Máy chiếu tia UV có vệ sinh điện thoại hiệu quả, tiêu diệt hết mầm bệnh không?

P.W
4/3/2020 13:7Phản hồi: 44
Máy chiếu tia UV có vệ sinh điện thoại hiệu quả, tiêu diệt hết mầm bệnh không?
Cách phòng ngừa mọi mầm bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất luôn luôn là rửa tay sạch sẽ, đúng cách và thường xuyên với xà phòng. Trong khi đó, như trong một bài viết trước, vệ sinh chiếc smartphone hàng ngày, tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa những mầm bệnh tồn tại trên bề mặt chiếc điện thoại mà một ngày chúng ta cầm nắm từ 5 đến 8 tiếng đồng hồ cũng là một phương pháp nên làm. Vệ sinh điện thoại thường xuyên sẽ giúp việc rửa tay xà phòng không trở thành vô ích.

Giáo sư Jeffrey Klausner khoa dịch tễ trường đại học y tế cộng đồng của UCLA nói rằng: “Chiếc điện thoại và bàn tay chúng ta đều có khả năng tích tụ mầm bệnh y như nhau.”

Tinhte_UV1.jpg


Có những loại giấy thấm dung dịch khử trùng mà anh em có thể xài để lau chiếc điện thoại của mình. Tuy nhiên không thể tránh khỏi việc trong quá trình vệ sinh chiếc smartphone thân yêu, bề mặt chiếc máy có thể bị ảnh hưởng, tệ hơn là nước có thể lọt vào bên trong chiếc máy, gây hại cho linh kiện phần cứng. Điều đó khiến những cách khử trùng “cao cấp” hơn, như những chiếc máy chiếu tia UV vệ sinh toàn bộ bề mặt các thiết bị điện tử trở thành giải pháp không tồi một chút nào.

Những giọt chất lỏng trong không khí là phương thức truyền nhiễm rất nhiều căn bệnh, cảm cúm, cúm mùa, và cả coronavirus thông qua mắt, mũi và miệng của con người. Khi bàn tay chạm vào những nơi công cộng như tay nắm trên xe bus hay tay nắm cửa ở những tòa nhà lớn, anh em sẽ có nguy cơ lây bệnh cho bản thân, trừ khi anh em chắc chắn 100% rằng không bao giờ chạm tay lên mặt. Việc đưa tay lên mặt xoa bóp, dụi mắt cùng nhiều hành vi khác chính là con đường đưa mầm bệnh vào cơ thể. Ấy chính là lý do vì sao nói rửa tay sạch sẽ thường xuyên chính là cách phòng vệ hiệu quả nhất trước mọi mầm bệnh.


Tinhte_UV2.jpg

Nhưng khi đưa chiếc smartphone vào câu chuyện, mọi vấn đề trở nên phức tạp. Anh em rửa tay sạch trước khi ăn uống, nhưng trước khi ăn lại cầm điện thoại lướt một vòng Facebook hay đăng ảnh đồ ăn lên Instagram, rồi mới bắt đầu ăn, thì cũng chẳng khác gì đưa những mầm bệnh từ bề mặt chiếc smartphone vào miệng cả.

Giáo sư Klausner cho biết, hiện giờ vẫn chưa rõ khả năng lây lan mầm bệnh từ việc cầm nắm điện thoại, dù không lo lắng thái quá nhưng nguy cơ vẫn tồn tại. Vãn chưa rõ khả năng sống sót của mầm bệnh trên bề mặt điện thoại có ổn định như trong giọt không khí hay không. Thêm nữa, giáo sư cho rằng khả năng lây nhiễm bệnh của vi khuẩn trên một bề mặt “có thể giảm mạnh” chỉ sau vài tiếng đồng hồ tồn tại.

Quay trở lại với chiếc máy vệ sinh thiết bị bằng tia UV. Vài thương hiệu như PhoneSoap sản xuất và bán những chiếc máy chiếu tia cực tím lên bề mặt thiết bị để vô hiệu hóa mầm bệnh, và bán ra thị trường với giá loanh quanh cỡ 100 USD. Bước sóng của tia cực tím giúp phá hủy chuỗi DNA của tế bào vi khuẩn hoặc virus, từ đó khiến nó không thể gây bệnh cho con người nữa.

Tinhte_UV3.jpg

Theo nghiên cứu của trường MIT, đèn UV và giấy lau thấm dung dịch diệt khuẩn đều hiệu quả như nhau. Tuy nhiên một vài hãng điện thoại khuyên người dùng của mình không nên dùng giấy diệt khuẩn để lau vì có nguy cơ làm hỏng lớp film bảo vệ màn hình trên bề mặt điện thoại. Wesley LaPorte, CEO của PhoneSoap thì quảng cáo sản phẩm của họ hiệu quả hơn, vì miếng lau diệt khuẩn khiến dung dịch diệt khuẩn trải không đều toàn bộ bề mặt điện thoại, hoặc không tồn tại đủ lâu để tiêu diệt vi khuẩn.

Theo LaPorte, mỗi ngày vệ sinh điện thoại 1 lần là hợp lý, nhưng cũng giống như rửa tay, nếu vừa đi từ nơi công cộng mà có lo ngại về việc mầm bệnh có thể lưu lại điện thoại và bàn tay, thì một ngày vệ sinh điện thoại ngay sau khi vừa từ ngoài về đến nhà cũng là hợp lý.

Cuối cùng, giáo sư Klausner cho biết, không có khuyến cáo chính thức từ phía các cơ quan y tế về việc vệ sinh hay khử trùng điện thoại như thế nào cho đúng đắn. Với nghiên cứu của MIT, việc bỏ ra hơn 2 triệu Đồng sắm một chiếc máy chiếu tia UV lên điện thoại cũng là cách hiệu quả, chỉ là anh em có muốn đầu tư để bảo vệ sức khỏe, và cho rằng cách này hiệu quả hơn giấy lau diệt khuẩn hay không mà thôi.

Theo Mashable

Quảng cáo

44 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tokylo
TÍCH CỰC
4 năm
tia uv có khả năng diệt khuẩn nhưng không tẩy được chất bẩn như đất, cát, gỉ mũi ... dính trên điện thoại
@tokylo Cho dù có tiệt trùng bằng UV thì cuối cùng cũng phải lau điện thoại mới sạch bụi được nhỉ!
Có vẻ người ta xài sai phương pháp rồi: tia UV để tiệt trùng nhữn thứ không rửa được như đồ ăn chẳng hạn. Chứ rửa được thì rửa cho lẹ!
@tokylo Kinh ông làm ăn gì mà có tận gỉ mũi dính trên điện thoại
@tokylo Lúc đó đất, cát đều được diệt khuẩn :p
Móc lỗ mũi hay ngoài lỗ tai , xỉa răng bằng món tay...rồi quẹt lên phone. Tui đã bị một bà khách mượn cái phone nói 1 lát trả lại mún ói luôn. Nước bọt và mùi hôi thấy mịa. Đợi bả đi mình xối nước rủa xong dùng alcol chùi kỹ mà còn cảm thấy ớn ớn và ám ảnh suốt . Buôn bán khổ thế . Cái phone của mình sạch sẽ kỹ lưỡng biết bao nhiêu nhưng vì giữ khách cho nên phải chiều. Sao này thì đừng hòng nhá. Mình có cái Iphone5 cũng còn mới để làm máy ...khi cần. Dù sao cũng là cảm ứng hàng hiệu còn đưa cùi bắp thì người ta tự ái cho. Nhiều cô nhiều bà khi ăn mồm nhai xồm xoàng mà tay bóc đồ ăn tay thì quẹt quẹt thấy gớm. Máy mình thì 1 dấu vân tray cũng không vì xài xong thì lau liền . Lúc đầu trông có vẻ lẩm cẩm nhưng riếc quên rồi nghiền lau chùi luôn. Kệ vệ sinh cho mình chứ cho ai nhỉ . Hahahhaaha
Mọi ng đa số đều dán miếng cường lực mà, cứ mua khăn ướt lau vô tư đi. Điều quan trọng lúc này là thông tin trung thực, chính xác và kịp thời.
Rắc rối, tẩm xà phòng vào khăn ướt rồi lau. Đơn giản, hiệu quả.
Rõ là rắc rối. Hàng ngày cầm nắm biết bao nhiêu thứ: tay nắm cửa, vô lăng, tay ga, bàn phím, nồi niêu xoong chảo,... Đi mà tiệt trùng cho hết à?!!
Rửa tay là tốt nhất. Sau khi rửa trên tay vẫn còn lưu lại ít chất sát khuẩn, nên bất kỳ con vi khuẩn vi rút nào mà dính vô tay mình đều chết sạch!
Vmemory
CAO CẤP
4 năm
@Nguyen N°5 Nước rửa tay bình thường có mục đích chính là rửa trôi vi khuẩn. Đó là lý do được khuyên kỳ cọ mạnh tay dưới vòi nước chảy mạnh trong ít nhất 1 phút
Còn nước rửa tay sát khuẩn (chủ yếu có cồn) không nên lạm dụng quá, có thể làm vi khuẩn trở nên kháng cồn thành siêu vi khuẩn
Lo lắng thái quá bạn ơi. Ngoài lao do thành phần lipid cao bất thường ra thì mình chưa nghe giống nào kháng cồn cả. Bạn nghĩ tiến hóa đơn giản quá rồi. Các kháng sinh bị kháng rất dễ chỉ cần thay đổi một đích tác động như đóng một kênh protein, đột biến một cấu trúc tổng hợp thì vi khuẩn đã kháng được rồi vì kháng sinh tác động lên sinh tổng hợp của vi khuẩn là chủ yếu. Cơ chế diệt khuẩn của cồn là đi xuyên màng tế bào và phá hủy protein nên nếu vi khuẩn muốn tiến hóa để kháng cồn nó phải thay đổi cả cấu trúc thành tế bào và màng tế bào, điều bất khả thi nếu không có thời gian rất dài tiến hóa
Lí do duy nhất không nên lạm dụng cồn sát khuẩn là nó cũng hại da chúng ta thôi
dcthuan2003
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Vmemory Vi khuẩn không thể thành virus (siêu vi khuẩn) được bạn à. 2 loài khác nhau xa lắm
zcmgyu
TÍCH CỰC
4 năm
Mua cồn rửa tay không ra, mình xài nước rửa tay ở nhà lau luôn cho lành (cwl)
Đi trên tàu cầm tay nắm, rồi dùng điện thoại thì đúng là điện thoại quá nguy hiểm.
51h63aN+vlL._AC_SX425_.jpg
mrford105
TÍCH CỰC
4 năm
xiaomi nó ra lâu rồi
máy đẹp vãi. nhìn giống máy nhuộm da ghê
nemesistan
TÍCH CỰC
4 năm
làm lọ cồn 70, thi thoảng lại lau, máy bẩn bẩn thì lại mang ra chậu rửa xà phòng 1 lúc là sạch
hoanloc
CAO CẤP
4 năm
mình hay dùng chai xịt khuẩn rồi lấy giấy ăn lau đi, đt chống nước nên chả sợ
uổng tiền
CangThat
ĐẠI BÀNG
4 năm
Rửa tay thì rửa điện thoại luôn cho nhanh =))
kid13687
ĐẠI BÀNG
4 năm
Sử dụng cồn 70 xịt rửa điện thoại vừa nhanh, vừa rẻ, vừa sạch, vừa diệt khuẩn hiệu quả.
Tốt nhất là lúc rửa tay thì rửa luôn điện thoại
rungvang
TÍCH CỰC
4 năm
Cái đèn UV ra mấy cửa hàng thiết bị y tế có 2-300k. Mua về bỏ vào cái thùng, cần khử trùng gì nhét vào là xong.
Pop-up
TÍCH CỰC
4 năm
khổ quá máy với móc. Chịu khó mang theo 1 vài cái giấy cồn xé ra mà lau sạch cái điện thoại.
Lovetech36
TÍCH CỰC
4 năm
phức tạp vậy. Đem phone ra nắng 10 giây là xong.
@Lovetech36 Kakaka. Hiệu quả mà rẻ tiền. Virus mà gặp nắng thì ko sống quá 30p. Ông bà ta từ xưa đã dùng nắng phơi cá khô, chả con vi khuẩn, virus nào sống nổi mà làm hỏng con cá!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019