trên thực sự không là gì. Sau trận động đất ban đầu, những cơn sóng thần tiếp theo sau đó đã tràn qua bức tường biển cao hơn 9m của nhà máy và làm hỏng hệ thống làm mát máy phát điện, báo cáo của Tom Seymour trên website Wallpapaer. Các lò phản ứng lõi quá nóng, làm nóng chảy nhiên liệu uranium bên trong và buộc các kỹ sư giải phóng khí phóng xạ vào khu vực xung quanh thay vì để dẫn đến nguy cơ các lò phản ứng phát nổ. Cuối cùng, chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh sơ tán hơn 150.000 người dân, lúc đó đang sinh sống trong bán kính lên đến 130km từ nhà máy. Vụ việc là thảm họa hạt nhân lớn nhất thế giới kể từ thảm họa Chernobyl.

Vào năm 2017, chính phủ Nhật Bản đã dỡ bỏ các lệnh di tản khỏi những khu vực được cho là không-thể-sinh-sống-được của thành phố, bao gồm một khu vực dài 20km quanh nhà máy hạt nhân và bắt đầu khuyến khích tài chính cho cư dân quay trở lại. (Ước tính ban đầu cho chi phí của sáng kiến này lấy đi 50 tỷ đô la của người nộp thuế Nhật Bản, nhưng một phân tích năm 2016 do Financial Times thực hiện cho thấy con số này trên thực tế gần với 100 tỷ đô la.) Trước thảm họa, khoảng 27.000 người đã xây dựng nhà cửa ở vùng ngoại ô của khu vực phải hạn chế này , sống ở làng Namie và Iitate.

giles_price_restricted_residence_7.jpg

Bằng cách miêu tả các công nhân và cảnh quan xung quanh của hai thị trấn này, Restricted Residence khám phá sự giao thoa của tái thiết vật lý và sự không chắc chắn ẩn giấu đằng sau nó. Cuốn sách có hình ảnh của những người dân thường làm việc chăm chỉ, từ thợ cơ khí đến chủ cửa hàng và nhân viên văn phòng, dọn dẹp khu phố của họ và xây dựng lại cuộc sống của họ. Đáng chú hơn trong bộ ảnh là hình của một tài xế taxi trả tiền cho một người giữ tài sản chính phủ vì tình trạng thiếu khách hàng của anh ta và một nông dân dành cả ngày để chăm sóc gia súc bị nhiễm phóng xạ mà anh ta có thể bán nhưng anh đã từ chối không bán chúng đi.

Quảng cáo


Price nói rằng anh ấy bị mê hoặc bởi các cảnh quan khu vực, đặc biệt là cách các hoạt động giải thể và bức xạ ảnh hưởng đến các khu vực bị bỏ hoang.

Khi tôi bắt đầu nghĩ về cách tiếp cận môi trường bị biến đổi của khu vực phải hạn chế, sự trừu tượng trực quan của màu sắc được thể hiện bởi công nghệ đã làm tôi thực sự quan tâm để ý, chứ không phải ứng dụng khoa học của nó”, anh nói với Ayla Angelos của tạp chí “It's Nice That”.

Nhiếp ảnh gia đã lấy cảm hứng cho dự án từ chính cuộc sống của mình. Ông gia nhập Bộ tư lệnh Thủy quân lục chiến Hoàng gia năm 16 tuổi và một năm sau đó, phục vụ tại Kurdistan cho đến cuối Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Với máy ảnh trong tay, Price chụp ảnh phong cảnh và những trải nghiệm hàng ngày của mình khi đi tour; ảnh chụp nhanh của anh hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia Luân Đôn.

Theo như thông tin từ “It's Nice That”, Nice đã được xuất viện với lý do y tế sau khi bị chấn thương nặng ở Iraq. Nhưng thời gian làm lính của anh đã giúp anh hình thành sở thích cá nhân trong việc chụp ảnh để mô tả cách quang cảnh tự nhiên kết nối với cái mà anh gọi là “môi trường do con người gây ra”.

giles_price_restricted_residence_10.jpg

Trước đây, Price đã chụp những bức ảnh trên không trong khi chờ đợi tới sự kiện Thế vận hội Rio và Luân Đôn. Series hình tập trung vào các tác động xã hội, kinh tế và môi trường của cảnh quan thay đổi được tạo ra bởi các công trình xây dựng liên quan đến Thế vận hội. Giờ đây, với Thế vận hội Olympic mùa hè sắp diễn ra tại Tokyo, Price rất thích thú khi thấy sự tái phát triển của Fukushima được thể hiện như thế nào.

Fukushima sẽ không chỉ tổ chức một trận đấu bóng chày Olympic và sáu trận bóng mềm, mà còn khởi xướng cuộc rước đuốc Olympic, theo như báo cáo của Marigold Warner cho Tạp chí Nhiếp ảnh Anh Quốc. Các nhà tổ chức hy vọng những sự kiện này sẽ giúp cải thiện kinh tế khu vực trong khi làm thay đổi nhận thức của những người sống sót sau thảm họa phóng xạ về thảm họa này.

Quảng cáo




giles_price_restricted_residence_9-1.jpg

Sâu bên trong của những sắc đỏ, cam và xanh trong cuốn sách Restricted Residence, Price đã rất nỗ lực để có thể nắm bắt và thể hiện những gì không thể thấy bằng mắt thường.

Có một điều gì đó về chất phóng xạ, và tiềm năng giết chóc một cách lặng lẽ” Fred Pearce - một nhà văn khoa học và môi trường - nói, trong bài tiểu luận đi kèm với cuốn sách. . “[...] Chúng ta có một lý do chính đáng để lo sợ điều mà chúng ta không thể thấy bằng thị giác, không nếm được bằng vị giác, không thể nghe được, cũng không thể cầm nắm được. Nếu những giác quan của chúng ta không thể đưa ra bất cứ chỉ dẫn nào để chúng ta tự ước lượng mối nguy hiểm, chúng ta phải tự giả thuyết, tự kì vọng những thứ tồi tệ nhất sẽ xảy ra.”

giles_price_restricted_residence_4.jpg

Trông những bức hình này có vẻ rất bình thường, và điều đó tạo cho chúng ta ảo giác, và buộc người xem phải tìm kiếm thứ gì đó đang không hiện hữu trên những bức hình. Price mời gọi người xem, bằng một cách rất tinh xảo, trải nghiệm sức nặng vô hình của gánh nặng tâm lý trong khi cố gắng nắm bắt tác động của phóng xạ lên mọi người.

giles_price_restricted_residence_11.jpg

giles_price_restricted_residence_8-1.jpg
giles_price_restricted_residence_5.jpg
giles_price_restricted_residence_3.jpg

Nguồn: smithsonianmag
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Loạt ảnh & nội dung của sự kiện 2011 này xem thấy ám ảnh thật sự luôn
quang_35
TÍCH CỰC
4 năm
@Hau Quoc Nguyen rất ám ảnh không chỉ tâm lý mà là tâm linh, rất nhiều camera bắt được hình ảnh những bóng người vất vưởng, tội và thương họ thật sự. Mong bình an đến với họ
Fulbright
ĐẠI BÀNG
4 năm
@quang_35 bạn có link hay nhớ tên tác phẩm đó không?
quang_35
TÍCH CỰC
4 năm
@Lizard Alexandros Đây là một sự kiện không phải là tác phẩm
Dẫu sao điện hạt nhân vẫn là sự lựa chọn năng lượng hàng đầu so với thủy điện, nhiệt điện hay với cả năng lượng tái tạo ... cốt yếu phải cẩn trọng để đảm bảo an toàn thôi, tương lai nếu con người vận hành dc lò năng lượng mặt trời ( nhiệt hạch tuần hoàn) thì tương lai năng lượng của nhân loại sẽ dc đảm bảo.
quang_35
TÍCH CỰC
4 năm
@boyngo1988 điện hạt nhân là tối ưu nhất hiện tại, tương lai chắc phản vật chất hay hố đen sẽ lên ngôi 😆
DKez
TÍCH CỰC
4 năm
@boyngo1988 nhiệt hạch là phản ứng ra nhiều năng lượng hơn phân hạch hiện nay, không có phóng xạ, là năng lượng của các vì sao. Nhưng công nghệ loài người chắc còn rất lâu nữa mới làm được.
DKez
TÍCH CỰC
4 năm
@hackieuhay ít hơn trên mỗi phản ứng nhưng nhiều hơn trên khối lượng.
Tại sao lại viết dư thừa 3 con số không như 53.000, 48.000 để làm gì vậy? Theo cách viết số thập phân của tiếng Việt (và các nước chịu ảnh hưởng của nền toán học Pháp), viết như vậy là con sóng cao 53 ngàn mét, đập cao 48 ngàn mét.
@heobanhki “Tây” cũng có nhiều loại, bạn muốn nói loại nào? Anglophone thì dùng dấu “.” để chỉ số thập phân, Francophone dùng dấu “,” nhé.
@bomduc @bomduc Vậy con số 20.000 người tiếp sau đó, chúng ta sẽ hiểu là bao nhiêu? 20 người hay 20 ngàn?
@Hiệp K Mình xin sửa ạ. Mình sai. Cảm ơn bác.
@heobanhki Ngan hang viet cham thanh , thi no bat viet lai thoi co gi dau
Sher
ĐẠI BÀNG
4 năm
Có những thứ không thể thấy bằng mắt!
quang_35
TÍCH CỰC
4 năm
bài viết hay nhưng sai chính tả nhiều làm mất kha khá tâm trạng. Thêm nữa những con số đưa ra không chính xác "Trận động đất, sau đó được xác định là lớn nhất từng xảy ra ở Nhật Bản, đã tạo ra một cơn sóng thần với sóng cao tới 53.000m." (đây có thể do sai lầm dấu/hiểu lầm "," và "." trong hệ thống đơn vị của Mỹ và Việt Nam)
@quang_35 Mình xin sửa ạ. Mình sai. Cảm ơn bác.
Sóng thần gì cao đến 53km? Chắc cao thế oánh sang tận Hàn Quốc 😁

Mọi tai hoạ đều phải trả giá bằng...sinh mạng con người!

Covid 19 sắp 100.000 ng chết rồi. Chắc chắn con số ko dừng lại ở đó.
Viết tiếng Việt mà 53.000 với 48.000 xong lại tới 20.000 người chết. Hoang mang vãi
asdflkjh
ĐẠI BÀNG
4 năm
Số liệu sao đọc thấy sai sai kiểu gì ấy nhỉ?
Untitled.png
@asdflkjh @cuhiep đuổi việc mod này đi nhé!
@asdflkjh Mình xin sửa ạ. Mình sai. Cảm ơn bác.
@Nguyen N°5 Vâng, cảm ơn bác.
Rồi, xem xong bài này cũng ám ảnh
khieuvpham
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nhìn vào không hiểu gì hết thấy như hình kinh dị quá
Ảnh nhìn dị bản nhỉ
Thuy_van.do
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nhìn sợ quá
bài viết hay, nhưng mình vẫn chưa tưởng tượng được một cơn sóng thần với sóng cao tới 53.000m sẽ cao như thế nào
@Angelas2 Mình xin sửa ạ. Mình sai. Cảm ơn bác.
LongTrMinh
ĐẠI BÀNG
4 năm
nhìn ảnh này vẫn nhớ sự kiện kinh hoàng sóng thần ở Nhật
mà họ vươn lên vẫn rất mạnh mẽ, tinh thần người Nhật
Jaywalk
TÍCH CỰC
4 năm
Xem ảnh Chernobyl còn ám ảnh hơn!
image-1.jpg
original.jpg
5cf6bc9a2500003300dbebb6.jpeg
RockyChen
ĐẠI BÀNG
4 năm
cho em hỏi màu chất phóng xạ còn lại là màu xanh là hay sao mọi người? Nhìn ớn quá!
nohara
TÍCH CỰC
4 năm
@RockyChen Đúng r là màu xanh đó, là bụi phóng xạ đấy
Chẳng nhìn thấy con khỉ gì.
Đình_Nam
ĐẠI BÀNG
4 năm
thời gian trôi nhanh quá nhỉ, mới thế thôi mà đã gần 10 năm r

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019