[Lưu ý] Các nhóm thuốc sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy

minhphuong9201
26/11/2020 15:12Phản hồi: 2
[Lưu ý] Các nhóm thuốc sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó có thể dẫn đến tình trạng mất nước, mất điện giải và sau đó là mệt mỏi, li bì. Đối với tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể gây chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất. Vậy trẻ bị tiêu chảy nên uống thuốc gì, đâu là các nhóm thuốc để điều trị tiêu chảy hiệu quả nhất cho bé, cùng tham khảo bài viết dưới đây.


I. Nguyên tắc điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tùy tình trạng diễn tiến bệnh của mỗi trẻ mà cách điều trị lại khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, mẹ nên chú ý một số nguyên tắc điều trị dưới đây:
  • Xử trí nhanh chóng và kịp thời các triệu chứng ban đầu như rối loạn chất điện giải, nôn ói, dự phòng mất nước,… ở trẻ.
  • Điều trị đặc hiệu từ việc sử dụng các loại thuốc để giảm triệu chứng ( mệt mỏi, li bì, mất nước, đi ngoài phân lỏng kéo dài, …), loại bỏ nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh.
  • Điều trị duy trì bằng chế độ dinh dưỡng và vệ sinh
Trong đó sử dụng các biện pháp để hạn chế tình trạng mất nước, mất điện giải là việc đầu tiên cha mẹ cần làm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để bù nước, lấy lại cân bằng điện giải là sử dụng Oresol. Liều lượng được sử dụng tùy vào thể trạng, cân nặng, cũng như tình trạng của bé để mẹ nên điều chỉnh sao cho phù hợp.
Bước tiếp theo để điều trị tiêu chảy cho trẻ là giảm các triệu chứng kéo dài, loại bỏ nguyên nhân gây tình trạng này. Tuy nhiên mẹ cần chú ý loại thuốc nào nên dùng cho trẻ và nên lưu ý những gì.

II. Các loại thuốc điều trị tiêu chảy


Trẻ bị tiêu chảy nên uống thuốc gì. Sau đây là một số lời khuyên của chuyên gia mẹ có thể tham khảo:

1. Sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy

Khi thấy trẻ bị tiêu chảy đã qua nhiều ngày chưa cải thiện, nhiều mẹ sẽ nghĩ ngay đến các loại thuốc cầm tiêu chảy cho bé.
Bản chất của loại thuốc này giúp làm giảm nhu động ruột, kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa, tăng vận chuyển nước và chất điện giải từ lòng ruột vào máu. Từ đó, thuốc giúp làm giảm số lần đi tiêu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giảm mất nước kéo dài.
Tuy nhiên các loại thuốc cầm tiêu chảy hiện nay hay được sử dụng như: smectite intergrade, berberin, loperamid, racecadotril…lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe của bé.


Nguyên nhân tiêu chảy của bé có thể là do vi khuẩn, virus, hay độc tố… đều tồn tại trong hệ tiêu hóa của bé. Khi uống thuốc này, các tác nhân gây bệnh lại bị thải hồi rất chậm, làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn. Phân không tống xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột sinh đầy hơi, trướng bụng, trẻ càng nôn nhiều, thậm chí làm viêm ruột, tắc ruột, dẫn đến tử vong. Ngoài ra một số thuốc như loperamid, smectite, racecadotril chỉ định dùng cho một số lứa tuổi nhất định .
Vì vậy cách tốt nhất là mẹ nên tham khảo hướng dẫn dùng cũng như ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng cho con.

2. Sử dụng các bài thuốc dân gian trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ


– Nước gạo lứt rang: Nước gạo lứt rang không chỉ giúp chống lại hiện tượng mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy mà còn đào thải độc tố cho gan, giải nhiệt và làm sạch máu cho trẻ bị tiêu chảy.
Mẹ nên dùng 100g gạo lứt rang lên cho vàng rồi đổ vào 2l nước, đun sôi cho tới khi gạo chín mềm thì tắt bếp, chắt lấy nước chia thành các lần uống trong ngày cho trẻ.
– Nước hồng xiêm: Theo đông y, hồng xiêm có tính mát, vị ngọt, hỗ trợ tiêu hóa, sinh tân dịch. Ngoài ra trong hồng xiêm có thành phần là Tanin giúp trị tiêu chảy khá tốt.
Quả hồng xiêm xanh được đem cắt nhỏ, phơi khô. Sau đó, mẹ có thể lấy một vài lát đem sắc cho bé uống mỗi ngày.
– Nước búp ổi non: Loại nước này có khả năng kích thích cơ trơn ruột, giảm đau bụng do tiêu chảy do có chứa chất flavonoid. Ngoài ra, các thành phần trong loại lá này còn có khả năng kháng khuẩn, làm săn niêm mạc và giảm dịch tiết tại ruột nên càng không nên bỏ qua khi trẻ bị tiêu chảy.
Để cầm tiêu chảy cho trẻ tại nhà, mẹ hãy lấy 20g gừng tươi, 20g búp ổi non, 10g vỏ quýt khô đem sắc cùng 2l nước cho đến khi còn lại 500ml thì chắt ra, cho trẻ uống thành 2 lần trong ngày.
Đây đều là những bài thuốc dân gian được truyền miệng, thường chỉ có tác dụng với những trường hợp bé bị tiêu chảy nhẹ hoặc trung bình.

3. Dùng kháng sinh cho trẻ tiêu chảy.

Quảng cáo


Tiêu chảy ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên để mẹ nhận biết được các nguyên nhân này lại rất khó và thường phải có sự can thiệp của các chuyên gia y tế. Một số nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cho trẻ như: Nhiễm virus Rotavirus, vi khuẩn Salmonella, nhiễm ký sinh trùng Giardia, ngộ độc thực phẩm, một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đại tràng.
Vì thế nếu xác định được nguyên nhân tiêu chảy do nhiễm khuẩn( vi khuẩn, trực khuẩn, kí sinh trùng), mẹ có thể sử dụng kháng sinh cho bé khi có chỉ định của bác sĩ. Mẹ cũng nên chú ý rằng, nếu tiêu chảy ở bé do những nguyên nhân khác thì việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết, không nên tự ý sử dụng vì có thể làm tình trạng của bé phức tạp hơn.


Các loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm:
  • Tiêu chảy do phẩy khuẩn tả: Kháng sinh nên lựa chọn Azithromycin hoặc kháng sinh thay thế Erythromycin và Doxycyclin.
  • Do lỵ trực khuẩn: Lựa chọn Ciprofloxacin hoặc thay thế: Pivmecillinam và Ceftriaxone
  • Do lỵ amip, giardia đơn bào: Kháng sinh sử dụng Metronidazole.
  • Chi Campylobacter: Sử dụng Azithromycin.
Cách dùng và liều lượng của bé mẹ nên tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của Bác sĩ.
Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại, nhưng chúng cũng tiêu diệt cả những vi khuẩn tốt. Lúc này, vi khuẩn xấu được dịp “bùng lên”, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì thế trẻ rất dễ gặp một đợt tiêu chảy mới do sử dụng kháng sinh.

III. Trẻ bị tiêu chảy có nên bổ sung lợi khuẩn?

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các yếu tố gây bệnh không chỉ làm tổn thương đường tiêu hóa, mà còn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó làm suy giảm chức năng tiêu hóa, gây nên tình trạng tiêu chảy của trẻ.
Vì vậy để hồi phục chức năng sinh lý cũng như bảo vệ hệ tiêu hóa một cách toàn diện, ngoài dùng các loại thuốc để điều trị, mẹ cũng cần có biện pháp để bổ trợ cho sức khỏe đường tiêu hóa của trẻ.

1. Lợi khuẩn Bifidobacterium- chiến binh quan trọng đối với tình trạng tiêu chảy của trẻ

Bifidobacterium là cư dân quen thuộc của hệ tiêu hóa. Nó chiếm đến 90% lợi khuẩn tại đường ruột, 99% tại đại tràng.

Khả năng ổn định hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng, thời gian tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được thể hiện qua những cơ chế như:

Quảng cáo


  • Bổ sung đủ lượng lợi khuẩn giúp tái cân bằng hệ vi sinh khi trẻ gặp trường hợp tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hay sử dụng nhiều kháng sinh.
  • Tăng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc ruột, giảm các tổn thương.
  • Cạnh tranh dinh dưỡng và vị trí bám, từ đó giúp ức chế, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Hỗ trợ phục hồi các tế bào ruột bị tổn thương nhờ tăng thải trừ các loại độc tố.
  • Tăng sinh kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh.
Nguồn: imiale.com
2 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Điều trị duy trì bằng chế độ dinh dưỡng và vệ sinh
nếu bé bị nặng quá thì nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ khám và kê thuốc

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019