Tham vọng tạo ra những mô hình trí tuệ nhân tạo mã nguồn mở, là ý tưởng kết cấu machine learning và neural network vận hành những mô hình AI hiện nay đến được với tất cả mọi người một cách miễn phí, để bất kỳ ai trong số chúng ta cũng đều có thể xem xét, sử dụng và biến đổi mô hình AI. Tham vọng ấy vừa đạt được một bước ngoặt mới.
CEO tập đoàn Meta, Mark Zuckerberg tuần này đã công bố phiên bản 3.1 của mô hình ngôn ngữ mã nguồn mở Llama do tập đoàn phát triển là mô hình mã nguồn mở miễn phí đầu tiên chạm được tới “ngưỡng cao cấp”, nghĩa là sức mạnh của mô hình với 405 tỷ tham số hoàn toàn không thua kém những mô hình thương mại có thương quyền mạnh nhất hiện nay của OpenAI, Google hay Anthropic. Cũng theo Zuckerberg, kể từ năm 2025, những mô hình Llama mới ra mắt sẽ trở thành những mô hình ngôn ngữ lớn tân tiến nhất thế giới.
Những mô hình AI mã nguồn mở trở thành những giải pháp mạnh nhất và hiện đại nhất có trở thành hiện thực được hay không, thời gian sẽ trả lời cho chúng ta. Nhưng có một điều chắc chắn, tác động từ mục tiêu này của Zuckerberg sẽ đủ cả những khía cạnh tích cực cũng như tiêu cực, khi thứ công nghệ tạo sinh rất mạnh đến được với tay của tất cả mọi người, cá nhân, tổ chức, chính phủ và quốc gia nào cũng có thể sử dụng.
Ở khía cạnh tích cực, những mô hình AI mã nguồn mở sẽ giúp giảm thiểu quyền lực cạnh tranh của những tập đoàn công nghệ khổng lồ, chỉ nghiên cứu phát triển những mô hình AI để thương mại hóa, mã nguồn đóng, đặc biệt là những mô hình cao cấp nhất ở thời điểm hiện tại.
CEO tập đoàn Meta, Mark Zuckerberg tuần này đã công bố phiên bản 3.1 của mô hình ngôn ngữ mã nguồn mở Llama do tập đoàn phát triển là mô hình mã nguồn mở miễn phí đầu tiên chạm được tới “ngưỡng cao cấp”, nghĩa là sức mạnh của mô hình với 405 tỷ tham số hoàn toàn không thua kém những mô hình thương mại có thương quyền mạnh nhất hiện nay của OpenAI, Google hay Anthropic. Cũng theo Zuckerberg, kể từ năm 2025, những mô hình Llama mới ra mắt sẽ trở thành những mô hình ngôn ngữ lớn tân tiến nhất thế giới.
Những mô hình AI mã nguồn mở trở thành những giải pháp mạnh nhất và hiện đại nhất có trở thành hiện thực được hay không, thời gian sẽ trả lời cho chúng ta. Nhưng có một điều chắc chắn, tác động từ mục tiêu này của Zuckerberg sẽ đủ cả những khía cạnh tích cực cũng như tiêu cực, khi thứ công nghệ tạo sinh rất mạnh đến được với tay của tất cả mọi người, cá nhân, tổ chức, chính phủ và quốc gia nào cũng có thể sử dụng.
Meta ra model mã nguồn mở Llama 3.1: 405 tỷ tham số, mạnh hơn cả GPT-4o, cho phép tự huấn luyện thêm
Hôm nay Meta đã chính thức phát hành Llama 3.1 - mô hình AI mã nguồn mở lớn nhất hiện tại với hiệu suất được tuyên bố là mạnh hơn cả GPT-4o và Claude 3.5 Sonnet của Anthropic trong một số bài kiểm tra benchmark.
tinhte.vn
Ở khía cạnh tích cực, những mô hình AI mã nguồn mở sẽ giúp giảm thiểu quyền lực cạnh tranh của những tập đoàn công nghệ khổng lồ, chỉ nghiên cứu phát triển những mô hình AI để thương mại hóa, mã nguồn đóng, đặc biệt là những mô hình cao cấp nhất ở thời điểm hiện tại.
Nhưng ở khía cạnh ngược lại, cùng thứ công nghệ cao cấp và rất mạnh ấy, khi trở thành mã nguồn mở, có thể rơi vào tay những cá nhân và tổ chức với ý đồ xấu, như truyền bá thông tin giả mạo, lừa đảo hay khủng bố. Giờ có lẽ cũng là thời điểm hoàn hảo để các quan chức chính phủ và nhà lập pháp các quốc gia theo dõi và kiểm soát tốc độ phổ biến của những AI cao cấp.
Cũng có một điều gì đó hơi mỉa mai khi nhận ra một sự thật, rằng Meta giờ đúng là đã trở thành kẻ dẫn đầu phong trào AI mã nguồn mở toàn cầu. Ban đầu, khi vẫn còn có tên Facebook, tập đoàn công nghệ khổng lồ này đã một lần “quay xe”, tạo ra những mạng xã hội với hệ sinh thái khu vườn kín, không cho các nhà phát triển ứng dụng thoải mái xây dựng dịch vụ trên Facebook nữa.
Mà nếu suy cho cùng, những mô hình ngôn ngữ Llama của Meta cũng không hẳn mã nguồn mở hoàn toàn, vì chúng chưa được phân phối với giấy phép được tổ chức Open Software Initiative xác nhận. Meta vẫn nắm giữ quyền ngăn cản những tập đoàn lớn sử dụng mô hình Llama của họ để vận hành, nghiên cứu hoặc thương mại hóa.
Nhưng nếu xét trên nhiều khía cạnh, Llama tạo ra cảm giác nó đúng là một mô hình ngôn ngữ AI mã nguồn mở. Ai trong số chúng ta cũng có thể tải “weight” mô hình về để nghiên cứu hoặc biến đổi cách nó vận hành. Chí ít thì tuyên bố về tham vọng “mở hóa” thế giới AI của Zuckerberg, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho Meta nhờ Llama cũng có một phần sự thật trong đó.
Giải pháp thay thế cho những giải pháp mã nguồn đóng, phát triển những thuật toán và phần mềm mã nguồn mở với tiềm năng được cả ngành công nghệ ủng hộ và chung tay phát triển là một chiến lược đã được thực hiện rất phổ biến. Danh sách những công ty hậu thuẫn cho sự phát triển của mô hình Llama đã chứng minh được nỗ lực tạo ra AI mã nguồn mở đã có tác động tích cực. Trong số đó bao gồm cả Amazon, Microsoft và Google, những tập đoàn hứa cung cấp dịch vụ vận hành mô hình Llama trên dịch vụ máy chủ đám mây của họ.
Với tuyên bố định hướng mã nguồn mở sẽ an toàn hơn mã nguồn đóng xét trên nhiều phương diện, Zuckerberg đã và đang có tham vọng chạm tới một bộ phận các nhà phát triển đông đảo trên toàn thế giới. Nhiều người dùng thực sự muốn hiểu rõ cách mà công nghệ họ phụ thuộc, sử dụng hàng ngày vận hành ra sao, và thực tế hầu hết cơ sở hạ tầng công nghệ toàn cầu đều là mà nguồn mở. Nói cách khác, dẫn lại lời chuyên gia bảo mật máy tính Bruce Schneier: "Mở là an toàn hơn, chỉ có những tập đoàn khổng lồ cố gắng thuyết phục bạn điều ngược lại."
Quảng cáo
CEO tập đoàn Meta cho rằng, giữ những công nghệ giá trị nhất khỏi tay những quốc gia thù địch với Mỹ là điều không tưởng, chỉ là hão huyền. Theo Zuckerberg, Trung Quốc nếu muốn thì sẽ làm mọi cách để có thể lấy đi những bí mật về cách AI vận hành. Nhưng trên quan điểm của những cơ quan an ninh quốc gia tin rằng họ thừa đủ khả năng giữ bí mật công nghệ, quan điểm của Zuckerberg có phần sáo rỗng.
Còn khi nhắc tới những quốc gia thù địch ít hùng mạnh hơn, Zuckerberg lập luận rằng kinh nghiệm điều hành một mạng xã hội cho thấy, chống lại việc sử dụng AI vào mục đích xấu và ác ý là một cuộc chạy đua vũ trang ảo, nước Mỹ hoàn toàn có khả năng giành chiến thắng. Miễn là “người tốt” có hệ thống mạnh hơn “kẻ xấu”, mọi chuyện sẽ ổn, theo Zuck.
Tuy nhiên giả định đó chưa chắc đã đúng. Về mặt lý thuyết, giờ ai cũng có thể thuê cơ sở hạ tầng máy chủ đám mây.
Giờ chúng ta có thể tưởng tượng ra một thế giới tương lai, nơi quyền truy cập vào hệ thống điện toán khổng lồ và mạnh mẽ ấy được quản lý nghiêm ngặt. Giống như những ngân hàng, những đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây có thể được các cơ quan quản lý yêu cầu áp dụng những quy chế KYC, viết tắt của know your customer. Hiện giờ cũng đã có những đề xuất rằng chính phủ nên trực tiếp kiểm soát những người có quyền tiếp cận những con chip hiệu năng cao, thứ quan trọng nhất hiện giờ để xây dựng những mô hình AI cao cấp.
Đó là chuyện của tương lai xa, còn ở thời điểm hiện tại, những mô hình AI mã nguồn mở, mọi người có thể tiếp cận miễn phí đang có bước phát triển vượt bậc. Và đó chắc chắn là điều tốt.
Theo FT
Quảng cáo