Lý giải khoa học của trò chơi Charlie Charlie Challenge và các loại cầu cơ khác

ND Minh Đức
7/6/2015 4:29Phản hồi: 129
Lý giải khoa học của trò chơi Charlie Charlie Challenge và các loại cầu cơ khác
Tinhte-charlie-charlie.jpg

Những ngày qua, cộng đồng mạng tại nhiều nơi trên thế giới đang rộ lên trò chơi Charlie Charlie Challenge - một kiểu trò chơi được cho là triệu hồi hồn ma về để hỏi chuyện? Nhiều người cho rằng chỉ cần mảnh giấy, cây bút, đọc câu "thần chú" đơn giản là cây bút sẽ chỉ ngay tới câu trả lời. Thật vậy sao? Qua tìm hiểu, các nhà khoa học đã có câu trả lời và trọng lực và sự ám thị chính là chìa khóa của toàn bộ vấn đề "ma mị" này. Cụ thể ra sao? Mời đọc bên dưới nhé.

Lực mạnh nhất hành tinh: Trọng lực

Tinhte-trai-dat-ct.jpg
Chính trọng lực mới là "nhân tố bí ẩn" đứng đằng sau hiện tượng cây bút tự quay chứ không phải là thế lực siêu nhiên

Vậy điều gì đã làm cho cây bút chì quay chỉ sang câu trả lời? Liệu có phải là một thế lực siêu nhiên đã được triệu hồi về và hướng dẫn cây bút quay? Không, một lực tác động mạnh mẽ nhất hành tinh này đã làm điều đó: Trọng lực. Để 1 vật thể có thể đứng cân bằng trên 1 vật thể khác, trọng tâm của vật thể bên trên phải hướng xuống một điểm chính xác trên bề mặt của vật thể bên dưới. Trong trường hợp của trò chơi này, người chơi phải đặt cân bằng 2 vật thể dài với cạnh bo tròn mà cụ thể là 2 cây bút chì. Cách thiết lập này khá khó cân bằng và cây bút bên trên luôn có xu hướng quay tròn.

Giáo sư Christopher French, trưởng phòng nghiên cứu tâm lý và cận tâm lý học tại Đại học London, Anh Quốc nhận định: "Việc cố gắng đặt một cây bút chì cân bằng trên 1 cây khác đã tạo nên một hệ thống rất không ổn định. Do đó, thậm chí một cơn gió rất nhẹ hoặc hơi thở của ai đó cũng khiến cho cây bút bên trên di chuyển. Chính sự bấp bênh này đã khiến cây bút chì di chuyển dù bạn có triệu hồi con quỷ hay không. Đây chính là điểm mấu chốt để chứng minh rằng không có lực lượng ma quỷ nào đứng đằng sau chuyển động của cây bút chì cả."

Tất nhiên, giáo sư French cho biết việc cây bút chì di chuyển mà không có ai chạm vào tất nhiên sẽ dẫn tới các suy nghĩ ma quái nếu có thêm vài yếu tố hoàn cảnh hỗ trợ, như đốt thêm cây nến trong căn phòng tắt đèn, đọc câu thần chú triệu hồi ma quỷ, trạng thái căng thẳng khi đang chơi,… Và cuối cùng, giáo sư cho biết đây chỉ là một hiện tượng vật lý đơn giản chứ không hề có mối đe dọa tâm linh nào.

2 hiệu ứng tâm lý học: sự ám thị và ý vận


Tinhte-nao-nguoi-ct.jpg
Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém dẫn tới thành công cho trò cầu cơ chính là Sự ám thị và hiện tượng Ý vận trong não người

Tuy nhiên, trọng lực không phải là động lực duy nhất tạo nên sự thành công của trò chơi CCC. Một tác động khác cũng mạnh mẽ một cách ghê gớm, đóng vai trò chủ chốt không kém trong trò chơi: sức mạnh của sự ám thị.

Một nghiên cứu công bố hồi năm 2012 trên tạp chí Tâm lý học đã phát hiện rằng con người thường sử dụng cái gọi là "đáp ứng kỳ vọng" trong một số tình huống nhất định. Nói cách khác, bằng cách dự đoán một điều gì đó sẽ xảy ra, suy nghĩ và hành vi của 1 người sẽ vô thức hỗ trợ cho kết quả diễn ra đúng như ý muốn. Trong trường hợp của trò chơi triệu hồi ma quỷ này, có thể người chơi mong đợi một kết quả nhất định và hành động của họ trong suốt trò chơi sẽ dẫn tới việc cây bút chỉ theo hướng mong muốn. Thí dụ như khi mình hỏi về "liệu có thể làm quen với bạn gái A hay không?", mình muốn câu trả lời là có và trong vô thức, một hơi thở đúng lúc hoặc 1 cái vẫy tay có chủ đích sẽ dẫn tới việc cây bút quay chỉ vào chữ có mặc dù mình không hề chạm vào.

Giả thuyết này tương tự như một lập luận của giáo sư French. Ông cũng cho rằng nhiều hình thức bói toán giải trí, kiểu như các trò cầu cơ Ouija (người chơi đặt tay lên mảnh nhựa đặt trên bàn gỗ và được cho là sẽ di chuyển tới ô tương ứng với câu trả lời) hoặc Cái bàn tự xoay (người chơi đặt tay lên bàn và đợi cho cái bàn xoay theo ý muốn của người chơi), đều có liên quan tới hành động trong tiềm thức của người chơi. "Ma thuật" đằng sau các trò cầu cơ hoặc cái bàn tự xoay, cùng với con lắc dao động hay cặp que dò (2 loại công cụ bói toán khác) đều có thể được lý giải bằng khoa học với tên gọi "hiệu ứng ý vận" (ideomotor effect).

Hiệu ứng ý vận được giới thiệu lần đầu tiên vào thế kỷ 19 bởi bác sĩ người Anh William Carpenter. Người ta cho rằng chính chuyển động vô tình của cơ bắp trên cơ thể người đa khiến cho miếng nhựa trên bàn cầu cơ dịch chuyển hoặc làm cho chiếc bàn xoay như ý muốn. Mặc dù hiệu ứng ý vận không giải thích được cho trò chơi CCC do người chơi không trực tiếp chạm vào cây bút, nhưng giáo sư French cho rằng đây chính là minh chứng cho cái gọi là "tư duy huyền diệu" - một dạng niềm tin rằng các hiện tượng ngẫu nhiên đều có liên quan tới những điều khác không có liên quan và thường được được đổ lỗi cho các thế lực siêu nhiên, ma quỷ, linh hồn,…

Quảng cáo


Giáo sư French khẳng định: "Thường các "câu trả lời" (kết quả có, hoặc không do cây bút chỉ) thường khá mơ hồ, tuy nhiên người chơi vốn luôn có khả năng tìm ra ý nghĩa của nó. Thậm chí người chơi sẽ cố gắng liên kết cái họ nhìn được với điều mong muốn trong suy nghĩ, sau đó thuyết phục bản thân rằng các vật dụng đó đang có linh hồn, có trí khôn,…" Trên thực tế, ông cho rằng khả năng tư duy kiểu này lại có vai trò quan trọng trong sự tiến hóa của con người. Nó cho phép con người có thể dựa vào cảm giác nhằm nhìn ra mục đích của những sự kiện không giải thích được hằng ngày. Bởi lẽ các sự kiện này có thể ẩn chứa mối đe dọa tiềm ẩn đối với an nguy con người.

Ông chia sẻ: "Thà tìm cách tránh được mối đe dọa dù không chắc nó có thật hay không còn hơn là thiếu cảnh giác với mối đe dọa thật sự." Chính vì đặc điểm kế thừa từ quá trình tiến hóa này mà não bộ con người sẽ có xu hướng diễn giải các hiện tượng vô nghĩa thành một dạng tin nhắn nào đó. Từ đó, trò chơi CCC hay các trò cầu cơ, bói toán khác, khiến con người tin rằng đằng sau các hiện tượng ngẫu nhiên là một tin nhắn mà thế lực siêu nhiên gởi tới cho họ.

Xem thêm về các hiện tượng siêu nhiên đã được khoa học lý giải:

Tham khảo LS, CDP, Earth, Jezebel, Psy
129 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

baomaynem
ĐẠI BÀNG
9 năm
Đọc từ đầu đến cuối không hiểu gì luôn nói chung là nhảm.
@baomaynem Ý bác là sao ?
db9911
TÍCH CỰC
9 năm
@baomaynem có lẽ nào là do comment quá nhanh nên ko kịp nghĩ cho kỹ ?
baomaynem
ĐẠI BÀNG
9 năm
@db9911 Vậy cũng có khối con bò bị cái từ (các nhà khoa học) xỏ mũi dắt đi
@baomaynem Thế bác nên xem lại mình đi, em nghĩ não bác nhảm thì có đấy
ricardotr
TÍCH CỰC
9 năm
mấy cái trò này mấy anh chi ma đề rành lắm này, đội quần bà bầu nữa nghe cũng huyền diệu lắm
Đã gọi là trò chơi mà lý giải cặn kẽ quá thì mất vui rồi. 😃
LeLan_09
ĐẠI BÀNG
9 năm
mất hơn 1 phút đọc, nhảm
Có nhất thiết phải viết bài này vào đêm hôm khuya khoắt vậy ko? Có quỷ đấy
@xuhariver Sớm mà bác 😁
Như bói chén
Ám thị có sức mạnh ghê gớm lắm bác nào biết hoặc đã dùng đc thì thấy nó kinh như thế nào, bác nào ko biết thì đừng phán kiểu nhãm.
Eo ơi ... Sợ lắm , chẳng dám .. Thử đâu!
thế giải thích sao việc cầu cơ trên mộ người mới chết ra lô đề đa số đều trúng 😁 :D
evol4ever
ĐẠI BÀNG
9 năm
@cardmanhinh.com Vậy thiên hạ chơi lô đề hết sao bác?
mra3
ĐẠI BÀNG
9 năm
@cardmanhinh.com Đa số ở đây là thống kê ở đâu vậy bạn?
@mra3 trải nghiệm cá nhân của mình và đám bạn 😁 :D
Hỏi căn bậc hai của 5 bằng bao nhiêu như pewdiepie ấy
"Hơi thở" hay "những cái vẫy tay" đã tác động lên cây bút chì...!! Nó tác động đúng lúc và đúng thời điểm đến như vậy sao. Nếu là vẫy tay hay hơi thở, thì người chơi trò này đã cảm nhận được và rồi chẳng ai tin và chơi trò này rồi.
@Quang nhat hoang mình có xem 1 clip chơi trò này, vì cây bút lâu quá ko quay nên người ta lấy tay đập 2 bên (trên nền đất thôi) để nó quay. Rốt cục nó quay thật, và khả năng cao là trong vô thức ng ta đã đập tay mạnh hơn về phía muốn ra kết quả?
Cho nên mới có phần 2 là cái ám thị và ý vận đó bạn
mấy cái này khoa học nào lý giải nổi . có người chơi rồi bị nhập bị tâm thần luôn :v
@tinhcmnte chắc tâm thần vì quá sợ hãi
ngộ
mrd213
CAO CẤP
9 năm
Vậy cái bàn xoay ở Đà Lạt là sao nhỉ, trước có thử và đúng là nó tự xoay thật 😕
@mrd213 Nếu bạn quan tâm bàn xoay ở Đà Lạt, còn có chuyện các bức tượng... rơi nước mắt màu đỏ nữa. Tất cả là do con người tạo ra vì các mục đích riêng của họ.
SilverA
TÍCH CỰC
9 năm
@mrd213 Đó là hiện tượng tự kỷ ám thị. Khi đặt tay vào đấy người hướng dẫn có bảo mình phải nghĩ trong đầu để điều khiển nó quay nó mới quay và nếu nhiều người đặt thì tất cả phải nghĩ quay về cùng 1 hướng. Điều này dẫn đến chúng ta tự mình quay bàn mà không biết là do mình quay. Giả dụ 1 người bị ám thị quay bàn, những người còn lại thấy nó di chuyển nên đi theo và cũng bị ám thị theo > Nó càng quay nhanh hơn. Nếu tất cả những người đặt tay nên bàn biết trước việc ám thị này nó sẽ chẳng bao giờ quay. ^^
Bạn lên mạng search cụ thể hoặc nghiên cứu thêm về hiện tượng tự kỷ ám thị sẽ rõ. ^^
holigan002
ĐẠI BÀNG
9 năm
@mrd213 cái bàn này là do từ trường - trong đoàn chắc có thằng cha nào cầm nam châm hút roài
Thế khoa học lý giải như thế nào mấy trường hợp bị ma nhập, mad luôn?
Nói chung là tôi thấy ko thuyết phục. Các ông mà làm khoa học thế này thì chết.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019