Thưa các bác!
Sau loạt bài nói về "sự bất nhân thất đức của họ Nổ", mình nhận thấy còn có nhiều người bàng quang, không nhận thức rõ được hậu quả do sự lừa đảo mang lại. Có người chắc mẩm "chắc họ lừa ai chứ không lừa mình đâu"; Có người thì vì lừa người khác nên đâm ra "nhột" bèn tìm cách bịt miệng những ai chỉ ra Sự Thật. Để thấy rõ hơn sự lan tràn của lừa đảo trong thế giới thực, mình tiếp tục viết loạt bài "lừa đảo ký sự" này.
Đây là những câu chuyện "người thật việc thật" do mình sưu tầm được. Tuy nhiên khi viết ra đây mình chỉ giữ lại "việc thật" và thay đổi một số chi tiết phụ để "người thật" được bình yên.
Kỳ 2: Sinh viên lừa nhà trường
Có 2 câu chuyện, đầu tiên là câu chuyện của anh An kể về sinh viên của 1 trường cao đẳng:
Sau 1 thời gian miệt mài làm việc, anh An nghỉ việc và dành thời gian để học thêm tiếng Anh. Anh tìm tài liệu trên mạng về tự học một mình được 1 thời gian thì thấy khả năng giao tiếp không ổn nên định bụng rủ thêm 2 bạn sinh viên ở cùng khu nhà trọ cùng học cho vui. Dự định chưa được thực hiện thì 2 bạn sinh viên kia đã học đến học kỳ cuối của năm 2, sắp tốt nghiệp luôn rồi. Một buổi chiều anh nghe 2 bạn kia í ới rất vui vẻ nên chạy sang xem, thì ra là 2 bạn ấy đang xem điểm Tiếng Anh từ trang web của trường. Chứng chỉ TOEIC mà 2 bạn đó đạt được với số điểm lần lượt là 500 và 510. Anh An trợn mắt, bụng bảo dạ:
- Mình tự làm bài test thử mà trầy trật mãi, kiếm được 400 điểm cũng đã khó rồi, không ngờ 2 bạn này học khá quá; Mình phải nhờ 2 bạn giúp mình mới được.
Thế là anh lên tiếng mời học chung nhưng 2 bạn đó chỉ nhìn anh cười chứ không nhận lời. Anh An thật tình nói ra những khó khăn khi phải ôn luyện một mình, cần phải có người khá hơn để học nhóm ra sao. Đến cuối cùng, anh vẫn chỉ nhận lại những nụ cười và lời từ chối khéo. Anh đang không biết làm sao để mời cho được thì 1 bạn quay sang nói nhỏ với bạn kia:
Sau loạt bài nói về "sự bất nhân thất đức của họ Nổ", mình nhận thấy còn có nhiều người bàng quang, không nhận thức rõ được hậu quả do sự lừa đảo mang lại. Có người chắc mẩm "chắc họ lừa ai chứ không lừa mình đâu"; Có người thì vì lừa người khác nên đâm ra "nhột" bèn tìm cách bịt miệng những ai chỉ ra Sự Thật. Để thấy rõ hơn sự lan tràn của lừa đảo trong thế giới thực, mình tiếp tục viết loạt bài "lừa đảo ký sự" này.
Đây là những câu chuyện "người thật việc thật" do mình sưu tầm được. Tuy nhiên khi viết ra đây mình chỉ giữ lại "việc thật" và thay đổi một số chi tiết phụ để "người thật" được bình yên.
Kỳ 2: Sinh viên lừa nhà trường
Có 2 câu chuyện, đầu tiên là câu chuyện của anh An kể về sinh viên của 1 trường cao đẳng:
Sau 1 thời gian miệt mài làm việc, anh An nghỉ việc và dành thời gian để học thêm tiếng Anh. Anh tìm tài liệu trên mạng về tự học một mình được 1 thời gian thì thấy khả năng giao tiếp không ổn nên định bụng rủ thêm 2 bạn sinh viên ở cùng khu nhà trọ cùng học cho vui. Dự định chưa được thực hiện thì 2 bạn sinh viên kia đã học đến học kỳ cuối của năm 2, sắp tốt nghiệp luôn rồi. Một buổi chiều anh nghe 2 bạn kia í ới rất vui vẻ nên chạy sang xem, thì ra là 2 bạn ấy đang xem điểm Tiếng Anh từ trang web của trường. Chứng chỉ TOEIC mà 2 bạn đó đạt được với số điểm lần lượt là 500 và 510. Anh An trợn mắt, bụng bảo dạ:
- Mình tự làm bài test thử mà trầy trật mãi, kiếm được 400 điểm cũng đã khó rồi, không ngờ 2 bạn này học khá quá; Mình phải nhờ 2 bạn giúp mình mới được.
Thế là anh lên tiếng mời học chung nhưng 2 bạn đó chỉ nhìn anh cười chứ không nhận lời. Anh An thật tình nói ra những khó khăn khi phải ôn luyện một mình, cần phải có người khá hơn để học nhóm ra sao. Đến cuối cùng, anh vẫn chỉ nhận lại những nụ cười và lời từ chối khéo. Anh đang không biết làm sao để mời cho được thì 1 bạn quay sang nói nhỏ với bạn kia:
Quảng cáo
- Mất 800 nghìn mà được 500 điểm vầy cũng được đấy chứ!
Câu chuyện thứ 2 là của anh Tâm kể về sinh viên của 1 trường đại học:
Có một thời gian thất nghiệp, nhưng nhờ Tiếng Anh khá nên anh Tâm đi làm gia sư. Anh nhận dạy cho một bạn sinh viên, bạn sinh viên này bị mất căn bản Tiếng Anh nên tiến độ học rất chậm, được khoảng 2 tháng thì bạn ấy chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp. Một hôm, bạn ấy cầm về một tập tài liệu IELTS và nói với anh:
- Ở trường phát tập tài liệu này để ôn thi môn Tiếng Anh. Hoặc là mình thi trong trường, hoặc là mình tự thi ở bên ngoài rồi đem chứng chỉ vào nộp là được. Không có chứng chỉ là bị giam bằng, không tốt nghiệp được.
Anh Tâm hỏi:
- Nhưng em học với tiến độ thế này thì làm sao mà thi?
Bạn sinh viên kia nói:
- Còn 1 cách nữa. Em bỏ ra 9 triệu là có ngay chứng chỉ đủ điểm theo yêu cầu của trường.
Anh Tâm rất không bằng lòng vì cách anh dạy là để người học đi thi bằng khả năng của mình nhưng cũng cố hỏi:
- Có vụ mua chứng chỉ nữa hả? Sao mà mua được?
Bạn sinh viên liền kể:
- Trong trường em có 1 thầy chuyên nhận làm việc này. Hầu như cả lớp em, đứa nào cũng nộp tiền cho thầy hết rồi.
Anh Tâm thật sự thất vọng nhưng cố nén cảm xúc, hỏi tiếp:
- Vậy sau này ra trường đi xin việc, người ta phỏng vấn trực tiếp bằng Tiếng Anh thì làm sao em đối đáp được?
Quảng cáo
Bạn sinh viên nói:
- Sau này hẵng tính anh ơi. Giờ lo để tốt nghiệp được cái đã.
Lời bình:
Một sinh viên cao đẳng dùng 800 nghìn để mua 1 chứng chỉ TOEIC, một sinh viên đại học bỏ ra 9 triệu để mua 1 chứng chỉ IELTS. Các sinh viên này đều được ra trường với tấm bằng trong tay 1 cách hợp lệ. Tuy nhiên, họ không có trình độ Tiếng Anh thực sự và nhà trường không biết điều này.
Lời kết:
Càng lớn, chiêu lừa càng trở nên tinh vi. Bây giờ, không cần học mà chỉ cần bỏ ra 1 số tiền là có ngay các chứng chỉ "xịn", các sinh viên đã có thể lừa cả nhà trường để "được tốt nghiệp".
PS:
Theo tìm hiểu của mình thì các chứng chỉ TOEIC, IELTS là các chứng chỉ quốc tế có uy tín, phải học và thi đàng hoàng chứ không thể mua bằng tiền. Tuy nhiên, trong mỗi trường cao đẳng/đại học thì đều có các khóa học và kỳ thi nội bộ tương đương. Các sinh viên kia mua cái "chứng chỉ nội bộ" này để đủ thủ tục tốt nghiệp mà không cần phải học và thi chi cả.