Lục quân Mỹ không chỉ hoạt động trên đất liền, họ còn có hẳn một "hải quân" riêng

Frozen Cat
10/12/2023 8:29Phản hồi: 100
Lục quân Mỹ không chỉ hoạt động trên đất liền, họ còn có hẳn một "hải quân" riêng
Một trong những thực tế khác thường nhất về Lục quân Mỹ là họ có lực lượng hải quân riêng, hoàn toàn phân biệt với Hải quân Mỹ. Lục quân Mỹ duy trì hơn 100 con tàu được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ cho xe tăng, bộ binh và các lực lượng mặt đất khác ở trên và xung quanh mặt nước, với mục tiêu đảm bảo rằng các hồ, sông ngòi và thậm chí cả đại dương đều không còn là trở ngại đáng kể.
Đội quân này, mặc dù bao gồm hầu hết là các tàu thuyền nhỏ, không được trang bị vũ khí, nhưng thực sự là một trong những “hải quân” lớn nhất trong NATO. Điều đáng chú ý là bất chấp điều này, nhiệm vụ chính của Quân đội Hoa Kỳ vẫn là các hoạt động trên bộ, trong khi Hải quân chính quy Hoa Kỳ chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định trên biển.

Được tối ưu cho các cuộc viễn chinh

Lục quân Hoa Kỳ là quân đội cấp hành tinh và phải sẵn sàng thực hiện các hoạt động chiến đấu ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Các cuộc chiến cũng có xu hướng xảy ra ở nơi có con người sinh sống, trong khi những vùng đất hoang vu như Nam Cực, Tây Tạng hay rừng Amazon thì thường là không có, và theo Liên Hợp Quốc, khoảng 40% dân số thế giới sống trong phạm vi 60 dặm tính từ bờ của một vùng nước, cho dù đó là trên sông, hồ hay các đại dương. Tất cả những điều đó làm cho việc hoạt động trên các vùng nước trở thành một thực tế quan trọng đối với Lục quân Mỹ, và điều này làm phát sinh nhu cầu phải có một đội tàu riêng. Tất nhiên nguyên tắc 60 dặm này cũng có ngoại lệ, như trường hợp của cuộc chiến Afghanistan, khi đất nước này nằm cách biển A Rập đến 500 dặm và không có sông ngòi nhiều vì vậy đội tàu sẽ không phát huy tác dụng đáng kể.


tau-lcu-2001-cua-luc-quan.jpeg
Tàu tiện ích LCU 2001 lớp Runnymede của Lục quân. Ảnh: Wikipedia.

Với những chiếc xe tăng Abrams nặng 67 tấn và xe chiến đấu bộ binh Bradley nặng 40 tấn, Lục quân Mỹ không phù hợp để vượt qua những vùng nước rộng lớn. Mặc dù đội hậu cần có nhiều loại thiết bị bắc cầu có khả năng xây dựng những cây cầu tạm thời bắc qua chiến hào và sông, nhưng các vùng nước chướng ngại rộng hơn 1,000 feet (304 mét) là nằm ngoài khả năng của hầu hết các đơn vị Lục quân. Trong khi Thủy quân lục chiếntàu đổ bộ tấn công và tàu lội nước của Hải quân để điều động, nghĩa là họ cần viện đến nguồn lực của Hải quân Mỹ, thì Lục quân lại có lực lượng “hải quân” riêng. Nhưng chúng ta không nên nhầm lẫn đội tàu này với Hải quân Mỹ, vốn là một nhánh quân đội chính thức.

cac-binh-si-thuoc-tieu-doan-2-trung-doan-thiet-giap-70-trung-doan-1.jpg
Những chiếc xe tăng đôi khi cũng phải cần đến tàu để chuyên chở. Ảnh: Popular Mechanics.

Giải pháp như đang nói ở đây, một giải pháp đã tồn tại kể từ thời Thế chiến thứ hai, là cung cấp cho Lục quân một lực lượng hải quân thu nhỏ của riêng mình. Hệ thống Tàu thủy Lục quân (Army Watercraft System, AWS) hiện diện để biến các vùng nước từ chướng ngại vật thành cơ hội, cho phép Lục quân vượt qua vùng nước chướng ngại mà đối thủ của họ thường tin rằng không thể vượt qua. Tổng số tàu bao gồm 132 chiếc, bao gồm các tàu hỗ trợ hậu cần có kích cỡ tàu hộ tống nhỏ, tàu đổ bộ có khả năng vận chuyển xe tăng và tàu kéo.
Theo Bộ Quốc phòng, những binh sĩ điều khiển các tàu này thích được gọi là “lính thủy quân lục chiến của lục quân (army mariner)” hơn là thủy thủ.
tau-lcu-2034-va-2035-tai-cang-yokohama-2018.jpg
Tàu đổ bộ tiện ích LCU 2034 và 2035 của Lục quân tại cảng Yokohama năm 2018. Tàu tiện ích là dạng tàu cơ bản của Lục quân Mỹ với mục đích vận tải là chính, với phần thân thấp, kích thước nhỏ vừa đủ để dễ chất/dỡ phương tiện. Dốc nghiêng để đưa phương tiện lên bờ và ngược lại nằm phía trước mũi tàu. Ảnh: Navsource.

Hạm đội hải quân của Lục quân

Bộ phận lớn nhất trong hạm đội của Lục quân là các tàu vận tải. Lớn nhất trong số đó là 8 tàu hỗ trợ hậu cần (logistics support vessel, hay LSV) thuộc lớp General Frank S. Besson. Với chiều dài 273 feet (83.2 mét) và trọng tải 4,000 tấn, mỗi chiếc có kích thước bằng một tàu hộ tống của Hải quân. Mỗi tàu LSV có thể chở tới 2,000 tấn—tương đương với 21 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, trong đó trọng lượng của một xe tăng M1 Abrams có thể khác nhau tùy theo biến thể, nhưng nhìn chung nó nặng từ 57 đến 67.6 tấn, hoặc tương đương 25 container vận tải dài 20 feet (bằng 50 container xếp đôi lên nhau), với mỗi container nặng 25.4 tấn. LSV còn có phạm vi hoạt động đáng kể và có thể di chuyển tới 5,000 dặm (8,046 km).

tau-lsv-7-ssgt-robert-t-kuroda-tai-honnolulu-hawai-sau-hanh-trinh-tu-mississippi.jpg
Tàu hỗ trợ hậu cần của Lục quân USAV SSGT Robert T. Kuroda (LSV-7) tại Honolulu, Hawaii, sau chuyến hành trình chở hàng dài 5,000 dặm từ Pascagoula, bang Missisippi. Ảnh: Wikipedia.
cac-phuong-tien-dua-len-tau-lsv-4-virginia-2012.jpg
Các phương tiện được đưa lên tàu LSV-4 trong một cuộc diễn tập ở bang Virginia vào năm 2012. Ảnh: Wikipedia.

Ở thứ hạng tiếp theo là tàu đổ bộ, tàu tiện ích (landing craft-utility vessel, hay LCU) của Lục quân Mỹ. LCU cho phép Lục quân điều chuyển quân lính và thiết bị vào các khu vực có cảng biển bị hư hại hoặc các cảng có cơ sở hạ tầng thô sơ và trên các bãi biển gồ ghề. Có 31 chiếc LCU-2000, mỗi chiếc dài 135 feet và có thể chở tới 170 tấn hàng hóa. Những chiếc LCU-2000 có thời điểm có thể chở tối đa ba xe tăng, nhưng trọng lượng ngày càng tăng của xe tăng M1A2 Abrams có lẽ đồng nghĩa với việc những con tàu này chỉ có thể chở được hai xe tăng cùng một lúc.

Quảng cáo


xe-chien-dau-co-dong-mcv-cua-nhat-dang-xuong-tu-tau-tien-ich-lcu-thang-9-2021.jpg
Một Xe chiến đấu cơ động (MCV) của Nhật Bản đang được đưa xuống từ tàu đổ bộ tiện ích (LCU) của Quân đội Hoa Kỳ tại Sở chỉ huy hoạt động Hạm đội Sasebo (CFAS), vào ngày 27 tháng 9/2021. Dù trông khá giống nhau, nhưng LCU nhỏ hơn LSV, với boong tàu của nó rất gần với mặt nước. Ảnh: Popular Mechanics.

Một chiếc tàu khác, Tàu hỗ trợ cơ động hạng nhẹ mới (maneuver support vessel light, hay MSV-L), đang thay thế chiếc LCM-8 cũ kỹ có từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Lục quân có kế hoạch mua 36 chiếc MSV-L, mỗi chiếc có thể chở tối đa một xe tăng Abrams.
tau-ho-tro-co-dong-hang-nhe-cua-luc-quan-msv-light.jpg
Tàu hỗ trợ cơ động hạng nhẹ của Lục quân, phần chìm trong nước khi đầy tải chỉ là 1.2 mét cho phép nó cập bờ vào những bãi biển cạn nhất. Như ở đây, một tàu MSV-L cập sát vào một bãi biển (nhưng vẫn cần dốc nghiêng ngắn để đưa phương tiện lên bờ), trong khi các tàu LCU vốn nhỏ gọn phải đậu cách bờ vài mét. Thân tàu có hình dạng đáy kiểu tribow giúp tạo độ ổn định khi neo đậu và đạt tốc độ hơn 20 hải lý/giờ khi chở đầy tải. Ảnh: Vigor.
thiet-ke-day-tribow-cua-msv-light.jpg
Thiết kế đáy tribow (ba trục) đặc trưng của tàu MSV-L. Ảnh: Defense Studies.

Cuối cùng, Lục quân Mỹ có vài chục tàu cỡ vừa được thiết kế để đóng vai trò kết nối giữa các tàu chở hàng được gọi là “Ro-Ros (Roll-on/roll-off)”, được đặt tên dựa theo khả năng của chúng là cho phép xe tăng và xe bọc thép trực tiếp di chuyển lên và xuống tàu hay bờ biển. Ro-Ros là những con tàu khổng lồ dài tới 700 feet (213.3 mét) và mớn nước (draught, phần chìm dưới mặt nước) của chúng có thể không cho phép chúng vào thẳng bờ biển và dỡ hàng xuống. Trong trường hợp xảy ra điều đó, thì các tàu kéo, cần trục và phà của Lục quân sẵn sàng làm đường đắp nổi từ tàu vào đến bờ, cho phép các phương tiện trên tàu vận tải đi qua.
xe-chien-dau-boc-thep-marder-chuyen-xuong-tau-ro-ros-ark-germania-tai-fredrickstad-na-uy.jpg
Xe chiến đấu bọc thép Marder được chuyển xuống tàu Ro-Ros mang tên Ark Germania của Đan Mạch tại cảng Fredrikstad ở Na Uy, kế bên là các xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, trong cuộc tập trận Trident Juncture của NATO, năm 2018. Ảnh: Dvidshub.

Quảng cáo



Ngoài ra, trong suốt lịch sử, Lục quân Mỹ cũng sử dụng nhiều loại tàu kéo khác nhau. Ví dụ, trong Thế chiến II, Lục quân Mỹ đã sử dụng nhiều loại tàu kéo biển khác nhau, có chiều dài từ 28 đến 30 mét hoặc lớn hơn, được gọi là Tàu kéo lớn (LT).
xa-lan-keo-dang-modul-mwt-va-tau-keo-lon-lt-800.jpg
Xà lan kéo dạng mô-đun (MWT) - một dạng phương tiện mặt nước thô sơ nhất trong đội tàu của Lục quân, bên trái, và tàu kéo lớn LT-800 của Lục quân Mỹ. Ảnh: Flickr.

Cách hoạt động của Hạm đội

Chúng ta hãy xem xét tình huống Lục quân Hoa Kỳ sử dụng tàu của mình để hỗ trợ lực lượng mặt đất. Hãy tưởng tượng một kịch bản trong đó Lục quân đang di chuyển lên bán đảo Triều Tiên, men theo bờ biển hướng tới Bình Nhưỡng, thủ đô của Triều Tiên. Khi đến gần thủ đô, họ vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Để khắc phục điều này, họ quyết định mở một cuộc không kích bằng bộ binh hạng nhẹ trên Hoàng Hải, tức là sử dụng trực thăng để vận chuyển nhanh chóng các đơn vị bộ binh hạng nhẹ tới bãi đáp trên bờ biển. Họ cần lựa chọn địa điểm ven biển này sao cho có thể đem lại lợi thế chiến thuật trước đối phương.

Các tàu như LCU-2000 và MSV-L đóng vai trò quan trọng ở đây. Chúng bắt đầu bằng việc chất hàng lên tàu tại một cảng ở Hàn Quốc. Sau đó, những tàu này di chuyển để hỗ trợ lực lượng đổ bộ đường không, đem theo vật tư và thiết bị hạng nặng hơn như xe chiến đấu M10 Booker. Bằng cách này, Lục quân có thể duy trì thế tiến công trong khi vẫn đảm bảo lực lượng của mình được hỗ trợ tốt.
tau-lsv-lt-gen-william-bunker-dang-duoc-chat-hang-de-ho-tro-phan-phoi-cho-defender-pacific-2021.jpg

Thủy thủ đoàn của tàu hỗ trợ hậu cần Lt. General William B. Bunker (LSV-4), đang chất thiết bị và vật tư lên LSV-4 ở Guam vào tháng 7 năm 2021 cho các hoạt động phân phối tại chỗ nhằm hỗ trợ cho cuộc diễn tập Defender Pacific 2021. Một số người kêu gọi LSV nên được sử dụng làm cầu nối cho tàu chiến đổ bộ hạng nhẹ theo kế hoạch của Hải quân. Ảnh: Seapower Magazine.

Chúng ta có một kịch bản đơn giản hơn như sau: Giả sử Lục quân Hoa Kỳ cần tăng cường lực lượng trên Gotland, một hòn đảo trên biển Baltic thuộc Thụy Điển, để bảo vệ hòn đảo này khỏi quân đội nước ngoài được vận chuyển bằng trực thăng. Hai tàu hỗ trợ hậu cần thuộc lớp Besson được sử dụng để chở một nhóm xe chiến đấu bộ binh Stryker. Những chiếc xe này thuộc Trung đoàn kỵ binh số 2, đóng tại Đức. Các tàu vận chuyển phương tiện từ cảng Kiel ở Đức đến Gotland. Hoạt động này cho phép Lục quân điều chuyển lực lượng của mình đến đảo. Trong khi đó, Hải quân và Thủy quân lục chiến đang tiến hành một hoạt động phối hợp khác ở phía trước. Nỗ lực phối hợp này đảm bảo khả năng phòng thủ mạnh mẽ trước các mối đe dọa tiềm tàng.
Trong cả hai kịch bản, Lục quân đang sử dụng tàu của mình để hỗ trợ một nhiệm vụ của chính mình, chiến tranh trên bộ, mà không trùng lặp với nhiệm vụ chiến tranh đổ bộ của Thủy quân lục chiến.

Tổng trọng tải tương đương HMS Queen Elizabeth

Hạm đội của Lục quân Mỹ thực sự lớn hơn vẻ bề ngoài của nó. Đội tàu này gồm 132 tàu các loại, có tổng trọng tải, hay lượng giãn nước khoảng 60,000 tấn. Con số này đạt mức 60% của một tàu sân bay lớp Ford (100,000 tấn), hoặc bằng khoảng sáu tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường (10,000 tấn).


[​IMG]
Mặc dù là hai thứ rất khác nhau, nhưng điều khá ấn tượng là Lục quân Hoa Kỳ vận hành nhiều tàu vận chuyển bằng đường biển ngang bằng với tàu HMS Queen Elizabeth của Anh xét về trọng tải, như được thấy trong hình. Ảnh: Popular Mechanics.

Hạm đội của Lục quân Mỹ có thể sánh ngang ra sao với hải quân nước ngoài? Sáu mươi nghìn tấn là tương đương với tổng trọng tải của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh, cũng ở mức 60,000 tấn. Bên cạnh đó số lượng tàu 132 trong hạm đội của Lục quân cũng lớn hơn toàn bộ số tàu trong Hải quân Hoàng gia Anh, với số lượng 70 chiếc. Nhưng đây chỉ là một thước đo khá sơ sài để đo lường các tàu quân sự vì số lượng tàu không nhất thiết phải tương đương với sức mạnh hoặc năng lực tổng thể. Hải quân Hoàng gia Anh, mặc dù có ít tàu hơn nhưng lại có tổng trọng tải lớn hơn nhiều, bao gồm tàu ngầm, tàu khu trục, tàu hộ tống và tàu tuần tra ngoài khơi. Những tàu này thường lớn hơn và được trang bị vũ khí mạnh hơn các tàu trong hạm đội của Lục quân Mỹ. Các tàu của Hải quân Hoàng gia Anh cũng được trang bị vũ khí mạnh hơn súng máy M2 cỡ nòng .50 thường thấy trên các tàu quân sự nhỏ hơn.
Có vẻ khá lạ khi Lục quân Hoa Kỳ có hơn 100 con tàu trong kho, nhưng một đội quân viễn chinh cần có khả năng cơ động trên mọi loại địa hình, kể cả mặt nước. Không phải tất cả các quốc gia, kể cả các thành viên NATO giàu mạnh, đều có lực lượng hải quân trong lục quân của mình. Hoa Kỳ không chỉ có một Bộ hải quân (Department of Navy) sở hữu một lục quân, tức Thủy quân lục chiến, mà còn có một lục quân sở hữu một hạm đội hải quân. Điều này phản ánh tính chất đa diện của quân đội Hoa Kỳ, trong đó các quân chủng thường có những khả năng chồng chéo hoặc bổ sung cho nhau. Đó là một phần khiến quân đội Hoa Kỳ trở thành một trong những lực lượng quân sự toàn diện và linh hoạt nhất trên thế giới.

Theo [1], [2].
100 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bài hay ghê. Dịch rất chuẩn
@ngghuyy Mình cảm ơn bạn nhiều nè.
@ngghuyy Mong tới một ngày, 3 thằng Hải Lục Không quân của Mẽo bem nhau xem thằng nào mạnh nhất sẽ được chọn giao nhiệm vụ đi giải phóng Tàu Cộng.
Cứ phải gặp đối thủ là quân chính quy thì mới ngon đc . Chứ người Mỹ ko biết làm mềm chiến trường . Nên oánh đâu thua đó .
@buonban2u À, thằng này có thể gọi là tiểu phấn hồng không nhỉ! 😆
@minhthuvc Lâu quá mới thấy thằng nv quèn của ms xuất hiện. Điều Mỹ thua duy nhất là đó chính trường, méo phải chiến trường. Mà làm mềm chiến trường là cái gì? Là nện cho đối phương mềm xương đó hả 🤣
@8Keo Đúng vậy, lãnh đạo mà như lũ Obaba, Biden thì bọn Nga, Tầu, các loại khủng bố,... nó làm loạn mà cứ đàm phán vớ vẩn.
Bất kỳ quân lực nào được diễm phúc làm đồng minh với Mỹ đều chiến thắng cả. Chưa từng có ngoại lệ.
@khanhdepdzai1706 Đúng rồi! DM cái lũ suốt ngày vác mặt sang Mỹ ăn xin. Hết xin bỏ cấm vận, xin hưởng tối huệ quốc, lại xin mua vũ khí. Đúng là làm mất mặt những người như "khanhdepdzai1706" này. Phải nhai bobo của Nga, đi dép râu tái chế, ăn bữa đói bữa no, nhưng mà không quên hô hào khẩu hiệu, mới đúng là yêu nước. Đồ của Mỹ toàn hàng dỏm mà thằng nào cũng đòi mua. Giáo dục của Mỹ toàn mị dân mà tại sao con ông cháu cha cứ thích sang Mỹ du học. Đúng là cái bọn ấu trĩ.
@manatwork Chửi là công việc, bám đít đu càng Mẽo là tương lai. Lũ hai mặt này giờ nhan nhản Đông Lào, bác ạ!
gdspro
ĐẠI BÀNG
một năm
2018 ở yokohama đã từng đc chiêm ngưỡng từ xa.
@gdspro Phê không bạn
Vĩ 1997
ĐẠI BÀNG
một năm
wa thủy quân lục túi à 🤣
Việt Nam có Lữ đoàn giang thuyền 962 - Quân khu 9

https://thanhnien.vn/don-vi-doc-dao-nhat-toan-quan-185697315.htm#
Bài hay nè 😃
Lục quân hải chiến chăng? 🤣
gặp việt nam tắt điện, tiền nhiều xài chả ra làm sao
@ngoccandhy Sắp hết 2023 rồi mà vẫn ảo mộng
@ngoccandhy Đang mong nó cho làm chân đóng gói dán tem chip bán dẫn không xong mà vẫn mơ hồ thẩm du =))
@hnt.n007 nó mơ ngủ đâu muốn dậy mà bác
Bài hay.
Tập nô đâu rồi? Vào phản pháo nào! Lắp Á Ị China vào phản biện cho nó khoa học nha!!!
@khanhdepdzai1706 Mày ra rả vậy đủ xu ăn mì chưa, tàu nô?
Các cụ có câu giàu như Mỹ mà. Có gì lạ.
Giàu như Mỹ đánh đĩ cũng hết tiền ( ý nói đam mê háo sắc có là vua cũng toang) anh em lưu ý.
Cười vô mặt
Muốn tham gia quân đội Huê Kỳ mà không được. Thích quá
@allstreet Không tham gia được thì đóng giả cũng được mà bạn? Lên face kết bạn rồi nói mình ở trong quân lực không có cả thời gian yêu nên cần yêu một người, sau đó gửi tiền và hàng cho họ, bảo họ chuyển khoản tiền bảo đảm trước khi hàng được thông quan. Thích phết!
Cười vô mặt
trong lục có hải, trong hải vẫn có lục. 😆
@thaikool Rất đa diện và phức tạp luôn bạn nhỉ. 😁
Trong lục quân có hải quân, trong hải quân lại có không quân. Ko biết không quân mỹ có lục quân ko thì đúng là xoay vòng luôn
@fffxxx INFO lục quân của hải quân chính là đơn vị thủy quân đánh bộ đó bác. Marine. nói chung Hải quân là đầy đủ nhất, ngoài tầu chiến thì có đơn vị đổ bộ để xâm chiếm (TQĐB) xong có cả không quân hải quân
Cười vô mặt
Yêu quá
Quá tinh nhuệ và bài bản.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019