Ông anh vợ mình hồi con chip M1 của Apple ra mắt trên hai chiếc MacBook Pro với MacBook Air 13 inch cuối năm 2020 đã lên tiếng khẳng định là, nguyên văn: “Chờ M2 cho chắc ăn, đời đầu lắm lỗi”. Rồi đến khi M1 Pro/Max ra mắt trên chiếc MacBook Pro 14 và 16 inch thiết kế mới, ông anh cũng kiên trì thêm đâu được khoảng 3 tháng rồi cũng phải xuống tiền làm một chiếc cấu hình cũng gọi là cơ bản: M1 Pro, 8 nhân CPU 14 nhân GPU, 16GB RAM, 512GB SSD.
Sáng nay ngủ dậy trước khi đi làm, ông anh ngồi ăn sáng, đọc tin tức xong cười hề hề: “May quá không chờ.”
Mình cũng đồ rằng ông anh sáng đọc bài tin tức trên Tinhte, với những bài viết đêm qua các anh em đã ngồi theo dõi và tổng hợp. Và mình cũng khá chắc rằng, tâm lý của ông anh mình không phải là một trường hợp cá biệt, khác hoàn toàn so với mặt bằng chung người dùng thiết bị công nghệ ở Việt Nam.
Thế cho nên, mấy dòng này không phải để phân tích về hiệu năng của M2 Pro và M2 Max. Sản phẩm thiếu vài tiếng nữa là tròn 1 ngày trời được giới thiệu. Trái lại, mình muốn nói vài điều đã trông thấy trong suốt ngần ấy năm làm việc với biết bao thế hệ sản phẩm mới, chip xử lý mới, và phản ứng của người dùng.
Sáng nay ngủ dậy trước khi đi làm, ông anh ngồi ăn sáng, đọc tin tức xong cười hề hề: “May quá không chờ.”

Mình cũng đồ rằng ông anh sáng đọc bài tin tức trên Tinhte, với những bài viết đêm qua các anh em đã ngồi theo dõi và tổng hợp. Và mình cũng khá chắc rằng, tâm lý của ông anh mình không phải là một trường hợp cá biệt, khác hoàn toàn so với mặt bằng chung người dùng thiết bị công nghệ ở Việt Nam.
Thế cho nên, mấy dòng này không phải để phân tích về hiệu năng của M2 Pro và M2 Max. Sản phẩm thiếu vài tiếng nữa là tròn 1 ngày trời được giới thiệu. Trái lại, mình muốn nói vài điều đã trông thấy trong suốt ngần ấy năm làm việc với biết bao thế hệ sản phẩm mới, chip xử lý mới, và phản ứng của người dùng.
Quảng cáo
M2 Pro và M2 Max ra mắt làm mình nghĩ ngay đến thời điểm Intel công bố thế hệ chip xử lý Raptor Lake quãng tháng 10 năm ngoái. Ai thích theo dõi cuộc đua giữa Intel và AMD thì luôn khẳng định rằng ngôi vương đã quay trở lại bàn tay của Intel với Core i5-13600K và Core i9-13900K.

Hả hê kiểu này chẳng khác gì xem đá bóng. Thắng trận này thì còn trận khác, vô địch mùa này thì còn mùa sau. Mà cuộc đua hiệu năng chip x86 giữa AMD và Intel thì diễn ra còn gay gắt hơn cả Ngoại hạng Anh. AMD vừa ra mắt chip X3D cho thế hệ chip CPU kiến trúc Zen 4. Rất nhanh, Intel đã công bố luôn Core i9-13900KS. Gắt đến thế cơ mà.
Nhưng những ai thực sự muốn mua máy sử dụng lâu dài thì chia làm hai. Một nửa xuống tiền luôn, cơ bản giá card đồ hoạ đang rẻ, ráp một dàn ngon lắp tạm RTX 3060 hay 3070, sau nâng cấp cũng không vội. Nửa còn lại, như mọi lần, làm “chờ thủ”, với cái lý lẽ như thế này: “Chờ đời sau hiệu năng nhảy vọt cho khiếp,” ám chỉ thế hệ chip Meteor Lake dự kiến ra mắt cuối năm nay hoặc đầu năm sau, sản xuất trên tiến trình Intel 4, như những hãng khác như TSMC và Samsung thì là 5nm.

Nhưng mấy ông bà “chờ thủ” này rất hay nói suông. Đến khi Meteor Lake Core i9-14900K ra mắt, khá chắc cái văn “đời đầu dễ lỗi” sẽ lại được đem ra để bào chữa cho việc không nâng cấp hoặc mua máy mới, đi kèm với lời hứa hẹn “chờ đời sau”.
Để công bằng với những người như vậy, thì chúng ta đang ở cái thời kỳ có người ví von là “mua máy mới bước chân ra khỏi cửa hàng nó đã thành đời cũ.” Cỗ máy chưa kịp phục vụ nhu cầu được bao lâu, có khi chưa được một năm thì thế hệ phần cứng mới đã xuất hiện, phục vụ cho cả hai phe: Người tiêu dùng, với hiệu năng mạnh hơn, và chính bản thân hãng, với bước nhảy đảm bảo giữ họ ở vị trí vô địch (tạm thời) về hiệu năng so với đối thủ. Với cái tốc độ ra mắt sản phẩm như thế, dè dặt âu cũng là điều dễ hiểu.
Điều đáng sợ, trên khía cạnh một người đánh giá phần cứng công nghệ, đấy là rất nhiều anh em đã bị hình thành một thói quen cực kỳ xấu, đó là lấy một yếu tố duy nhất đánh giá sức mạnh của một hệ thống: Hiệu năng chip xử lý, cho dù đó là toàn bộ SoC, của CPU hay GPU.
Quảng cáo

Rồi thì tua nhanh 2 ngày, kể từ khi M2 Pro và M2 Max được chính thức giới thiệu. Những con số benchmark độc lập đầu tiên cũng đã được công bố. AppleInsider dẫn số liệu điểm Geekbench của CPU M2 Pro bản 12 nhân trang bị trên Mac mini đời mới, đơn nhân 1952 điểm, đa nhân 15013 điểm. Con số này so sánh với M1 Max lần lượt là 1727 điểm đơn nhân, 12643 điểm đa nhân.
Tương tự như vậy, M2 Max cũng đã có benchmark CPU: 2030 điểm đơn nhân, 15333 điểm đa nhân.
Để mình giải thích việc chúng ta không nên chỉ dựa vào những con số vô hồn từ những công cụ đo đạc dựa trên thuật toán thiết kế sẵn, thuần tuý tạo ra điểm số benchmark chứ không tạo ra được sản phẩm mang giá trị thặng dư. Hoàn toàn có thể “phiên dịch” con số này theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.
Tích cực: M2 Pro trang bị trên những chiếc máy giá rẻ hơn M1 Max lúc ấy có hiệu năng ngon hơn rõ ràng, nếu chỉ xét thuần tuý điểm benchmark CPU. Và tiêu cực: Tính ra, M2 Pro hơn M1 Max đâu đó có 18% về hiệu năng CPU, và M2 Max chả hơn mấy so với M2 Pro.
Thích suy nghĩ theo kiểu tích cực hay tiêu cực là tuỳ vào góc nhìn của mỗi anh chị em. Nhưng nếu chỉ vin vào hai con số trên đây để so sánh, chúng ta lại quên mất 1 thực tế, khác biệt giữa M2 Max và M2 Pro là 11 nhân GPU chứ không phải CPU. Cả M2 Pro lẫn Max đều có lựa chọn 12 nhân CPU như nhau.
Quảng cáo

Điều đáng buồn là, nhiều khi câu chuyện bị bẻ về một hướng khá kỳ dị, đấy là cứ khi nào nói chuyện về máy tính, là lại có những người lôi hiệu năng từng con chip ra để so sánh thiệt hơn. Ừ thì cũng có vài người làm thế để chọc tức người khác, nhưng vẫn có không ít những bình luận đầy nghiêm túc và nhiệt huyết, mỗi tội… lạc đề.
Đấy là hệ quả của việc các hãng đề cao hiệu năng chip xử lý, coi đó là đặc điểm bán hàng quan trọng nhất trong một thiết bị công nghệ. Lỗi này rõ ràng là của Apple, của AMD, của Intel hay Qualcomm. Thế còn những yếu tố khác gộp lại tạo thành trải nghiệm sử dụng một thiết bị thì sao? Màn hình? Thời lượng pin? Tốc độ cổng kết nối? Hay đơn giản hơn là trải nghiệm cái bàn phím và trackpad?
Và chính cái tâm lý đó đã khiến màn ra mắt MacBook Pro 14 và 16 inch bản mới, trang bị M2 Pro và M2 Max đêm qua trở nên nhạt nhẽo trong mắt vài người. Tính ra, những khác biệt về mặt hiệu năng giữa M1 Pro và M2 Pro, hay giữa M1 Max và M2 Max là không đủ tạo ra yếu tố ấn tượng, anh em ngành marketing hay thích xài sính ngữ là “wow factor” trong mắt nhiều người. Còn nhớ thời điểm M1 Pro và M1 Max ra mắt, cái “wow factor” này được tận dụng tới mức tối đa bằng những biểu đồ bắt mắt:

Đấy là lúc nên nhìn nhận lại kỳ vọng về một thế hệ sản phẩm công nghệ mới.
Yếu tố thứ nhất là đừng quá phụ thuộc vào những lời nói của hãng khi sản phẩm mới ra mắt. Lấy ví dụ M2 Max, Apple nói MacBook Pro mới “sở hữu hiệu năng gấp tối đa 6 lần so với hệ thống MacBook Pro trang bị chip Intel mạnh nhất”. Nếu lọc được thứ ngôn ngữ đầy tính quảng cáo gây ấn tượng đấy, thì Apple đang so sánh con chip trang bị 12 nhân CPU với Core i9-9980HK, một con chip CPU 8 nhân ra mắt suốt từ quý II năm 2019.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/01/6302885_Tinhte_Apple2.jpeg)
Hiệu năng CPU laptop của năm 2023 rất khác so với 4 năm về trước. Hãy nói cùng đội Intel trước đi. Năm nay, Intel vẫn có Core i9 phiên bản 45W cho laptop, Core i9-13900HK. Nếu muốn so hiệu năng, thì điểm đa nhân Cinebench R23 của 9980HK là 8.373 điểm, còn 13900HK là gấp 3 lần số đó.
Đấy là lúc phải nói đến con số “tối đa gấp 6 lần” mà Apple đưa ra. Cần nhớ, M2 Max không phải một con chip giống Core i9. Bên trong die chip M2 Max là rất nhiều bộ tăng tốc, những cụm transistor được thiết kế chuyên dụng cho từng nhu cầu, ví dụ xử lý âm thanh hay video, còn Core i9 thì vẫn luôn là một chip CPU đa dụng cho mọi nhu cầu.
Hồi M1 ra mắt, đã có một nhà phát triển viết một bài rất dài và chi tiết về cách M1 vận hành:
https://tinhte.vn/thread/apple-m1-hay-quen-cpu-da-dung-di-gio-la-thoi-cua-chip-xu-ly-dac-dung-chi-lam-1-nhiem-vu.3234767/

Apple M1: Hãy quên CPU đa dụng đi, giờ là thời của chip xử lý đặc dụng chỉ làm 1 nhiệm vụ
Trên YouTube, tôi thấy có một anh bạn dùng Mac, mới mua một chiếc iMac vào năm ngoái, trang bị max 40GB RAM, giá khoảng 4.000 USD. Anh này sau đó phải há hốc mồm kinh ngạc vì không thể tin nổi lý do vì sao chiếc máy iMac cực đắt của mình lại…
tinhte.vn
Chắc chắn sẽ có tác vụ M2 Max đúng là xử lý nhanh gấp 6 lần so với Core i9-9980HK, nhưng để công bằng, chắc chắn sẽ có những bên so sánh M2 Max với Core i9-13900HK, hay thậm chí là con quái vật 13980HX trong những tác vụ như xử lý hình ảnh dung lượng lớn, làm clip 4K hay thậm chí là 8K.
Mà khi đã có Mac mini trang bị M2 Max, thì khá chắc nó sẽ được đem ra so sánh với cả… Ryzen 9 7950X và Core i9-13900KS, hoặc một dàn máy chạy Windows với mức giá tương đương. Đến lúc ấy, chip của Apple giành chiến thắng cũng không phải quá kỳ lạ, vì họ đã có quá nhiều kinh nghiệm phát triển những cụm chip tăng tốc xử lý những tác vụ chuyên biệt.

Điều đó đưa chúng ta đến với yếu tố thứ hai. Cái này phải dùng máy hàng ngày, hàng giờ phục vụ công việc mới đưa ra được kết luận, chứ không phải đơn giản xem hàng chục cái review trên mạng là đúc rút được. Đấy chính là trải nghiệm mà máy tạo ra cho người dùng.
Hiệu năng của M2 Pro và M2 Max không quá đột biến so với thế hệ chip “nâng cấp” của kiến trúc M1, nhưng bù lại chúng ta có nhiều RAM hơn, băng thông bộ nhớ cũng khiếp hơn. Rồi thì thế hệ chip mới cũng đủ sức mạnh hỗ trợ cùng lúc nhiều màn hình ngoài để làm việc.

Đấy là chưa kể những kết nối mới được hỗ trợ như WiFi 6E và Thunderbolt 4. Chỉ khi ngồi vào làm một cái clip, nhìn chiếc máy tính kéo source cái một từ ổ cứng hay tải từ dịch vụ lưu trữ, qua kết nối Thunderbolt 4 rồi kéo vào project nhờ unified RAM cấp dữ liệu cho CPU và GPU thì mới thấy khác biệt. Những điều như vậy, không một con số benchmark vô hồn nào mô tả được.
Không phải ai cũng cần những cỗ máy như MacBook Pro 14 và 16 inch. Mình có kéo Lightroom hàng chục bức hình cùng lúc thì vẫn cảm thấy ưng ý với chiếc MacBook Air M2 được xài ké.

Còn với những người thực sự cần đến hai cỗ máy phục vụ đúng đối tượng chuyên nghiệp, họ vẫn sẵn sàng mua chứ không có tâm lý “chờ thủ”. Lý do cũng đơn giản, đối với họ, chênh lệch hiệu năng của CPU và GPU giữa những thế hệ chip không bao giờ quan trọng bằng khoản thời gian họ tiết kiệm được lúc ngồi chờ phần cứng xử lý project của họ. Đó là thứ mà mọi tranh cãi về hiệu năng, về điểm số benchmark cố tình gạt sang một bên.