Máy lạnh - tủ lạnh đã làm cho Trái Đất nóng thêm như thế nào?

5/5/2021 4:48Phản hồi: 77
Máy lạnh - tủ lạnh đã làm cho Trái Đất nóng thêm như thế nào?
Trong một thế giới đang ngày một nóng lên, con người có nhu cầu rất lớn cho việc làm mát. Nhưng càng nhiều thiết bị và máy làm mát hoạt động, Trái Đất lại tiếp tục nóng dần lên… Một cái vòng lẩn quẩn! Các bạn có biết vì sao chúng ta không lắp cục nóng và cục lạnh vào cùng một không gian, hay tại sao không dùng tủ lạnh để làm mát phòng không? Cơ bản vì nhiệt lượng toả ra của các thiết bị này luôn lơn hơn khả năng làm lạnh của chúng.

may-lanh-4.jpg
Lưu ý: khuôn khổ bài viết chỉ muốn truyền đạt thông tin và kiến thức, không hề cổ xuý cho việc không dùng máy lạnh hay tủ lạnh. Đây vẫn là những thiết bị cực kì thiết yếu và giúp nâng cao sức khoẻ, chất lượng cuộc sống. Những vấn đề được đề cập bên dưới mang tính vĩ mô và cần sự hợp tác của các chính phủ nhiều hơn. Về phần chúng ta, sử dụng hợp lý, không phung phí và vô tội vạ đã được xem vừa đóng góp cho môi trường, vừa đảm bảo cuộc sống cá nhân.

Hồi tháng trước, California ghi nhận mức nhiệt độ nóng kỉ lục và như một hệ quả kéo theo, nơi này lần đầu tiên sau gần 20 năm gặp phải tình trạng cúp điện trên diện rộng. Vì sao nói trời nóng sẽ kéo theo việc mất điện? Đó là do trong bối cảnh thời tiết khó chịu như thế này, nhu cầu sử dụng máy lạnh tăng cao; Theo ước tính có hàng triệu máy lạnh phải hoạt động hết tốc lực để đáp ứng nhu cầu mát mẻ của con người.

Hồi năm 2018, số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy chỉ riêng các thiết bị làm mát đã chiếm tới 17% lượng điện tiêu thụ trên toàn cầu. Hầu hết điện năng được cung cấp lại được khai thác chủ yếu bằng cách đốt nhiên liệu hoá thạch và dễ dàng dẫn đến việc nóng lên toàn cầu. Bên cạnh đó, các tủ lạnh và máy điều hoà hiện này vẫn còn có thể đang sử dụng chất làm mát gọi là HFC. Loại khí này khi bị rò rỉ ra môi trường sẽ tạo nên hiệu ứng nhà kính mạnh hơn gấp hàng ngàn lần so với CO2.

may-lanh-1.jpg

Vấn đề thậm chí còn tệ hơn khi nhu cầu sử dụng điều hoà không khí đã tăng lên gấp 3 lần nếu so với hồi giữa thế kỷ trước, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, giàu có. Theo chủ tịch Viện quản trị & phát triển bền vững kiêm chủ tịch Ban chỉ đạo Báo cáo của Liên Hợp Quốc, ông Durwood Zaelke nói rằng: “Các thiết bị điều hoà không khí sẽ nấu chính chúng ta nếu chúng ta không hành động cùng nhau ngay bây giờ.”

Các nhà nghiên cứu và các kĩ sư cho đến nay đã tìm ra được nhiều giải pháp để các máy lạnh, tủ lạnh trở nên thân thiện với môi trường hơn. Chúng ta có thể loại bỏ HFC ra khỏi các loại thiết bị này, thay thế các điều hoà không khí hay tủ lạnh đời cũ bằng các đời mới hơn, tiết kiệm điện năng hơn và trên hết là không sử dụng khí HFC. Bên cạnh đó, việc quy hoạch và thiết kế các khu đô thị, toà nhà tăng sự thông thoáng và mát mẻ cũng là một giải pháp rất đáng tin cậy.

khong-gian-xanh.jpg
Tạo thêm nhiều không gian xanh, cây cối là một giải pháp làm mát thụ động rất hay

Về giải pháp loại bỏ HFC, hiện nay các quốc gia đang dần tham gia vào tu chính Kigali, trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên phải thay thế HFC bằng các chất làm mát thân thiện hơn với khí hậu, nâng cao tiêu chuẩn kiểm duyệt của các thiết bị làm lạnh như tiết kiệm điện hơn, hiệu suất cao hơn. Tu chính Kigali là một phần nằm trong hiệp định thư Montreal được thông qua vào năm 1980 nhằm nỗ lực cứu lấy tầng Ozone trên khí quyển Trái Đất bằng việc loại bỏ CFC khỏi các thiết bị làm lạnh hoặc các bình xịt phun. Từ hiệp định này, ban đầu người ta đã cấm sử dụng CFC vì nó có khả năng làm thủng tầng Ozone và thay thế CFC bằng HFC. Song, vì nhận ra dùng HFC không tác động tới tầng Ozone nhưng chất này lại tạo ra hiệu ứng nhà kính rất mạnh, nên người ta phải bổ sung tu chính Kigali vào để buộc dừng sử dụng HFC.

may-lanh-5.jpg

Để thay thế HFC, người ta đề xuất sử dụng HFO - Hydro Fluoro Olefin. Đây là loại khí làm mát đã được sử dụng trong hơn 70 triệu máy lạnh ô tô và có tác động tới khí hậu “chỉ” ngang ngửa CO2. Bản thân Carbon Dioxide cũng có thể sẽ được cân nhắc sử dụng trở lại trên các tủ lạnh thương mại sau khi người ta nhận ra rằng dù gì đây cũng là một chất ít tác động tiêu cực đến môi trường hơn những HFC hay CFC.

Ước tính nếu toàn thế giới thực hiện tốt theo tu chính Kigali, nhân loại sẽ giảm được 0.4 độ C trong thế kỉ này. Con số 0.4 độ C dù có vẻ nhỏ, nhưng tính trên phạm vi trung bình toàn cầu thì đây được xem là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, vì tu chính Kigali có một chút xung đột với các chính sách chính trị và kinh tế của Mỹ, nên hiện nay quốc gia này vẫn còn hơi lấn cấn trong việc tham gia vào kế hoạch. Bên cạnh việc giảm nhiệt độ trung bình toàn cầu, kế hoạch này cũng có thể tiết kiệm được khoảng 3 nghìn tỷ USD trong năm 2050, theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Quảng cáo



may-lanh-3.jpg

Mặc dù kế hoạch chuyển đổi vẽ ra là thế, nhưng thực tế đang có rất nhiều tủ lạnh, máy lạnh sử dụng HFC đang được dùng trên toàn cầu. Ước tính lượng HFC này có thể tương đương với 64 tỷ tấn CO2 vào năm 2050. Theo cơ quan điều tra môi trường, chỉ tính riêng các hệ thống làm lạnh ở các siêu thị đã làm rò rỉ tới 25% lượng chất làm mát mỗi năm.

Trong lúc chờ chính phủ đưa ra các quyết định tối ưu nhất về HFC, việc thiết kế các toà nhà và thành phố lớn cũng ảnh hưởng nhiều đến khí hậu toàn cầu. Lấy ví dụ, chúng ta có thể trồng nhiều cây xanh hơn, sơn mái nhà bằng màu trắng để giữ không gian nhà được mát mẻ, tối ưu hoá vị trí cửa và cửa sổ để thoáng gió,… Điều này sẽ tối ưu hơn việc mở máy lạnh để giữ nhiệt độ phòng được mát mẻ. Bản thân cục nóng máy lạnh cũng thải ra rất nhiều nhiệt lượng ra môi trường, vô hình trung làm cho không gian xung quanh nóng hơn. Các tính toán cho thấy nhiệt lượng cần cho nhu cầu làm lạnh toàn cầu có thể lên tới 20 gigawatt, nhiều hơn gấp đôi so với 9 gigawatt của các nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt thông thường. Điều này đủ để cho thấy lợi ích đáng kể của việc làm mát thụ động nếu so với làm mát chủ động bằng điều hoà không khí.

Như vậy để tổng kết lại, có ba nguyên do chính sau đây liên quan đến các thiết bị làm mát lại vô tình làm cho khí hậu trở nên… nóng hơn:
  • Rò rỉ khí làm mát HFC, loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn cả CO2
  • Tiêu thụ lượng điện năng lớn. Điện năng lại chủ yếu được khai thác bằng nhiệt điện, dẫn đến phát thải CO2
  • Bản thân các thiết bị điều hoà nhiệt độ khi hoạt động cũng thải ra môi trường xung quanh một lượng nhiệt lượng lớn
Tham khảo Grist.org
Hình ảnh máy lạnh sử dụng trong bài chỉ mang tính chất minh hoạ
77 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Penicilin
ĐẠI BÀNG
3 năm
E=MC2
@Penicilin Vật chất ko tự sinh ra và ko tự mất đi, cất bụi rồi sẽ trở về cát bụi hoy!
Im lặng đi
n3_bmt
TÍCH CỰC
3 năm
@Penicilin E=MC^2 😅
Chặt rừng mới là nguyên nhân biến đổi khi hậu cực đoan quan trọng nhất, vì khi không giữ cacbon chủ động thì khí CO2 và nhiệt độ sẽ không cân bằng. Khí hậu cực đoan khắc nghiệt nóng lạnh, mưa bão thất thường. Hiện tại rừng thế giới chỉ còn 1/10 so với cách đây 100 năm.
@Masterbee chặt rừng liên quan tới dịch luôn hả bạn?
@nhtphuc Theo các nhà khoa học là có. Nhiều bài báo viết về vấn đề này bạn vào mấy trang khoa học công nghệ siêng đọc.
@Shine.shin Bạn tranh luận không có thái độ cầu thị, một là có kiến thức hẳn để comment phản biện, hai là không biết gì để chịu khó tìm hiểu. Chứ kiến thức ba chớp ba nhá , nửa nạc nửa mở lại ảo tưởng khó nhét chữ vào đầu bạn lắm.
Hiện tại VN là một trong những nước phá rừng nhiều nhất thế giới. Diện tích rừng chỉ còn 1/10 cách đây 100 năm. Cũng là nước bị cảnh báo ô nhiễm khói bụi, nguồn nước trong top thế giới.
Mùa khô nước biển xâm mặn gần hết các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Và tình trạng nước biển xâm lấn ngày càng rõ rệt sâu, những ai ở sát biển đều cảm nhận rõ điều đó. Muốn tìm hiểu thêm thì cứ gõ Google :"nước biển xâm lấn" sẽ ra.
Đà Lạt-Lâm Đồng tình trạng chặt rừng lấy đất làm sân Gofl, khu du lịch, cây công nghiệp làm cho nguồn nước ngầm ở đây cạn kiệt. Và được dự báo chỉ còn đủ dùng cho 10 năm.
T Tin
TÍCH CỰC
3 năm
Không giữ Cacbon chủ động là sao bác? Em chưa hiểu mong ai hiểu giải thích chỗ này với!!
w810i
CAO CẤP
3 năm
Ở VN mình lỗi đầu tiên thuộc về 1 thế hệ kiến trúc sư, những người xây hàng ngàn cái nhà kính, bê tông hoá hàng vạn mảng xanh và phụ thuộc hoàn toàn vào điều hoà để làm mát. Trong khi kiến trúc nhiệt đới bao nhiêu năm qua đã làm rất tốt điều đó mà chẳng tốn tí điện nào.
Thế hệ kts hiện nay thì đang làm rất tốt để sửa cái sai của thế hệ trước.
tch ya
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cục nóng để bên ngoài trời nên làm trái đất nóng lên😆
@tch ya Nguyên nhân đơn giản vậy thôi. Nếu nhà nhà làm ngược lại có giúp khí hậu trái đất mát hơn không.
@lamtien338 tất nhiên.
Vmemory
CAO CẤP
3 năm
@lamtien338 Không! Ông đang làm lãng phí năng lượng & nó vẫn sẽ nóng lên không khác gì
n3_bmt
TÍCH CỰC
3 năm
@Pary Nó nóng lên là do dùng năng lượng điện mà, cứ tốn điện là nóng lên rồi
Tuyệt vời và đơn giản nhất mà con người có thể làm mình nghĩ là trồng cây và dừng chặt cây.... Nếu cây che bớt nắng xuống mặt đất thì nhiệt độ về đêm sẽ giảm rất nhiều... trồng sao cho hiệu quả thì cần tham gia của nhiều nhà khoa học, kiến trúc sư.
Vmemory
CAO CẤP
3 năm
@warmboy24 Các nhà khoa học thì cảnh báo lâu rồi nhưng chính phủ thờ ơ thì làm được gì?
Bài viết này hay báo động về mặt môi trường nhưng chỉ mang tính giả trí chứ ko chính xác nhé các bác nhé! Thân
mjhungvit
TÍCH CỰC
3 năm
@anthurt Bác phải nêu rõ cái nào giả trí, cái nào không chính xác. Và chính xác nó là là như thế nào để mn biết chứ b. Comment như vậy người cần biết cái chính xác lại không biết thế nào.
@mjhungvit Đúng. Không chính xác chỗ nào mời bác công bố nghiên cứu ra
w810i
CAO CẤP
3 năm
@anthurt Cmt này cũng vậy 😔
Vmemory
CAO CẤP
3 năm
@anthurt Ông định không cảnh báo, không làm gì hết & mặc kệ con cháu ông sau này sống chết kệ nó, ông sống tốt sống mát là đủ rồi đúng không?
trungsg
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đã tối ưu thì không có "tối ưu nhất" hay "tối ưu hơn" (như dùng trong bài) nhé bạn tác giả
Cười mặt nồi
@mjhungvit Tks bạn. Đây là lần đầu tiên mình nghe có ng đặt vấn đề thế luôn đó he he. Để tìm hiểu thêm
trungsg
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Pary Mình hay gặp "tối ưu nhất" nên đúng ra cũng kg thèm ý kiến ý cò gì, chỉ là dùng sai chữ, những nghĩa vẫn rõ. Nhưng đọc tiếp còn có cả "tối ưu hơn", là sai cả ngữ lẫn nghĩa rồi.

Giờ kg chỉ Hán Việt mà còn có cả đại loại như "tét thử"
Cười vô mặt
@Lê Phú Khương giống như việc bổ sung thêm, đã bổ sung thì không có thêm. Hay món bò beefsteak, đã là beefsteak rồi thì không có bò
Lolo69
TÍCH CỰC
3 năm
@trungsg Tự vựng Việt Nam được mượn từ tiếng Hán rất nhiều nhưng chúng ta rất ít được học về tiếng Hán cũng như gốc gác của từ nên dùng sai rất nhiều. Ví dụ như các từ biệt thự, bức xúc, yếu điểm bị dùng sai khá thường xuyên.
Nguyên nhân trên chỉ tác hại 1 phần mà thoi
Ai cũng muốn hưởng thụ, ai cũng muốn phát triển thì phải đánh đổi thui .
Trời hầm hầm nóng quạ, làm sao bi giờ.
Đun nấu cũng làm trái đất nóng lên, còn trồng cây xanh rồi nhưng vẫn cứ là phải dùng điều hoà ko thì nóng lắm
Im lặng đi
sống chung
Kiem Ph○ng
ĐẠI BÀNG
3 năm
Có một cách khác, đó là làm 1 cái điều hòa siêu to không lồ, điều nhiệt cả Trái Đất luôn. Do nhiệt phát sinh ra từ hoạt động con người được giữ lại trong bầu khí quyển + hiệu ứng nhà kính nên bề mặt Trái Đất càng ngày càng nóng. Môi trường không gian ngoài Trái Đất có nhiệt độ rất thấp, nên nếu có thể tạo ra máy móc hoặc công cụ nào đó bơm nhiệt từ khí quyển ra ngoài => xong! Giải quyết được tất cả các hiện tượng như nóng lên toàn cầu, dùng điều hòa hay đốt nhiên liệu. Và như vậy con người lại tiếp tục tăng lên, ăn chơi nhảy múa, khai thác tài nguyên và phá hoại môi trường ...
Vmemory
CAO CẤP
3 năm
@Kiem Ph○ng Ông chặn ánh nắng mặt trời không cho nó chiếu xuống trái đất nữa thì auto mát... lạnh thôi. Loại bỏ luôn tầng khí quyển cũng là ý kiến hay, Trái Đất sẽ mát lạnh như... mặt trăng ngay ấy mà
Kiem Ph○ng
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Vmemory Chặn ánh sáng mặt trời, dù ít thôi cũng sẽ khiến cho nông nghiệp điêu đứng. Đã có vài dự án về cách làm này nhưng có nhiều phản đối hơn đồng thuận. Trong lịch sử loài người, thì khi có vấn đề con người sẽ nghĩ ra giải pháp khác để giải quyết thay vì đánh vào nguồn gốc của nó. Đồng ý là ánh sáng mặt trời chính là nguồn cơ bản của nhiệt trên Trái Đất, nhưng chúng ta sống được cũng nhờ ánh sáng này đấy. Tương tự như vậy, gốc rễ của mọi vấn đề con người đang gặp phải là do dân số quá đông, nhu cầu quá lớn, nhưng giải pháp cho bay màu 1/2 con người chắc chắn là không được đồng ý đâu
Vmemory
CAO CẤP
3 năm
@Kiem Ph○ng Cơ bản là do vấn đề tài chính thôi nên mọi thứ đều được giải quyết dựa trên tài chính. Ví dụ như tái chế sẽ làm tốn nhiều chi phí sản xuất hơn nên mấy ông không thích tái chế. Lọc sạch trước khi xả thải sẽ đắt đỏ hơn việc bị phạt nên không cần phải lọc,... Con người giờ đông thật đấy, nhưng mỗi người đều có hành động bớt phá hoại môi trường lại thì Trái Đất tự động xanh hơn thôi
Trái Đất sẽ còn nóng nữa, đó là điều chắc chắn ☹️
Ở Việt Nam chúng ta lại chặt cây để làm nhà, cơ sở hạ tầng mà ko biết bù đắp vào. Nước nghèo lại chậm phát triển chậm luôn cả nhận thức
thanh lý nhà máy cho ông nào nhỉ
hay trước mấy ảnh chỉ thuê dây chuyền từ nước mẹ
Nếu tất cả để cục mát ra ngoài mà cho cục nóng trong nhà có giúp Trái Đất mát hơn không nhỉ
@hackieuhay Thế thì thay vì làm Trái Đất nóng lên ta làm nhà ta nóng lên thì Trái Đất sẽ mát đi. Vô lý vậy ta
@Vmemory
Cười ra nước mắt
n3_bmt
TÍCH CỰC
3 năm
@lamtien338 Về nhiệt năng thì cân bằng nhưng điện năng ko cân bằng, vẫn tiêu tốn điện năng nên vẫn nóng lên thôi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019