Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Mẹ cần biết- Hậu quả khó lường khi trẻ bị táo bón lâu ngày.

minhphuong9201
15/11/2020 23:57Phản hồi: 1
Mẹ cần biết- Hậu quả khó lường khi trẻ bị táo bón lâu ngày.
Trẻ bị táo bón lâu ngày thực sự là nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ. Nhìn con ấm ách, khó chịu, mếu máo mỗi lần ngồi bô khiến cha mẹ sốt ruột, đứng ngồi không yên. Tình trạng càng kéo dài sẽ càng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Một vài chia sẻ của chuyên gia dưới đây sẽ là cứu cánh cho việc trị táo bón lâu ngày cho trẻ.

I. Một số hậu quả khi trẻ bị táo bón lâu ngày

Khi bị táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị tích cực.có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng dưới đây:

1. Tích tụ độc tố trong cơ thể

Đi đại tiện mỗi ngày sẽ giúp cơ thể chúng ta thải được độc tố ra ngoài. Tuy nhiên, với trẻ bị táo bón lâu ngày thường rất khó để đi đại tiện.mỗi ngày, khi đó chất độc sẽ còn tồn đọng lại, ảnh hưởng.đến các cơ quan bên trong cơ thể của trẻ.

2. Tăng nguy cơ mắc trĩ nội, trĩ ngoại

Táo bón lâu ngày ở trẻ nhỏ sẽ làm xuất hiện bị bệnh trĩ do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng. Vì luôn gắng sức rặn khi đi tiêu làm cho các búi trĩ càng ngày càng.to ra mỗi lần đi tiêu và thường có máu kèm theo phân.

3. Tăng nguy cơ gây nứt kẽ hậu môn

Đây à tình trạng đau đớn nhất do táo bón kéo dài ở trẻ em gây ra. Phân lâu ngày tích trữ trong đại trực tràng trở nên to dần và rắn chắc. Khối phân lớn hơn độ dãn nở của ống hậu môn là nguyên.nhân dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn.

4. Trẻ có thể đại tiện ra máu

Đại tiện táo lâu ngày, phân thường khô, rắn, bề mặt khuôn phân gồ ghề. Khi đi đại tiện, phân sẽ trà sát lên niêm mạc ống hậu môn trực tràng có thể gây xước chảy máu.
Mức độ chảy máu phụ thuộc vào độ rắn, độ sắc của phân, độ bền vững.của niêm mạc và khoảng thời gian giữa các lần tiếp xúc. Lúc đầu có thể ở dạng thấy vệt máu trên giấy vệ sinh. Nặng hơn có thể thấy máu theo phân. Nặng hơn nữa có thể có máu nhỏ giọt hoặc máu thành tia.

5. Tắc ruột

Do phân ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng của trẻ nên.càng ngày càng rắn và có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột, với các biểu hiện như: đau bụng từng cơn xảy ra liên.tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi tiêu được.

6. Ảnh hưởng tâm lý của trẻ

Trẻ ăn uống kém, bứt rứt, ngủ kém, thường xuyên mệt mỏi và quấy khóc. Bên cạnh đó, mỗi khi ăn vào lại nghĩ đến việc ăn xong sẽ phải đi đại tiện. Điều này khiến nhiều trẻ nhỏ bị ám ảnh, sợ ăn. Hơn nữa việc ăn vào nhưng không đi đại tiện được thường gây cảm giác đầy chướng bụng, đau bụng. Kết hợp những yếu tố trên tạo ra chứng sợ ăn ở trẻ.

7. Phát triển không đồng đều thể chất và trí tuệ

Khí trẻ ăn uống kém, sợ ăn, biếng ăn sẽ làm trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất, vitamin và chất khoáng. Khi đó, trẻ sẽ chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ so với trẻ bình thường.
Lo lắng về những hậu quả của tình trạng táo bón lâu ngày ảnh.hưởng đến sức khỏe của con, mẹ thường tìm nhiều biện pháp chữa trị cho bé. Tuy nhiên, liệu có những cách cha mẹ đã áp dụng” sai” khiến.tình trạng của bé không thuyên giảm?

II. 5 sai lầm khi trị táo bón khiến tình trạng bệnh của trẻ kéo dài

Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mẹ nên điều chỉnh khi trị táo bón cho trẻ khiến trẻ lâu khỏi, tái đi tái lại.

1. Bổ sung chất xơ không đúng cách cho trẻ bị táo bón lâu ngày

Bổ sung chất xơ là 1 biện pháp phù hợp áp dụng cho trẻ bị táo bón lâu ngày.
Chất xơ được chia làm 2 loại chính đó là chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các loại chất xơ này giúp kích thích quá trình hấp thu dưỡng chất, tăng.thể tích phân, làm mềm phân và giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn. Ngoài ra chất xơ hòa tan còn là “ thức ăn” giúp hệ vi khuẩn trí đường ruột phát triển.

Tuy nhiên, việc bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ là chưa đủ.

Bởi việc chế biến và cho trẻ ăn các loại thực phẩm đúng cách mới cung.cấp được đủ hàm lượng chất xơ cần thiết cho trẻ. Một lượng lớn chất xơ sẽ bị mất đi trong quá trình chế biến. Vì vậy, nguyên tắc chung là không chế biến rau củ quá kỹ để tránh làm mất.đi hàm lượng chất xơ và các loại vitamin có trong rau củ và nếu.cần thiết phải cho trẻ ăn cả phần nước và cái của những thực phẩm này.
Ngoài ra ăn nhiều rau và hoa quả một cách đột ngột.cũng không giải quyết được tình trạng của trẻ. Ngược lại, thay đổi chế độ ăn quá nhanh, trẻ bị táo bón ăn nhiều chất xơ sẽ.khiến khối phân lớn nhưng rất cứng, trẻ càng khó đi đại tiện.
Vì vậy còn tùy theo lứa tuổi và thể chất của trẻ thì mẹ phải sử dụng những.loại thực phẩm chứa chất xơ phù hợp cũng như với lượng phù hợp với hệ tiêu hóa của bé.

2. Sử dụng nhiều các loại thuốc trị táo bón.

Đối với tình trạng táo bón lâu ngày của trẻ, nhiều mẹ lựa chọn sử dụng một.số loại thuốc nhuận tràng, thụt tháo, kích thích nhu động ruột. Ưu điểm của những loại thuốc này là giúp trẻ đi tiêu.nhanh, giải quyết nhanh tình trạng đau đớn, khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên mẹ không nên sử dụng nhiều những loại thuốc này, bởi vì sao?
  • Những loại thuốc này chỉ giúp cải thiện tình trạng táo bón tức thời mà không.thể điều trị triệt để và ngăn ngừa táo bón quay trở lại.
  • Dùng quá nhiều sẽ gây hiện tượng mất phản xạ đi cầu tự nhiên.của trẻ, có thể gây hiện tượng đại tiện không tự chủ
  • Tăng nguy cơ gây rối loạn nước điện giải cho trẻ, thậm chí là dẫn đến tiêu chảy
  • Trẻ bị phụ thuộc vào thuốc, chỉ khi dùng thuốc mới đi cầu được
  • Việc lạm dụng thuốc thụt tháo còn có thể gây tổn thương niêm mạc, viêm nhiễm hậu môn của trẻ.
Vì vậy việc sử dụng những loại thuốc trên cho trẻ phải thật thận trọng.và mẹ nên nghe theo sự tư vấn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất .

3. Lạm dụng các loại men tiêu hóa cho trẻ bị táo bón lâu ngày

Có rất nhiều bà mẹ khi thấy con bị táo bón lâu ngày là nghĩ đến việc sử dụng men tiêu hóa cho con.
Men tiêu hóa thực chất là những protein sinh học đóng vai trò hỗ trợ cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ khi không tiết đủ enzym cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Men tiêu hóa giúp phân cắt, chia nhỏ thức ăn và giúp quá trình tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất trơn tru hơn. Vì thể nó hay được dùng để giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, nặng nề cho trẻ bị táo bón.

Quảng cáo


Tuy nhiên nhiều mẹ đang lạm dụng men tiêu hóa cho trẻ, điều này là sai hoàn toàn.
– Việc sử dụng men tiêu hóa chỉ khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp nghi ngờ hoặc có bằng chứng trẻ bị thiếu enzym tiêu hóa.
– Nếu dùng men tiêu hóa dài ngày sẽ ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa của trẻ, cơ thể sẽ “lười biếng” và tiết ít enzym hơn.
– Không nên dùng trước bữa ăn, cũng không nên dùng sau khi ăn chừng 2 tiếng đồng hồ. Tốt nhất dùng cùng bữa ăn hoặc ngay sau ăn để phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể.
Như vậy việc sử dụng men tiêu hóa không đúng thời gian, đúng cách, đúng chỉ định sẽ làm mất đi sự điều tiết enzyme tự nhiên trong cơ thể, khiến cơ thể bị phụ thuộc vào các loại men được cung cấp, và không tự sản xuất các loại men đó nữa.

4. Mẹ chưa sử dụng lợi khuẩn cho trẻ bị táo bón lâu ngày

Để tránh lạm dung men tiêu hóa, xu hướng của nhiều bà mẹ hiện nay là tìm đến những sản phẩm lợi khuẩn(hay còn gọi là men vi sinh). Tuy nhiên cũng có nhiều bà mẹ chưa tin tưởng vào tác dụng của lợi khuẩn đối với tình trạng của trẻ.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy, lợi khuẩn là 1 trong những giải pháp tối ưu khi trẻ táo bón lâu ngày cũng như giúp bé có 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Lợi khuẩn bifidobacterium là một chiến binh quan trọng không chỉ đối với bệnh táo bón mà còn đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Với những cơ chế nổi trội như:
  • Tăng tiết enzym tiêu hóa thức ăn
  • Điều tiết quá trình tái hấp thu nước tại đại tràng
  • Điều hòa nhu động đại tràng
  • Ức chế hại khuẩn, loại bỏ độc tố
  • Tạo màng sinh học bảo vệ niêm mạc đại tràng
  • Tăng sức đề kháng, tăng sinh kháng thể cho hệ tiêu hóa
Lợi khuẩn Bifidobacterium hoàn toàn an toàn và có thể sử dụng dài ngày trên trẻ. Cơ chế giúp điều trị táo bón ở trẻ của lợi khuẩn cũng rõ ràng và đã được chứng minh trên lâm sàng có hiệu quả rõ rệt hơn so với men tiêu hóa.

Quảng cáo



5. Mẹ chưa tạo ra một chế độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ bị táo bón lâu ngày

Để mau chóng chấm dứt tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày, ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng phải tạo 1 “ lịch trình” sinh hoạt, vận động hợp lý cho trẻ.
Khi trẻ có những thói quen như chưa ngồi đúng tư thế khi đi đại tiện hoặc lười đi vệ sinh hàng ngày, cha mẹ cần nhắc nhở, khuyến khích bé thay đổi. Nhất là khi bé đang bị táo bón việc cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ, đúng cách là vô cùng quan trọng.
Mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh 1 lần 1 ngày, có thể là sau bữa sáng hoặc tối.
Một số bé sẽ có cảm giác xấu hổ, sợ đi tiêu khi táo bón kéo dài, cha mẹ phải là người giải thích, động viên cho bé hiểu, không nên sợ hay căng thẳng.
Ngoài ra những bài tập vận động cho trẻ cũng là cực kì cần thiết cho trẻ bị táo bón lâu ngày. Một số bài tập có thể kể đến như: ếch ngồi xồm, cúi gập người, chiếc ghế vô hình,…

Cha mẹ hãy luôn theo dõi và thực hiện cùng bé, tạo niềm vui và động lực giúp cho bé có hứng thú tập luyện. Như vậy tình trạng táo bón của bé mới có thể mau dứt điểm.
Nguồn: imiale.com
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

các phụ huynh nên chú ý đến sức khỏe của trẻ nhỏ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019