Màn hình "QLED" mà Samsung mới đăng kí thương hiệu là gì, nó khác gì với TV lượng tử hiện nay?

Duy Luân
8/7/2016 21:42Phản hồi: 167
Màn hình "QLED" mà Samsung mới đăng kí thương hiệu là gì, nó khác gì với TV lượng tử hiện nay?
Mới đây có thông tin rằng Samsung sẽ không còn theo đuổi OLED nữa mà chuyển sang một công nghệ mới tên là QLED. Chữ Q ở đây viết tắt cho Quantum - lượng tử - bởi vì công nghệ này sử dụng các chấm lượng tử để làm các điểm ảnh phát sáng. TV dùng chấm lượng tử cũng đã có mặt trên thị trường vài năm nay, giờ thì tới cả tablet, smartphone hay laptop cũng có. Nhưng một màn hình lượng tử thật sự sẽ ra sao, nó khác gì so với màn hình lượng tử hiện nay?

Tóm tắt nội dung chính:
  • Chấm lượng tử (quantum dot - QD) là những hạt vật chất kích thước nano
  • Chấm lượng tử dùng trong một số TV và màn hình laptop, tablet hiện nay nằm ở lớp đèn nền. Bản chất màn hình vẫn là LCD, chấm lượng tử chỉ đóng vai trò một tấm phim hoặc một ống tube với mục đích cải thiện chất lượng hình ảnh. Màu đỏ sẽ ra đúng màu đỏ hơn, tương tự cho xanh dương và xanh lá.
  • Chấm lượng tử dùng trong các TV "QLED" tương lai sẽ nằm thẳng trong điểm ảnh. Sony từng muốn làm điều này nhưng chưa được.
  • OLED và QLED đều dùng các điểm ảnh có khả năng tự phát sáng, không cần đèn nền như là LCD. Điểm khác biệt đó là OLED dùng chất hữu cơ để phát sáng, QLED dùng chất vô cơ. Sony có công nghệ LED vô cơ CLEDIS nhưng nguồn phát sáng chỉ mới xuống tới mức micromet, chưa được nanomet.
  • Hiện chưa có sản phẩm QLED nào được ra mắt theo kiểu thương mại hóa, do việc sản xuất còn khó và các vấn đề liên quan tới chi phí, lợi ích kinh tế
  • Chưa có so sánh nào về mặt hình ảnh giữa QLED và OLED

Chấm lượng tử là gì?


Chấm lượng tử không phải là một phát minh mới. Nó đã được tìm ra hơn 30 năm trước bởi nhà khoa học người Nga Alexander Efros và Aleksey Ekimov, cùng với đó là Louis Brus (khi đó Brus đang làm việc trong một dự án ở Bell Labs nhằm cải tiến transitor). Các nhà khoa học này nhận thấy rằng một phản ứng trong dung môi sẽ tạo ra các hạt có kích thước khác nhau, và tùy vào kích thước đó mà họ có thể thu được bất kì màu nào trong dải quang phổ ánh sáng.

Cham_luong_tu_hien_vi.png

Bằng cách tinh chỉnh lại các công thức hóa lý, người ta có thể tạo ra các hạt (còn gọi là các chấm) với khả năng phát ra ánh sáng màu xanh dương, xanh lá, đỏ và nhiều màu khác khi áp điện vào. Kích thước của chấm cũng có ảnh hưởng tới màu của nó. Trước đây, dải màu của chấm lượng tử đã tỏ ra cực kì hữu hiệu trong ngành sản xuất pin mặt trời bởi chúng giúp hấp thụ ánh sáng tốt hơn. Còn trong lĩnh vực quang y học, chấm lượng tử khi được pha trộn với nhau sẽ giúp cải thiện các kính hiển vi điện tử.

Chấm lượng tử trong TV hiện nay: nằm ở đèn nền, còn bản chất vẫn là TV LCD


Trước khi đi vào QLED, chúng ta hãy xem thử chấm lượng tử đang được các hãng xài cho TV như thế nào. Năm 2013, Sony giới thiệu một công nghệ tên là Triluminos dùng cho màn hình LCD cỡ mười mấy inch, tức là để dùng cho laptop. Nó được Sony quảng bá là sản phẩm tiêu dùng đầu tiên có chấm lượng tử. Sau đó, hãng mang Triluminos lên các dòng TV cao cấp của mình trong năm 2014. Tới cuối năm 2014, đầu năm 2014, nhiều công ty khác cũng tiếp bước Sony, trong đó có Samsung, LG, TCL và một số tên tuổi khác nữa. Amazon Kindle Fire HDX, Asus Zenbook NX500, VAIO Fit 13A cũng là một vài sản phẩm dùng chấm lượng tử.

Có một thứ bạn cần lưu ý, đó là chấm lượng tử dùng trong những chiếc TV này đều nằm ở LỚP ĐÈN NỀN, không phải nằm trong panel LCD dùng để hiển thị nội dung cho chúng ta xem. Các màn hình LCD đèn nền LED hiện nay sử dụng bóng LED xanh dương cường độ cao được phủ một lớp phốt-pho nhằm tạo ánh sáng trắng. Ánh sáng sau đó sẽ đi qua một bộ lọc với ba màu cơ bản là đỏ, xanh dương, xanh lá và kiến tạo nên hình ảnh bạn thấy trên màn hình. Tuy nhiên, thành phần này có tính lọc lựa không cao, ví dụ như filter màu đỏ vẫn cho phép một ít ánh sáng cam đi qua. Khi màu đỏ và xanh không thuần khiết được trộn lại, chúng cho ra hình ảnh với màu trông có vẻ nhợt nhạt. Nhưng do hiệu quả về mặt thiết kế, điện năng và chi phí sản xuất nên người ta vẫn tiếp tục xài TV LCD đèn nền LED cho đến tận ngày hôm nay. Một số hãng bổ sung thêm công nghệ local dimming để làm tối đèn ở một vài khu vực nhất định nhưng chỉ cho các dòng TV cao cấp mà thôi.

Cham_luong_tu_mo_phong.gif

Trong khi đó, TV "quantom dot" thì sẽ xài các bóng LED không có lớp phủ đặt trong một ống thủy tinh với đầy các chấm lượng tử đỏ và xanh lá. Hai loại chấm này sẽ hấp thụ một phần ánh sáng xanh dương từ đèn nền rồi phát xạ thành màu đỏ và xanh lá thuần khiết. Với phương pháp này, ánh sáng đi qua bộ lọc đỏ sẽ mang đúng màu đỏ, tương tự như thế cho các màu còn lại. Kết quả là chúng ta có được mức độ tái tạo màu chính xác hơn, hình ảnh đẹp hơn so với việc dùng đèn LED phốt-pho. Ngoài ra có một cách triển khai màn hình lượng tử khác được hãng 3M áp dụng, đó là đặt tấm phim với các chấm lượng tử lên trên đèn. Nguyên tắc hoạt động của giải pháp này cũng tương tự như khi đặt trực tiếp chấm lượng tử vào đèn nền.

Cham_luong_tu.jpg

Chấm lượng tử trong TV QLED tương lai: nằm ngay trong điểm ảnh


Quay trở về với Sony, công ty đầu tiên đưa chấm lượng tử vào thiết bị tiêu dùng. Ý định ban đầu của Sony là dùng các chấm lượng tử để tạo ra những pixel trên màn hình luôn, chúng sẽ phát sáng nhờ vào dòng điện được áp vào thông qua transitor. Mặc dù QD Vision, công ty cung cấp chấm lượng tử cho Sony, đã phát triển được nguyên mẫu của loại màn hình này nhưng trong thực tế thì rất khó để sản xuất ở kích thước lớn, chính vì vậy mà hai công ty mới chuyển sang sử dụng chấm lượng tử ở đèn nền. QD Vision hứa hẹn sản phẩm của mình có thể cung cấp màu sắc giống như màn hình CRT loại tốt và đạt gần đến mức của màn hình OLED.

Quảng cáo



Đây chính là nền tảng cho công nghệ QLED: sử dụng pixel lượng tử. Và do các điểm ảnh này đã có khả năng tự phát sáng nên người ta không cần làm đèn nền như là LCD. Hiện tại OLED cũng không cần đèn nền, nhờ vậy mà QLED và OLED đều tạo được độ đen cao với mức tương phản tốt do những vùng hình ảnh màu đen thì điểm ảnh sẽ tắt đi hoàn toàn. Kết hợp với các lợi ích về sự chính xác màu sắc như đã nói ở trên, có thể bạn đã đoán ra được vì sao có tin đồn rằng Samsung muốn bỏ OLED để về chơi với QLED.
Điểm khác biệt giữa QLED và OLED về mặt cấu tạo nằm ở loại hóa chất dùng để tạo ra điểm ảnh. OLED dùng hợp chất hữu cơ để làm vật liệu phát sáng, vậy nên mới có chữ O - organic. Một ví dụ về chất hữu cơ được dùng trong sản xuất OLED là Tris (8-hydroxyquinolinato) aluminium (C27H18AlN3O3). Trong khi đó, QLED dùng các hợp chất vô cơ, ví dụ như InP/ZnS hay CuInS/ZnS. Lúc trước người ta có dùng CdSe để tạo chấm lượng nhưng do nó có chứa nguyên tố Cadimi độc hại nên không phù hợp để làm ra sản phẩm thương mại.

Sony hồi đầu năm nay ra mắt công nghệ tên CLEDIS. Nó là bước kế tiếp của công nghệ Crystal LED mà hãng từng giới thiệu vào năm 2012 với một nguyên mẫu TV. CLEDIS cũng dùng các điểm ảnh tự phát sáng và không cần đèn nền. Sony không nói công khai vật liệu bên trong các đèn LED này là vô cơ hay hữu cơ, nhưng do Sony từng chia sẻ rằng đã có thời gian họ phân vân giữa Crystal LED và OLED nên chúng ta có thể tạm cho rằng CLEDIS dùng chất vô cơ. CLEDIS nhắm tới các màn hình dùng trong lĩnh vực chuyên nghiệp, đặt ở studio, nhà máy, bảo tàng hơn chứ không dùng cho sản phẩm tiêu dùng. Có lẽ do giá cả đắt đỏ. Dù vậy, CLEDIS vẫn có những vượt trội so với LCD như sáng hơn, tương phản cao hơn rất nhiều và màu sắc tốt hơn.

Nhưng CLEDIS không phải là QLED, vì nó không dùng chấm lượng tử mà vẫn còn dùng các ô LED với kích thước micromet, trong khi yêu cầu của chấm lượng tử theo định nghĩa phải xuống tới nanomet. Sony cũng chẳng nhắc gì tới chữ quantum trên các trang web nói về CLEDIS.

Sample_Cham_luong_tu.jpg
Các lọ đựng chấm lượng tử làm từ CdSe do công ty Nanoco sản xuất

Hiện tại vẫn chưa có bất kì màn hình QLED thật sự nào được giới thiệu hay bán ra. Quy trình sản xuất TV QLED cũng chưa được hãng nào nói tới một cách chính thức, nếu có đề cập thì cũng chủ yếu là trong giai đoạn phát triển sản phẩm. Do chấm lượng tử cần phải được sản xuất ở cấp độ vật liệu nano nên rõ ràng đây không phải chuyện đơn giản. Mọi chuyện càng phức tạp hơn khi bạn phải sản xuất với sản lượng lớn và chi phí cần đủ thấp nếu không sẽ chẳng có ai mua sản phẩm của bạn cả. Đó là một bài toán mà các hãng như Samsung, Sony, LG phải giải quyết. Tin đồn về vụ Samsung chơi với QLED cũng nói là phải tới năm 2018 hoặc 2019 thì những chiếc TV dạng này mới bắt đầu xuất hiện.

Quảng cáo


Có thể đọc tới đây bạn sẽ đặt ra câu hỏi là màn hình lượng tử cho màu đẹp hơn LCD, sáng hơn TV LCD, độ tương phản tốt hơn LCD, còn nếu so với OLED thì sao? Rất tiếc là mình không tìm được bất kì tài liệu nào so sánh giữa TV OLED với QLED, cũng như chưa được chứng kiến và so sánh tận mắt nên câu trả lời của mình là không biết. Chỉ tìm được thông tin rằng chất phát sáng lượng tử tốt hơn chất phát sáng hữu cơ ở các điểm sau:
  • Độ sáng cao hơn, có thể gấp tới 20 lần
  • Dải màu phát ra chính xác hơn
  • Hạn chế rò rỉ photon tốt hơn, tức là màu được bảo toàn tốt hơn
  • Độ bền cao hơn, lâu bị ăn mòn hơn
Điều tương tự cũng đã diễn ra với OLED, do kĩ thuật sản xuất thương mại quá đắt đỏ khiến giá thành TV đội lên nên nhiều hãng đã không còn tập trung vào OLED cỡ lớn mặc cho những lợi ích mà nó mang lại. Tới đây bạn có thể thấy rằng việc nghiên cứu ra công nghệ ngon là một chuyện, còn đưa nó vào thị trường lại là một chuyện rất rất khác và có thành công hay không lại là một vấn đề khác nữa. Mình vẫn rất hi vọng QLED sẽ thành công, bởi khi đó chúng ta sẽ có TV xịn hơn, đẹp hơn, coi đã mắt hơn. Hãy chờ xem sao!

Xem thên: Các công nghệ trong tấm nền của TV


167 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ngocultra
ĐẠI BÀNG
8 năm
ko bằng Retina
ntdung1609
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ngocultra Bởi vì nó là công nghệ nhồi điểm ảnh =))
neyul18
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ngocultra thằng ấm đầu, fan rồ Táo
Hnanh90
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ngocultra Vậy mà Apple lại muốn áp dụng OLED vào iPhone mới đấy. Bạn troll à? 😁
cuthuyen
TÍCH CỰC
8 năm
Chất lượng tốt hơn và giá không đổi là tốt, sợ mấy ông cho ra cho có cái để quảng cáo rồi giá cao trong khi hình ảnh không hơn gì, đa phần là người ta mua vì nghe quảng cáo mà.
Samsung lại đi tiên phong. Ngày xửa ngày xưa người ta chuộng TV Sony chê TV Samsung. Giờ thì gió đã đổi chiều.
SS phát triển kinh. H mua Tv thì cứ SS hoặc LG.
KuTom1
CAO CẤP
8 năm
Sợ quảng cáo lắm. Xem cái màn hình chấm lượng tử trên cái Sony Z1 compact (đang dùng) mà ớn: đỏ nhạt thành đỏ đậm, trời hơi tối thành tối mù, nhất là khi kích hoạt cái X-Reality, trong khi quảng cáo cái X-Reality: "Nâng cao chất lượng xem ảnh và video, mang đến cho bạn hình ảnh rõ hơn, sắc nét hơn và tự nhiên hơn".
Mình toàn phải dùng phần mềm Screen adjuster để chỉnh lại cho khá hơn chút. (Ngoài nhược điểm màn hình thì những cái khác ok, không có chiếc android 4,3 inch nào hơn)
C.g
ĐẠI BÀNG
8 năm
@KuTom1 Thì quảng cáo chúng nó điêu lắm bạn ạ, hình như con sony z1, z1 compact dùng màn TFT nên góc nhìn ko rộng và màu sắc theo em là khá nhạt nếu so với các flagships cùng thời khác ( ko tính bật mấy cái công nghệ bravia, x relity nha bạn. Mà cơ bản mấy cái đó cuk là phần mềm để điều chỉnh lại độ màu cho máy thôi). Từ lúc Z2 trở đi ấy tụi sony chịu thay tấm nền mới và áp dụng một số công nghệ ít ỏi về sản suất nền tivi thì màn hình mới đẹp ra, sáng hơn, độ bão hòa tốt, góc nhìn rộng và hình ảnh rất nổi như nảy ra ngoài luôn đó. Bây h mình vẫn rất ấn tượng màn con Z3 mặc dù đã có nhiều siêu phẩm vượt mặt nó khoản này.
KuTom1
CAO CẤP
8 năm
@C.g Màn z1 compact là ips ko như z1. Còn màu nhạt hay đậm là tùy "gu". Bản thân mình thích màu sắc trung tính, tự nhiên.
Rêmmberwp7
ĐẠI BÀNG
8 năm
bản chất là LCD thì ko ăn thua, kiểu gì lại quay lại OLED thôi
@Rêmmberwp7 Đầu đất nên đọc nguyên trang chả lọt vô đầu chữ gì
@Rêmmberwp7 Càng nói càng thấy lever bạn nó thấp dưới mức tưởng tượng của mình. Gì mà chấm lượng tử bản chất là LCD, não hình như không có tí nếp nhăn nào cả thì phải.
Tính giải thích nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại giải thích cho người não ngắn thật mất thời gian.
havinhnghia
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Rêmmberwp7 Đọc lại bài 100 lần đi bạn
mrkn
TÍCH CỰC
8 năm
@Duy Luân Vậy thì tấm nền của TV QLED là QLED luôn ? Và khác biệt chính giữa QLED và OLED là QLED xài hợp chất vô cơ để phát sáng, còn OLED xài hợp chất hữu cơ để phát sáng mà thôi ???

Thế các khó khăn khi sản xuất thương mại đối với tấm nền OLED cỡ lớn có xuất hiện trên tấm nền QLED cỡ lớn không ? Mình nghĩ là có ===> vậy thì Samsung với QLED sẽ vượt qua bằng cách nào ???? Mình nghĩ tới lúc QLED có thể thương mại hóa được thì cũng 4-5 năm nữa . Lúc đó OLED đã cải tiến với hợp chất hữu cơ phúc hợp phát sáng bền hơn vô cơ rồi 😁
Đây chính là cái khó của Sony và là nỗi đau của so-fan.

3 công nghệ màn hình đỉnh cao nhất của hãng gồm TRINITRON (CRT), TRIMASTER (OLED), CLEDIS (microLED). Trong đó TRIMASTER và TRINITRON đều đã đc thế giới công nhận, bao gồm cả các chuyên gia trong ngành, thậm chí đều đc trao giải thưởng EMMY như nhau. Còn CLEDIS thì Sony lên kế hoạch thương mại vào đầu năm sau, có lẽ lúc ý mới bắt đầu được đánh giá.

Nhưng do TV là thứ phải đến đc với mọi người, phải cạnh tranh về giá và vấn đề chi phí - lợi nhuận và ti tỉ các mối lo khác nên cuối cùng, ntd nói chung và chính so-fan lại chỉ đc hưởng đến TRINITRON từ thời CRT xa lắc.
Trừ khi bạn làm trong ngành phát thanh truyền hình thì mới có thể biết đến màn hình TRIMASTER, còn người ngoài thì chả ai biết, thậm chí chính so-fan còn 1/10 người biết. VD như tại kì OLYMPIC RIO tổ chức tại Brazil sắp tới, đài NBC thầu toàn bộ vật tư sản xuất nội dung từ Sony, bao gồm cả màn hình OLED PRO. Hay màn hình 30" cao cấp nhất hiện tại (có 1 cái cao cấp hơn nữa nhưng chưa bán, tháng 7 này có giá thì phải) đc cả đống giải thương do các hiệp hội, tổ chức trong ngành trao, nếu nói về đoạt giải, màn hình TRIMASTER ko thiếu.
Do lo sợ về "thất thoát công nghệ" nên loại màn hình này chỉ sản xuất tại nhà máy Nhật, do Sony nắm quy trình A-Z. Sony là hãng duy nhất trên thế giới nắm vững quy trình sản xuất phim ảnh 4K HDR cũng chính nhờ 1 phần cái màn hình bé tí tẹo này. Chỉ độ 7" đã có giá hàng ngàn đô hoặc hơn, cái TV LG OLED cao nhất vừa bán có giá $27k, trong khi cái màn hình TRIMASTER 20" cao nhất 55" 4K đã có giá lên đến $27k (mặc dù bé hơn hẳn). Ko chỉ chi phí sản xuất cao kinh khủng (vì cũng là do chất lượng yêu cầu cực cao) mà còn vì sản lượng thấp, trung bình nhà máy mỗi năm cũng chỉ sản xuất đc hơn 10k đơn vị.

Sony đã từng giới thiệu nguyên mẫu TV OLED 4K dùng công nghệ SUPER TOP EMISSION (1 công nghệ màn hình OLED khác áp dụng trên tấm phim TFT*) ở CES năm 2013 nhưng hãng ko bao giờ nhắc đến kế hoạch thương mại hóa. Có nghĩa họ có thể sản xuất đc TV OLED cao cấp dùng hẳn RBG chứ ko phải WRBG như LG (rẻ hơn) nhưng do sản lượng, chi phí, giá thành ko giải quyết đc nên đành từ bỏ.
Tại sự kiện mà Sony ra mắt màn hình microLED CLEDIS đầu tiên trên thế giới, LG cũng cùng lúc ra mắt màn hình OLED 2 mặt hiển thị song song đầu tiên trên thế giới, cho thấy tham vọng của hãng tại thị trường chuyên nghiệp. Vậy là LG cuối cùng cũng biết "tận dụng" OLED đúng chỗ (cái này thua Sony, vì họ làm từ 2011).

Sony đã tiên phong cả màn hình OLED trên thiết bị cầm tay năm 2003 với 1 chiếc PDA chỉ bán tại Nhật, có giá lên đến $870 (từng có bài liệt kê "những sản phẩm kì quặc của Sony" ở VN, có thiết bị này). Nhưng rồi hãng cũng chỉ dám sử dụng sau này lên rất ít sản phẩm tiêu dùng, vd như "huyền thoại" WALKMAN X năm 2009, màn hình OLED cảm ứng điện dung, khung nhôm nguyên khối khắc vân đá ốp 2 mặt kính.
Và rồi vì chi phí, hãng bây giờ chỉ toàn chủ yếu dùng LCD. Để cho nhắc đến di động, người ta nhớ Sung, nhắc đến TV, người ta nói LG, trong khi bản thân Sony sở hữu những công nghệ hàng đầu về màn hình OLED. Cùng là cái màn hình OLED, nhưng cái của Sony bao giờ cũng mắc nhất, kể cả kích thước có bé hơn.

TV thua lỗ gần 10 năm trời vì bảo thủ vs CRT, ko theo kịp LCD. Để thất thoát công nghệ sản xuất màn hình Full HD trong liên minh S-LCD. Sa thải hàng loạt kĩ sư để rồi chính đối thủ mình nhận lại họ. Từng nghiên cứu công nghệ màn hình phát xạ trường (field emission display - FED) từ năm 99 và cố thương mại hóa năm 2008 với việc mua lại nhà máy của Pionneer. Nhưng cuối cùng do gặp khó khăn nên đành bán lại cho AU và từ bỏ ước mơ thương mại hóa công nghệ mình phát triển bấy lâu.

Nếu Sung có thể thương mại hóa thành công QLED sau 5 năm, LG thì vẫn cố duy trì OLED để nó thành sản phẩm đại trà thực sự (hiện tại vẫn chưa cạnh tranh lại về giá so vs LCD mặc dù đã hạ chi phí xuống = WRBG) thì chỉ còn lại mỗi Sony và LCD, ko ........ LED.
Thay vào đó, họ cố gắng nâng cấp công nghệ đèn nền full-array local dimming trên LCD hiện tại lên Backlight Master Driver với mục tiêu là cho ra chất lượng hình ảnh gần = màn hình TRIMASTER OLED chuyên nghiệp nhưng chi phí rẻ hơn.
Trừ khi BMD thành công trong cuộc chiến tương lai vs các công nghệ LED, nếu ko thì TV Sony thực sự chẳng còn j nữa. Vì nếu BMD thua thật, thì cái duy nhất LCD hơn đc LED (QLED, OLED,...) là nằm ở giá bán mà thôi.

Cái đau của so-fan, là Sony ko thể hoặc ko muốn giải quyết các vấn đề về sản lượng, chi phí, giá thành để đại trà hóa các công nghệ của họ sang thị trường TV tiêu dùng. Để rồi phải nghe người ta nói "Sony tụt hậu công nghệ" trong khi thực tế, họ chẳng biết đến những công nghệ thực sự mà các kĩ sư Sony nghiên cứu và phát triển - vì làm j có sản phẩm tiêu dùng nào trang bị đâu mà biết. Đến fan nó còn mù mờ nữa là.

Chỉ bây giờ có thể xem Sony đã hơn vì họ thương mại hóa màn hình CLEDIS vào ngay năm sau, còn Sung thì chưa đưa ra đc sản phẩm nào QLED cho chúng ta. Hy vọng QLED thành công để cố công nghệ mới xài, còn CLEDIS thì chắc... chẳng bao giừ.

P/s: tiên phong OLED, để rồi LG mới là hãng cố gắng mang OLED đến cho ntd (OLED RBG của Sony theo đuổi thực ra mắc và khó sản xuất hơn nhiều so vs OLED WRBG, nên hãng thất bại cũng là ko khó hiểu).

*Cái này là nhầm lẫn, thực ra tấm TFT đc Sony cải tiến riêng. 😁
@vanlinh2905 Qled khác microled. Cái khó là làm nm chứ mấy cái công nghệ kia liên quan gì với nhau? Giờ phải nói qled ai sản xuất thành phẩm ra trước và có giá cạnh tranh kìa. Chừ sản xuất giới thiệu cho đã bán trên mây thì sao gọi là thành công? Thiếu gì công nghệ chỉ giới thiệu xong đắp mền khỏi bán.

Cứ xem mảng oled cho đt sony ngâm cứu cho đã xong dẹp qua 1 bên đó, còn ss sản xuất đại trà và giờ bán cho apple số lượng lớn.

Cái thành bại là tiếp cận được mọi người chứ ko phải giành đi trước. Cái micromet mà cũng đi so với nm về công nghệ thiệt hài hước. Có ai lấy cpu micromet so với nm rồi bảo ra trước hay ko? Tào lao.

Đâu cái qled nào so ny thương mại đâu? Đừng nhầm lẫn là đèn nền nhé.
@thanhlongau Ủa đt màn hình oled ko phải nhà nhà có ah? Ip sắp xài hết qua oled rồi đó hay bạn còn đang ngồi đáy giếng.

Sony nhất gì? Toàn fan ảo tưởng. Panel toàn mua auo. Sony chỉ dụ dân vn chứ ở mỹ dụ được ai đâu? Như đt toàn xài mediatek mà bán giá như dòng cao cấp mới ghê. Ai muốn cuồng thì cứ mua.
thanhlongau
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ragefighter T ko nói đt đang bàn về TV cứ cái gì tận mắt thấy đẹp thì mua.H mày đọc trên mạng rồi đi mua.
khanhphyboy
ĐẠI BÀNG
8 năm
@AmbitiousMan bài viết hay quá
Iphone sắp chuyển qua oled con galaxy chắc sẽ chuyển qua qled 😆
Cuong CHUNG
ĐẠI BÀNG
8 năm
Giờ samsung và LG định hướng tốt quá nhĩ
Rêmmberwp7
ĐẠI BÀNG
8 năm
ffff
chính cậu viết như thế mà, chính chủ nhân của nó phải đọc lại thì đúng hơn 😁
Bản chất oled là các điểm ảnh hữu cơ phát sáng ra 3 màu cơ bản là xanh dương , xanh lá và đỏ. Do độ bền của mỗi màu khác nhau , cụ thể là điểm ảnh màu xanh dương sẽ bền màu hơn nên Samsung cũng đã sản xuất được oled nhưng ko dám sản xuất thương mại ( Amoled cũng là oled nên màn hình điện thoại samsung hay ám xanh dương) , LG thông minh khi cho ra Oled theo kiểu WRBG, có nghĩa là có thêm màu trắng. Thực chất là các điểm ảnh phát sáng đều là màu trắng rồi qua tấm lọc gồm 3 màu xanh dương xanh lá và đỏ nên độ cân bằng màu rất tốt , bền . Đó là phát sáng bằng Oled nhưng quy cách cho ra màu vẫn là LCD. Samsung để cạnh tranh với LG trong mảng tv oled nên cho ra đời QLed thực chất cũng như trên nhưng điểm ảnh là điểm ảnh vô cơ . Hiện tại bây giờ công nghệ tivi led của các hảng không thể cạnh tranh với oled của LG.
@kikokop đơn giản, dễ hiểu. cám ơn bạn 😃.
hhd357
TÍCH CỰC
8 năm
@ragefighter càng nói càng thấy "thông minh" màn hinh lg chỉ sử dụng tấm nền nhưng không dùng đèn nền của tấm nền phát sáng mà dùng các điểm ảnh để phát sáng như vậy là vừa khắc phục được nhược điểm của LCD vừa có ưu điểm của oled. Còn việc mịn hay không thì theo lời của thánh cái màn hình nào của samsung cũng mịn hết cả mặc dù dùng kính VR cho smartphone thì nó ngược lại 😆). TV samsung chưa kịp ra mắt thánh đã tìm được cách "bợ" lên 1 tầm cao mới ahihi.
Alex Anh
ĐẠI BÀNG
8 năm
@kikokop Bạn nhầm rồi Oled trên LG theo kiểu WRBG là Oled sx để giảm giá thành thôi, để bán đại trà, chứ chưa phải là Oled thực thụ.
chodo8509
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Alex Anh bạn có thể nhìn bảng này mà đánh giá
Bài dài quá, đọc xong không hỉu gì cả.
Samsung thương mại hoá thành công OLED là một thành quả đáng ghi nhận, giờ những con J1 J2 giá rẻ cũng được dùng OLED hai năm nay rồi, qua năm iphone cũng được xài OLED rồi.
Nói chung hết năm nay a e đi sắm OLED thôi.
ThePromise
ĐẠI BÀNG
8 năm
Oled với Qled là tương đương nhau về mặt hiển thị, nhưng các chấm lượng tử của Qled lại bền hơn điot vô cơ của Oled, nên SS sẽ chọn Qled 😃
toàn những công nghệ màn hình cao siêu trong khi chú apple đứng ngoài thèm nhỏ dãi (vì apple có bít mịa gì về công nghệ chế tạo màn hình đâu) chờ đợi thời cơ khi nào ss, lg nó chịu bán cho mình =))
mapmapuu
TÍCH CỰC
8 năm
@cáo nhỏ đang nói màn hình MBP chứ không phải số lượng người xài MBP. Bộ cái hình đó là dẫn chứng cho màn hình MBP đẹp hả. Đầu óc có vần đề chăng. Màn hình MBP đẹp , không ai nói gì, nhưng đẹp nhất thì không. Con MBP nào màn hình đạt hơn 75% Adobe RGB chỉ ra đi bạn. Tội nghiệp chưa xài laptop màn hình 100% Adobe RGB bao giờ nên chỉ có tới đó. Muốn đọ màn hình thì xin mời, Dell M4800 và Dell UP3216Q đang xài đều 4K 100% Adobe RGB canh chỉnh bằng xRite color calibration. xin mời bạn đem bất cứ con mac nào ra kể ca 5K retina để so sánh.
P/S: Mình không chê màn hình apple xấu, xin nhắc lại là mình thấy màn hình apple đẹp nhưng đẹp nhất thì không. Cái dở của fan apple là lúc nào cũng nghĩ apple là nhất nên không bao giờ chịu lắng nghe người khác.
mapmapuu
TÍCH CỰC
8 năm
@_MyLoveIsWinter_ Vậy apple có mua màn hình không bạn
@mapmapuu Có 😃. Mình đâu có nói Apple tự sản xuất.
mapmapuu
TÍCH CỰC
8 năm
@_MyLoveIsWinter_ Haha, vậy thội Không cãi nhau làm gì^^
Vậy tivi chấm lượng tử của LG bản chất vẫn là LCD? Mà tiếc cho OLED khi mà chưa kịp bình dân hóa như LED đã sắp bị thay thế. 😁
@8800 arte Oled đã được bình dân hóa đến j1 j2 cũng được dùng, sắp tới iphone cũng được dùng amoled. Đây là lúc Samsung bắt tay vào làm ra cái mới hơn, ngon hơn để thay thế. Oled vài năm tới sẽ đại trà bình dân như ips mấy năm trước...
Cuong CHUNG
ĐẠI BÀNG
8 năm
@8800 arte Có đọc bài kỹ k vâyj ???
OLED và QLED đều dùng các điểm ảnh có khả năng tự phát sáng, không cần đèn nền như là LCD. Điểm khác biệt đó là OLED dùng chất hữu cơ để phát sáng, QLED dùng chất vô cơ.
@Cuong CHUNG QLED của samsung thì là thế còn quantum dot hiện tại thì vẫn cần đèn nền, đọc lại đi rồi hẵng comment.
Cuong CHUNG
ĐẠI BÀNG
8 năm
@8800 arte OLED và QLED đều dùng các điểm ảnh có khả năng tự phát sáng, không cần đèn nền như là LCD . NGhỉ reply rồi . Nữa thì thua
Mình có đọc thông tin qled có giá thành rẻ hơn nhờ dễ sản xuất bằng công nghệ inkjet lên plastic hay kính, chứ ko cần như oled hiện nay dùng lazer hay mặt nạ để sản xuất.

qled thì các hãng đã nhắm lâu rồi nhưng chắc đợi hốt oled xong nhảy sang qled. nhưng có vẻ với màn hình tv lớn cần độ sáng cao thì oled giá thành mắc vì phải làm mặt nạ nữa nên tiến trình lên qled có thể đẩy nhanh hơn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019