General Atomics (GA) từ lâu đã là nhà sản xuất hàng đầu các Hệ thống bay không người lái (UAS) cho Không quân Mỹ. Nhà thầu này chịu trách nhiệm tạo ra các UAS được coi là chuẩn mực như MQ-1 Predator, MQ-9 Reaper. Reaper đã thay thế Predator vào năm 2018 và GA đang nỗ lực phát triển một sản phẩm thay thế tiếp cho Reaper, chương trình này được gọi là MQ-Next.
Các máy bay không người lái trước đây tuy có khả năng tuyệt vời khi tác chiến, nhưng dễ bị các hệ thống phòng không phát hiện ra do kiểu dáng phi tàng hình của chúng. Điều này đã buộc GA phải trang bị cho MQ-Next khả năng tàng hình.
Khi công bố chương trình chế tạo MQ-Next vào năm 2022, GA đã hé lộ thiết kế cánh bay tàng hình cùng công nghệ tự động hóa. Động cơ và các hệ thống vũ khí cũng sẽ được giữ kín trong khoang để không ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của UAS. Là một máy bay thế hệ mới, MQ-Next cũng sẽ cất cánh, hạ cánh và lăn bánh hoàn toàn tự động.
Hình ảnh MQ-Next tại gian hàng của GA trong triển lãm hàng không AFA, 2022.
Các máy bay không người lái trước đây tuy có khả năng tuyệt vời khi tác chiến, nhưng dễ bị các hệ thống phòng không phát hiện ra do kiểu dáng phi tàng hình của chúng. Điều này đã buộc GA phải trang bị cho MQ-Next khả năng tàng hình.
Khi công bố chương trình chế tạo MQ-Next vào năm 2022, GA đã hé lộ thiết kế cánh bay tàng hình cùng công nghệ tự động hóa. Động cơ và các hệ thống vũ khí cũng sẽ được giữ kín trong khoang để không ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của UAS. Là một máy bay thế hệ mới, MQ-Next cũng sẽ cất cánh, hạ cánh và lăn bánh hoàn toàn tự động.
Hình ảnh MQ-Next tại gian hàng của GA trong triển lãm hàng không AFA, 2022.
Ngoài ra, GA sẽ tận dụng Trạm điều khiển mặt đất (GCS) của Reaper để áp dụng luôn cho MQ-Next. Nhằm đáp ứng đòi hỏi của UAS mới, GA đang nâng cấp Trạm GCS này sao cho một người duy nhất điều khiển được tới 6 chiếc Reaper, đồng thời có thể phóng và thu hồi máy bay một cách tự động, giảm tối đa nhu cầu nhân lực.
General Atomics đã áp dụng một lối thiết kế hoàn toàn mới đối với MQ-Next, với hình dạng cánh có hình chiếc boomerang giống như của các oanh tạc cơ B-2 Spirit và B-21 Raider. Hình dạng này giúp tăng khả năng tàng hình bằng cách giảm tiết diện radar, khiến nó khó bị phát hiện hơn.
MQ-Next có thể cất cánh từ đường băng dài 914 mét.
Đáng chú ý nhất, GA đang hướng tới động cơ điện lai, một phương thức vô cùng mới mẻ đối với máy bay không người lái. Động cơ này kết hợp động cơ nhiên liệu truyền thống với động cơ điện, tương tự như cách xe điện lai hoạt động. Vai trò của động cơ điện là cung cấp lực đẩy bổ sung hoặc tiếp quản hoàn toàn trong một số giai đoạn bay nhất định.
Nhờ vậy, MQ-Next sẽ có khả năng bay liên tục trong 60 giờ, lâu gấp 4 lần so với MQ-9 Reaper. Thời gian bay dài này cho phép thực hiện các nhiệm vụ giám sát kéo dài và giảm nhu cầu tiếp nhiên liệu trên không. Động cơ điện lai cũng bao gồm các tính năng như quạt thông gió và cửa hút uốn lượn, giúp giấu đi các thành phần động cơ và giảm dấu hiệu radar của MQ-Next.
Bên cạnh MQ-Next, General Atomics cũng đang phát triển một chương trình UAS khác mang tên Gambit. Chương trình này sẽ tạo ra bốn thiết kế UAS khác nhau, nhưng chỉ sử dụng một bộ lõi duy nhất. Các UAS Gambit sẽ hoạt động như một loại cảm biến tách biệt trên không (OBSS), có chức năng chuyển tiếp thông tin về mục tiêu đến MQ-Next và những chiến đấu cơ có người lái gần đó.
Lõi và 4 bộ khung máy bay của chương trình Gambit.
Quảng cáo
Bốn biến thể Gambit được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, bao gồm tình báo, giám sát và trinh sát (Gambit-1); biến thể Gambit-2 sẽ được trang bị vũ khí không đối không; Gambit 3 đảm nhận vai trò huấn luyện trên không, còn Gambit 4 lại hoạt động như một máy bay tàng hình và có thời gian bay dài.
Do Không quân Mỹ yêu cầu UAS mới chỉ cần tồn tại trong vài năm chứ không phải là hàng thập kỷ, nên chúng sẽ được thiết kế sao cho không cần bảo dưỡng tại kho và cần rất ít bảo dưỡng trên thực địa. Nếu USAF chấp thuận cả hai dự án, trong tương lai MQ-Next sẽ hoạt động phối hợp với các UAS Gambit và dự kiến thay thế Reaper trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến 2035.
Theo SG.