Máy soi chiếu hành lý - phát minh thay đổi cả ngành hàng không, nhưng lại không có bằng sáng chế

Rubi Lee
22/3/2023 4:51Phản hồi: 71
Máy soi chiếu hành lý - phát minh thay đổi cả ngành hàng không, nhưng lại không có bằng sáng chế
Vào những năm 1968, trước khi máy soi an ninh được phát minh, ngành hàng không phải đối mặt với các tình trạng mất an ninh kinh khủng. Trên thực tế, phạm vi của vấn đề này còn lan rộng nhanh chóng ở quy mô trên toàn thế giới, đến mức nó có thể gây tác động to lớn đến cả một quốc gia. Mặc dù, phát minh này rất phổ biến và hữu ích trên toàn thế giới. Nhưng không có bất kỳ bằng sáng chế nào được cấp cho máy soi an ninh, cũng không ai được ghi nhận về thành công của nó. Các nhà phát minh thậm chí còn không bao giờ được công nhận.

Mùa hè năm 1968, các tờ báo đã ghi lại sự gia tăng đáng báo động về số lượng các vụ cướp máy bay. Chỉ trong 4 năm, đã có “362 vụ không tặc trên thế giới, cứ 5,6 ngày lại có 1 vụ mới xảy ra. Báo chí truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng khác liên tục đưa tin về những vụ không tặc máy bay, điều này cũng góp phần thúc đẩy nhiều tên tội phạm hơn nữa.”

may-soi-hanh-ly-10.jpg

Ví dụ về một số vụ cướp máy bay, ngày 13/3, tờ Washington Post đưa tin "một chiếc máy bay phản lực khác của Mỹ, chiếc thứ 2 trong 3 tuần vừa qua đã bị cướp tại Florida. Các tên không tặc đã buộc máy bay phải thay đổi hành trình đến Havana. Hay chiếc máy bay đến Miami từ San Juan, Puerto Rico đã bị khống chế bay đến Cuba, trở thành chiếc máy bay thương mại thứ 9 bị chuyển hướng bay đến đảo Caribe trong năm nay. Hoặc trong 1 vụ, những tên không tặc đã buộc các phi công đưa họ đến đảo Caribe, để hành khách xuống lấy xì gà và một ít rượu rum, sau đó tiếp tục hành trình như ban đầu đến Havana.

Thời điểm đó, có vẻ như không ai có ý tưởng làm thế nào để ngăn chặn các vụ cướp hàng không. Một số giải pháp hài hước đã được đề xuất, chẳng hạn như xây dựng 1 sân bay Havana giả ở Miami để đánh lừa không tặc. Có người thì đề xuất đội cảnh sát bầu trời trên máy bay, kiểm tra hành vi của các hành khách trong lúc đang chờ chuyến bay,…


may-soi-hanh-ly-1.jpeg

Cũng giống như những người khác nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, kỹ sư George W. Shepherd Jr. có cách để giải quyết nó. Shepherd khi đó đang làm việc tại Tập đoàn hệ thống chính phủ của Philips Broadcast Equipment Corp, ở Mahwah, ông đã thảo luận vấn đề này với giám đốc kỹ thuật Neil Diepeveen về ý tưởng của mình. Chính Diepeveen là người đã tạo điều kiện để Shepherd hiện thực mọi thứ, mặc dù dự án được nghiên cứu trái phép, không thông qua công ty.

Ý tưởng của Shepherd là xây dựng 1 hệ thống sử dụng tia X ở cường độ rất thấp để soi chiếu hành lý mà hành khách mang theo lên máy bay. Đặc biệt, người ta cũng có thể nhìn thấy súng hoặc vũ khí bên trong vali, nhờ vậy mà máy bay có thể được đảm bảo an toàn hơn. Một giải pháp rất hay cho các vấn đề đó, nhưng thế giới khi đó lại không hề có một phương tiện nào có thể làm được điều này. Trong khi tia X cường độ cao quá nguy hiểm, còn tia X cường độ thấp thì chưa được phát minh. Và đó chính là công việc của nhóm Shepherd.

may-soi-hanh-ly-9.jpg
Hình ảnh soi chiếu từ Saferay, cho thấy khẩu súng lục cùng các đồ vật bên trong.

Vào đầu năm 1969, nhóm của Shepherd đã có thể tạo ra những tia X liều thấp để quan sát nội dung bên trong những chiếc cặp. Shepherd đã phát triển những liều tia X dạng xung, thay cho dạng chùm tia ổn định. Nó không chỉ hoạt động tốt như họ mong đợi mà liều lượng tia X còn thấp đến mức ngay cả phim ảnh cũng không bị ảnh hưởng gì. Shepherd và Diepeveen rất hài lòng với kết quả và đặt tên cho máy quét tia X cường độ thấp đầu tiên này là “saferay”.

Đến lúc này, cả 2 đã sẵn sàng để giới thiệu trước các nhà quản lý cấp cao của công ty. Đó là một sự kiện vô cùng thú vị vì đây là lần đầu tiên mà một dự án “trái phép” được công khai. Tuy nhiên, bản quản lý cấp cao của công ty đều đồng ý rằng giải pháp đó rất phù hợp, và đó là lúc nó được giới thiệu ra thế giới.

may-soi-hanh-ly-8.jpg

Quảng cáo


Tất cả những gì mà George và Neil phải làm là lắp ráp cái hệ thống quét tia X vào trong 1 chiếc vỏ máy phù hợp hơn, viết 1 bản mô tả về Saferay và trình diễn với các quan chức thực thi pháp luật liên bang.

Thế là trong suốt mùa hè năm 1970, các quan chức đã được mời đến Mahwah để xem Saferat. Họ rất ấn tượng, đến mức giám đốc quan hệ công chúng của Philips Electronic Instruments ở Mt Vernon đã sắp xếp 1 cuộc trình diễn lớn hơn tại sân bay quốc gia Washington.

may-soi-hanh-ly-7.jpg

Ngày 25/9/1970, trong một kho chứa máy bay ở sân bay quốc gia Washington, Saferay đã được trình diễn trước hơn 50 quan chức chính phủ Mỹ, bao gồm các thành viên của FBI, cơ quan mật vụ, các chi nhánh quân Mỹ, quan chức Nhà Trắng,… Tất cả mọi người đều kinh ngạc với ý tưởng trực quan hoá vật phẩm trong túi 1 cách đơn giản ngoài sức tưởng tượng. Ngay sau đó, chiếc máy đã được sử dụng tại các sân bay.

Trong quy định của FAA ban hành ngày 1/2/21972, Saferay trở thành vật dụng bắt buộc tại các sân bay, yêu cầu sàng lọc tất cả hành khách “bằng 1 hoặc nhiều yếu tố: từ hành vi, nhận dạng, khám xét thực tế, sàng lọc tất cả kiện hành lý."

Năm 1972, Philips đã giới thiệu hệ thống Saferay băng tải, cho phép một lượng hành lý xách tay có thể lần lượt được soi chiếu 1 cách quy chuẩn. Những thay đỏi về tổ chức tại Philips đã làm gián đoạn quá trình phát triển và phân phối Saferay.

Quảng cáo


Thời điểm này cũng là lúc mà các công ty tham gia vào thị trường, trong đó Bendix Corporation là người thành công nhất. Bendix có đội ngũ gồm hàng chục nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, không chỉ bán thiết bị và phụ tùng, họ còn bán cả dịch vụ cho các hãng hàng không và sân bay. Bendix đã tạo ra phiên bản Saferay của riêng họ, được gọi là BendixRay và nhận được rất nhiều đơn đặt hàng vào năm 1973. Trước hạn chót mà FAA đặt ra cho các sân bay. Theo thống kê đến năm 1974, Bendix đã lắp đặt 80 thiết bị soi chiếu tại các sân bay Mỹ (chiếm 31%), trong khi Philips Saferay chỉ lắp 36 thiết bị (14%).

may-soi-hanh-ly-6.jpg

Lý do mà Bendix thành công là bởi, thời gian để saferay soi chiếu 1 kiện hành lý sẽ mất 1 phút hoặc lâu hơn. Với áp lực thực tế trong các sân bay, 10-20 kiện hành lý chờ để được kiểm tra mỗi phút, tia X của thiết bị cần được bảo dưỡng liên tục và thay thế. Với trung bình mỗi máy bay chở 100 người, mỗi người mang theo 2 kiện hành lý, tia X phải được thay thế sau khi quét khoảng 5 máy bay, tức là nó phải được thay mỗi ngày. Điều này thực sự rất phiền phức.

Trong suốt năm 1973, chỉ có 1 số Saferay được bán ra và đến tháng 12/1974, sản phẩm này đã bị ngừng sản xuất. Shepherd và Diepeveen không được công nhận cho phát minh của họ. Đáng buồn là cả chính phủ liên bang, TSA cũng như bất kỳ tổ chức hàng không khác đều chưa từng công nhận chúng.

may-soi-hanh-ly-5.jpg

Nếu không có phát minh Saferay vào năm 1970, hàng ngàn hành khác sẽ gặp nguy hiểm và nhiều vụ đe doạ máy bay khác sẽ còn tiếp diễn. Các vụ cướp, khủng bố thậm chí đã có thể phá huỷ ngành hàng không thương mại trên toàn thế giới. Vì thế ngay cả khi không có bằng sáng chế nào được cấp, không có nhà phát minh nào được công nhận, phát minh Saferay vẫn được đánh giá cao và 1 phần lịch sử quan trọng của ngành hàng không.

Theo Invention
71 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Lần trước đi vào Nam sửa chữa công trình điện. Trong ba lô toàn kìm, tô vít, máy đo. Gửi theo dạng ký gửi. Bộ phận an ninh gọi riêng mình vào mở túi đổ hết ra kiểm tra. Toàn đồ sửa chữa điện thôi mà nên họ cho đi.( Cơ mà có cái súng bắn keo nhiệt nó gần giống khẩu súng he he. Nhưng kiểm tra nó là súng bơm keo).
image.jpg
@dontask123 ký gửi mà pro
@vunh94 Hồi đi mông cổ. Mua chục chai rượu Thành Cát Tư Hãn. Qua kiểm soát bên đó nó cũng gọi vào. Nó chỉ cho mang về 4 chai. Thu mẹ nó 6 chai. Tiếng anh thì bập bẹ. Mà có rẻ gì đâu. Mỗi chai hơn tr ( năm 2014). Ông xếp đi cũng chỉ biết tiếng Nga. Nói tiếng Nga với bọn nó cũng hiểu lơ mơ. Cũng bị thu 6 chai. Hmmm
@hackieuhoang Có kem đánh răng là thấy bà rồi nhen 🤣
@Bão Sài Gòn Hồi đó kem đánh răng chưa thịnh hành! 🤣
hppl
TÍCH CỰC
một năm
ánh sáng quả là có nhiều điều thú vị ,biết cách ứng dụng nó thì tuyệt vời
Cười vui vẻ
@ThuanOkyo Vẫn có thể coi là ánh sáng , tùy theo định nghĩa ánh sáng như nào.
"Trong vật lý, thuật ngữ ánh sáng đôi khi dùng để chỉ bức xạ điện từ ở bất kỳ bước sóng nào, dù nhìn thấy hay không.Theo nghĩa này, tia gamma, tia X, sóng vi ba và sóng vô tuyến cũng là ánh sáng."
@nk0ktran96 lưỡng tính sóng hạt ,nên vẫn coi nó as cũng đc
@tmhoang20081996 Đôi khi thôi thím, còn định nghĩa "ánh sáng" thì thường được hiểu rằng đó là "ánh sáng khả kiến" hay "anh sáng nhìn thấy". Chứ tia X, tia Gamma, tia UV... người ta gọi là sóng điện từ nói chung.
@ThuanOkyo Hạt ánh sáng
Một phát minh không được công nhận nhưng tầm vĩ đại quá lớn. Không chỉ ngành hàng không, mà mọi nơi cần đảm bảo an ninh cao đều cần nó
Phải như hồi đó phát minh ra sớm thì VN đã ko có tên đường Nguyễn Thái Bình 😆
@Khoa81 Nguyễn văn trỗi nữa, toàn lợi dụng giấu Na, Apple 🍎 … trong các đồ của mấy cô bán rau cải ngoài chợ rồi đem khủng bố
@Khoa81 Cũng có khi thay đổi lịch sử và bạn cũng không ra đời =))
anh em cho hỏi em cb vào design sáng chế vậy đăng kí bằng sở hữu trí tuệ làm như thế nào ạ? việc khởi kiện có rắc rối gì ko? nếu ai đó ăn cắp và copy bán lại, nghe bảo rất nhiều thủ tục, thà mất tiền chứ ko để mất danh dự.
@vunh94 tập đoàn công ty nó chiếm hết rồi bác,hic
@vunh94 nổi tiếng nhất là vụ án " cần gạt nước cho xe hơi "
@traisaigon sáng tạo ra gì rồi thì cứ nộp đơn... tốn tiền nhưng phải quyết ko mất danh dự... còn copy thì phải xin phép và share % hoa hồng.
Bài khá hay, nhưng dịch lủng củng quá 😁
Yêu quá
Bây giờ ai phát minh ra cái máy phát hiện thằng DIEN-DAM-NHAT1981 nó chuẩn bị làm màu và XL để anh em biết tránh vào tinhte thời điểm đó thì tuyệt
vẫn có cách qua mặt máy dò thì phải
@Thanh275.dn bọc trong kim loại nặng
mà vậy thì dính máy dò kim loại
.
hoặc là polyme cao phân tử
nhưng thickness của case cũng khá lớn ,ko hợp lí khi trong vali có vật như vậy 😁
@kixx Không được đâu. Nếu bọc trong kim loại nặng thì tín hiệu hình ảnh trên màn hình cho thấy màu rất đậm. Hải quan sẽ nghi ngờ và bắt mở ra kiểm tra trực tiếp. Còn Polyme cũng vậy vì tia X có khả năng đâm xuyên rất sâu. Không tránh được đâu
@nghaimin vậy tại sao 2003 khủng bố mang được súng và thuốc nổ lên máy bay ở Mỹ
@nghaimin polyme cao phân tử ,ko fai loại thường
kiểu như đậm đặc hơn
nhưng kich thươc cũng rât cồng kềnh
êm nhât là đi đường diploma : )))
@Thanh275.dn Có nhầm với năm 2001 không đó. Nhớ là năm 2003 không có vụ khủng bố nào trên máy bay. Nếu là năm 2001 thì là bọn khủng bố lao cả máy bay vào chứ không phải là thuốc nổ hay súng
Máy này mấy nay hot nè 😃
@vn_ninja bên pháp mới mệt
tự nhiên bị lọt hàng 😁
lazy0338
ĐẠI BÀNG
một năm
Kinh vãi
Đi Nhật xách về một ít toy, ngại chết, hihi
có lẽ do 2 anh này làm việc cho chính phủ nên ko thể đăng kí bằng sáng chế
Cười vô mặt
Rubee lee
Động từ
phát minh

(Hoặc d.) . Tìm ra cái đã có sẵn trong tự nhiên mà chưa được biết tới trước đây, và có thể có cống hiến lớn cho khoa học và loài người.
VD:
Sự phát minh ra lửa được thực hiện từ thời tiền sử
Đồng nghĩa
phát kiến
Chú ý
Không nhầm lẫn với sáng chế (là tạo được thứ chưa có sẵn trong tự nhiên trước đó)
Sáng Chế:
Hoặc d.) . Nghĩ và chế tạo ra cái trước đó chưa từng có.
VD:
Sáng chế ra loại máy mới.
Done+
ĐẠI BÀNG
một năm
Bài dịch chán quá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019