Maigret: Khi "ngài Bean" trở thành người nghiêm túc 100%

P.W
14/6/2021 13:54Phản hồi: 85
Maigret: Khi "ngài Bean" trở thành người nghiêm túc 100%
Thế giới tiểu thuyết trinh thám của thế giới ghi nhận không ít cái tên thám tử và thanh tra kinh điển: Sherlock Holmes, Hercule Poirot, Miss Marple, hay hiện đại thì có cả Jack Reacher. Nhưng trong số đó còn có cả một cái tên kỳ lạ, đó là Jules Maigret, nhân vật do tiểu thuyết gia Georges Simenon sáng tạo ra. Nếu xét về những vị thám tử lừng danh trong thế giới văn học, có lẽ Maigret là kẻ “tầm thường” nhất, nhưng ở một khía cạnh nào đó, chính nhờ sự tầm thường mà ông thanh tra người Pháp lại là nhân vật gần gũi nhất với người đọc.

Tại sao lại nói như vậy? Nếu như Sherlock Holmes quái đản, chống đối xã hội đến mức tối đa, Hercule Poirot thì gây ấn tượng với cả trí tuệ lẫn phong thái, cứ như là hình ảnh mơ ước của người quý ông cổ điển, thì về cơ bản, Maigret là một người làm công ăn lương bình thường. Sáng ông ăn sáng với vợ rồi đi làm, hết giờ về ăn tối và nghỉ ngơi. Những gì ông ta thực hiện ở chỗ làm mới là điều đáng nể phục. Khi ấy, câu nói “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” bỗng được lột tả một cách toàn diện: Một thanh tra khét tiếng với khả năng phá án, chỉ vậy, không hơn không kém.

Tinhte_Maigret2.jpg

Đấy là cái lúc giải thích cho lý do vì sao hồi năm 2015, khi nghe tin ngài Bean nổi tiếng Rowan Atkinson sẽ vào vai Jules Maigret, rõ ràng mình cảm thấy nghi hoặc. Một con người nổi bật, đã khiến hàng tỷ người trên toàn thế giới bật cười dù ông chẳng cần phải nói một câu nào, bước nhảy về vai diễn có phần phá cách như thế này với người đã “chết vai” Mr. Bean, Johnny English hay Blackadder liệu có trở thành thứ phá hỏng cả di sản của Maigret, hay tệ hơn, là của chính Rowan Atkinson không?



Sau khi xem hai tập phim đầu tiên hồi cuối năm 2016, câu trả lời của mình là không. Và sau đó 1 năm, cuối năm 2017, hai tập tiếp theo của series Maigret do kênh truyền hình Anh ITV chiếu đã củng cố một điều, rằng Atkinson vào vai Maigret quá xuất sắc, rất khó để phì cười với những diễn biến câu chuyện lấy bối cảnh thập niên 50 ở nước Pháp.

Nếu có một điều tiếc nuối về series này, thì nó… ít quá. Bốn tập phim, mỗi tập dài khoảng 90 phút được chiếu từ năm 2016 đến 2017, và chưa có thông tin gì về season 3 từ phía ITV cả.

Tinhte_Maigret3.jpg

Fun fact: Ông thanh tra Juzo Megure trong Thám Tử Lừng Danh Conan chính là cách để mangaka lừng danh Gosho Aoyama ghi nhớ một trong những nhân vật thám tử xuất sắc nhất lịch sử văn học hiện đại. Juzo Megure phiên âm tiếng Nhật cũng chẳng khác gì Jules Maigret. Thậm chí đến vóc dáng của ông Megure trong Conan cũng giống hệt như cách nhà văn mô tả nhân vật Maigret. Ngày xưa kênh truyền hình Asahi TV hồi năm 1978 cũng có một series “biến tấu” Maigret thành người Nhật Bản, tên là Megure Keishi, và chính nhà văn Simenon lúc sinh thời cũng đã khen ngợi series này, nói nó mô tả nhân vật “bà Maigret” xuất sắc nhất, đúng y hệt như cách ông mường tượng.

Bốn tập phim của ITV sản xuất, cho dù là cuộc chạy đua với thời gian, đặt ra cái bẫy để bắt một kẻ giết người biến thái, hay nỗ lực truy tìm dấu vết của một người đàn ông xấu số tuyên bố biết Maigret, nhịp độ của phim giống hệt như cái cách mà chính nhà văn Simenon năm xưa khắc họa vị thanh tra qua từng câu chữ: Cho dù đó là những cảnh phim sắp đặt bầu không khí của thời đại, hay những cảnh điều tra phá án, mọi thứ đều ngắn, gọn, dễ hiểu, súc tích, không bị “rau muống” để cố gắng kéo dãn sợi dây chun căng thẳng, như cái cách mà Quentin Tarantino lừng lẫy áp dụng rất thành công, nhưng không phải ai cũng bắt chước được.

Tinhte_Maigret1.jpg

Về phần Maigret, phải thừa nhận Rowan Atkinson đã tốn rất nhiều công sức để nghiên cứu cho bằng được nhân vật “tầm thường” này, và miêu tả cái sự tầm thường ấy theo cách phi thường nhất, để tạo ra một series phim tuyệt đối nghiêm túc và trung thành với cái chất trinh thám của George Simenon. Không có những giây phút theo kiểu “eureka” như Sherlock Holmes, mà tất cả đều được kết nối, lắp ghép và điều tra một cách có hệ thống, chặt chẽ và nghiêm túc, hệt như cách mọi cuộc điều tra ngoài đời thật được diễn ra. Từ kiểm tra quần áo, thi thể, lần mò từng địa điểm, xâu chuỗi chứng cứ, hỏi chuyện các nhân chứng,… so sánh có vẻ khập khiễng, nhưng bản thân Maigret tạo ra cho mình cái cảm giác như lúc xem vài phần Cảnh Sát Hình Sự hay nhất, cái thời chúng ta chưa phải tạo ra khác biệt bằng cách khai thác sâu hơn vào những băng đảng xã hội đen.

Một chi tiết chứng tỏ rõ điều đó là trong tập 1 phần 2, Maigret nói: “Nếu quần áo của nạn nhân có nguồn gốc từ mọi nơi như vậy, thì anh ta kiếm sống bằng cách đi đây đi đó, và món đồ có khả năng mua ở nhà cao nhất chính là đôi giày.”

Quảng cáo



Sinh thời, có vẻ như Simenon sống và sáng tác theo tuyên ngôn “Hiểu, thay vì phán xét”, và tuyên ngôn ấy được khắc họa rõ ràng qua từng câu chữ trong từng tác phẩm nơi Simenon đưa người đọc theo chân Maigret. Nhà văn chuyên viết tiểu sử Lucille Becker viết về Simenon như thế này, rằng ông ấy viết “những chi tiết ấn tượng về những trạng thái tinh tế của tâm lý, của những ấn tượng giác quan, và những chi tiết nhỏ nhặt nhất của đời sống hàng ngày."

Tinhte_Maigret4.png

Có lẽ đó chính là lý do vì sao Maigret lại được nhiều độc giả phương Tây yêu mến đến vậy, vì ông quá… tầm thường, tầm thường đến cái mức chính chúng ta cũng hiểu được cảm giác và hành động của ông, thay vì những nhân vật xa vời đáng ngưỡng mộ và mơ ước.

Ngồi trầm ngâm trong phòng làm việc, hoặc ở nhà, hay ở hiện trường vụ án, người bạn tâm giao duy nhất của Maigret đôi lúc chỉ là chiếc tẩu thuốc. Qua sự diễn xuất của “ngài Bean”, Maigret từ từ, chậm rãi nhìn, cảm nhận, đụng chạm, lắng nghe từng điều xung quanh ông. Phải mất rất lâu để Maigret bắt đầu lên tiếng. Ông nói không nhiều, mà đủ, không dùng những từ ngữ trau chuốt đến choáng ngợp, mà đơn giản để người bên cạnh hiểu được ý mình. Và đến khi khóa được tầm ngắm vào một kẻ tình nghi, ông đưa người đó đến văn phòng của mình, 36 quai des Orfèvres, để bắt đầu một quá trình cân não đầy căng thẳng, với mục tiêu cuối cùng là lấy được lời khai nhận tội, hoặc, lấy đủ bằng chứng chứng minh kẻ tình nghi ấy vô can.

Tinhte_Maigret5.jpg

Không nhiều series lấy bối cảnh Maigret xa rời khỏi bức tranh toàn cảnh ban đầu mà Simenon khắc họa, bởi lẽ, rất khó để thay đổi thời kỳ khi nhà văn đã tạo ra một người đàn ông hoàn hảo của đúng cái thời kỳ thập niên 1950, ở giữa cái thế giới của “những khách sạn hạng hai, đường ray xe lửa hạng ba, của những kẻ lang thang, những người đánh cá, những người thợ sà lan và những chủ nợ thiếu may mắn." Xa rời cái bối cảnh ấy, Maigret không thể phát huy tối đa sức mạnh của bản thân, giữa bầu không gian mờ sương và u ám, nơi thứ ngự trị là sự mơ hồ. Những bộ cánh diêm dúa giữa thế kỷ XX, những chiếc mũ phớt hay những chiếc tẩu của người dân lao động đều là những nét cọ phác trên cái nền u ám nói trên.

Quảng cáo



Tinhte_Maigret6.jpg

Nói về Maigret mà không nói về “bà Maigret” sẽ là một thiếu sót lớn. Đến đây phải dành những tràng pháo tay khen ngợi cho bà Lucy Cohu, người vào vai bà vợ. Không có nhân vật này, có lẽ không thể nào lột tả đến trần trụi cái sự “tầm thường” của Jules Maigret, một người đàn ông dù yêu và thương vợ, nhưng cũng giống hệt như rất nhiều người đàn ông của thời kỳ ấy, khi cứ ngỡ làm đủ tiền là gia đình sẽ hạnh phúc, mà quên đi những điều rất nhỏ nhặt mà đầy giá trị, như bỏ thêm thời gian bên cạnh vợ, hay trong một tập phim, là ước muốn có con của bà Maigret. Cái cảnh bà vợ đứng nhìn, rồi chạm vào những chiếc váy nhỏ xinh của cặp vợ chồng đang chờ đợi một đứa con trong tập 2 mùa 1 là những khung hình đầy ám ảnh, dù lúc đó, nữ diễn viên không hề có một dòng lời thoại nào cả. Khuôn mặt bà đã nói lên quá đủ cho chúng ta rồi.

Tinhte_Maigret7.jpg

Và từ đó, chỉ qua 4 tập phim, Rowan Atkinson cùng dàn diễn viên đầy tài năng đã khắc họa được một cách phi thường một nhân vật thám tử “bình thường”, hệt như cái cách nhà văn người Bỉ tìm thấy cảm hứng tạo ra nhân vật Jules Maigret: Một ngày uống cafe ở Paris, nhìn thấy một ông thanh tra đậm người đội mũ phớt tay cầm tẩu, và thế là Maigret ra đời. Có lẽ, cũng chính sự gần gũi ấy mà Simenon trở thành nhà văn viết tiếng Pháp được đọc và dịch nhiều nhất thế giới, với 200 tiểu thuyết, 158 truyện ngắn được dịch ra 47 thứ tiếng.
85 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mặt mrbean vẫn hài…
@Lê Phú Khương
Cười vô mặt
@Lê Phú Khương nghiêm túc những vẫn hài =)))
Cảm giác Rowan Atkinson vào vai nghiêm túc trong phim trinh thám thế này ko hợp, vẫn thấy khuôn mặt của Mr.Bean trong những bộ phim hài quen thuộc hơn 🤓
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@Daotv Style của ông này mà
@Daotv Chuẩn!!!
Jaykem1990
ĐẠI BÀNG
3 năm
@crazysexycool1981 chưa xem nhưng đã thấy ko hợp - nhất bạn rồi
St@rK3
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Daotv Ổng chỉ cần số lượng cmt nhiều thôi chứ Sáo rỗng mà.
Anh em cho hay là phim này phát hành ở nền tảng nào vậy?
@vn_soft Có vẻ chỉ có trên Amazin Prime
@vn_soft Trên nền tảng torrent
Ông sinh ra là để đóng phim hài rồi ngài Bean ơi ! - Phản diện nhìn thấy Ông nói lý lẽ nghiêm túc có khi không nhịn được cười nữa là =))
@cumhencui dù nghiêm túc hay ko nghiêm túc, chỉ cần nhìn ánh mắt của ổng thôi là thấy hài rồi =)))
nhìn nghiêm túc déo quen 😆)
@Methylamine Mặt nghiêm túc từ điệp viên 00 thấy rồi 😃))
@DKez điệp viên 00 thấy có nghiêm túc đâu bác =)))
Nhìn mặt nghiêm túc tôi k quen. Nhìn vẫn mắc cười
@Trương Hữu Minh Chuẩn bị ám ảnh vào trong tâm trí ròi
Nhìn nhìn nét mặt lúc nghiêm túc vẫn thấy buồn cười 😃
@Tuat Phan mình cũng vậy, thấy mặt thôi là thấy hài =)))
Quen nhìn mặt bác hài hài òi haha, nhìn nghiêm túc thấy cưng ghê
Tôi nhớ đọc Conan từ cái thời còn học Cấp 2, nay lấy Vợ Con học Cấp 2 rồi mà Conan vẫn còn học lớp 3B và k biết bao giờ có hồi kết :v
@Mr.Whisky Vậy là lên lớp 3 rồi hả bác, lâu lắm không xem cứ tưởng vẫn còn học lớp 1.
@Mr.Whisky Hồi mới biến nhỏ Conan học lớp 1 mà
@mrd0ngnguyen Mình đoán vậy thôi chứ có nhớ nó giờ học lớp mấy đâu 😆
@mrd0ngnguyen @mrd0ngnguyen
Hình như vẫn còn lớp 1 thì phải, thời gian trong truyện hình như vẫn chưa hết 1 năm đâu.
@KeniVinh một năm có 365 ngày, mà chắc conan phá cũng tầm đó vụ rồi, ở Nhật án mạng xảy ra mỗi ngày, ghê thật
Nhìn gương mặt bác là thấy hài rồi. Dù bác có nghiêm túc như nào vẫn cứ hài hài 😆
nhìn mặt kiểu gì cũng vẫn thấy hài 😆)
Metal 3338
ĐẠI BÀNG
3 năm
Điệp viên 0 0 thấy của báo Tuổi trẻ cười.

ông Rowan thì kể cả có ko làm trò thì giọng điệu lẫn cái mặt vẫn cứ buồn cười thôi 😁
Quá xuất sắc. 😍
Hay vậy, để kiếm truyện đọc
T chẳng thích xem ông này nghiêm túc tú nào cả. T thích ổng ko nghiêm túc, nó hay gấp vạn.
Dù đóng vai chính kịch nhưng cứ nhìn mặt ổng là mình cứ thấy hài hài sao đó 😁 cho ổng vào vai phản diện hoặc anti-hero hơi tưng tửng chắc sẽ khai thác được tiềm năng hơn nhiều :v
@K.M.Huy vai hài hài như điệp viên 00 thấy coi bộ hợp hơn

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019