Mẹo giúp tủ lạnh tăng tuổi thọ và tiết kiệm điện

27/11/2017 7:21Phản hồi: 7
Mẹo giúp tủ lạnh tăng tuổi thọ và tiết kiệm điện
Hạn chế rút phích điện nguồn, bật/tắt tủ lạnh

Hầu hết các loại tủ lạnh đều có cơ chế tự ngắt khi đạt nhiệt độ yêu cầu của nguời sử dụng. Khi bắt đầu khởi động, hệ thống làm lạnh sẽ hoạt động đến khi nhiệt độ bên trong tủ giảm đến một mức nhiệt đã được cài đặt sử dụng. Trong suốt quá trình này, chúng ta thường nghe thấy ở tủ có tiếng kêu ì ì to hơn bình thường. Đây cũng là khoảng thời gian tủ lạnh tiêu tốn điện nhiều nhất. Sau đó, khi hệ thống này ngắt, tủ sẽ giữ nhiệt độ ổn định và chạy êm hơn, không còn âm thanh đó nữa. Giai đoạn này tủ tiêu hao rất ít điện năng. Sau một thời gian, khi nhiệt độ bên trong tăng lên, chu trình này lại lặp lại để đưa không khí trong tủ về nhiệt độ thích hợp.


Như vậy, việc đóng/ngắt nguồn điện vào tủ lạnh là không cần thiết. Việc này còn dễ khiến đồ ăn trong tủ không được đảm bảo độ tươi ngon do nhiệt độ trong tủ tăng giảm thất thường.

Điều chỉnh nhiệt độ


Tùy theo thời tiết mà bạn có thể tùy chỉnh tăng giảm nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp. Không nên vặn nhiệt độ ở mức 5 vì rất tiêu hao năng lượng. Vào mùa lạnh, bạn có thể chỉnh độ lạnh xuống mức 3, tăng lên mức 4 vào những ngày nóng để tiết kiệm điện năng hiệu quả.


Lưu ý khi mất điện lưới


Khi mất điện lưới đột ngột, nếu vào giai đoạn hệ thống làm mát đang hoạt động để làm lạnh khoang tủ (có tiếng kêu ì ì khá to) thì lượng gas bên trong đang tuần hoàn qua giàn lạnh sẽ bị gián đoạn hoạt động.


Nếu sau đó ít phút lại có điện ngay, tủ khởi động sẽ khó khăn do hệ thống chưa cân bằng áp suất, có thể dẫn đến máy nén không khởi động được. Nếu hệ thống rơ-le bảo vệ không tốt thì sẽ có nguy cơ cao về hỏng hóc máy nén.

Để tránh tình trạng này, người dùng có thể ngắt hẳn nguồn điện tủ lạnh ngay khi mất điện lưới, và căn khoảng 10 phút sau mới đóng lại cho đảm bảo, hoặc trang bị thêm cho tủ bộ trễ điện.

Trường hợp mất điện khi tủ đang ở trạng thái giữ độ mát ổn định thì sẽ an toàn hơn. Bởi nếu nguồn điện được đóng lại ngay thì tủ cũng vẫn đủ lạnh và giữ trạng thái tự ngắt, không hoạt động ngay.

Không cắm điện ngay sau khi di chuyển tủ

Quảng cáo


Khi di chuyển tủ lạnh, nếu có thể thì người dùng nên để tủ ở tư thế dựng đứng giống như khi kê tủ cố định để tránh những sự cố xảy ra


Trong quá trình di chuyển, máy nén (block) và các thiết bị nhiệt động của tủ cũng bị rung lắc, dầu từ máy nén có thể di chuyển đến các thiết bị của hệ thống. Nếu cho tủ làm việc ngay thì có thể dẫn tới thiếu dầu tại máy nén nên cần để tủ lạnh “nghỉ” ít nhất 30 phút sau đó cho các bộ phận này ổn định trở lại rồi mới đóng điện cho tủ chạy.

Người dùng cũng nên ghi nhớ một số nguyên tắc quen thuộc khác:


- Không để ngay đồ nóng vào tủ để tránh tình trạng tủ phải tiêu thụ một lượng điện lớn để cân bằng lại độ lạnh cần thiết trong tủ.

- Các thực phẩm đặt vào tủ lạnh không nên để quá sát nhau, nên có khoảng cách thông thoáng để không khí lạnh dẽ tuần hoàn, làm lạnh đều mọi thứ, dẫn đến ít tiêu tốn điện năng hơn.

- Không đặt tủ lạnh gần các nguồn nhiệt như bếp gas, nồi cơm điện, lò vi sóng, cũng như ánh sáng mặt trời.

Quảng cáo



Đồ ăn trong tủ không nên đặt quá sát nhau.

- Sử dụng các vật dụng đựng thực phẩm bằng kim loại thay vì bằng nhựa. Vì kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt, thực phẩm sẽ được làm lạnh nhanh, tiết kiệm điện hơn.


- Khi lượng thực phẩm trong ngăn mát quá ít, có thể lấy bớt đá ở ngăn lạnh chuyển xuống ngăn mát để hạn chế sự hoạt động của bộ phận làm lạnh, giúp tiết kiệm điện tốt hơn.

- Đặt tủ lạnh sao cho khoảng cách giữa vỏ tủ với các vật hoặc tuờng ít nhất là 15cm để không khí tuần hoàn, tiếp xúc với vỏ tủ tốt đảm bảo thải nhiệt cho tủ lạnh nhiều nhất.

- Vệ sinh thưòng xuyên bên trong và ngoài tủ để đảm bảo quá trình trao đổi nhiệt tốt sẽ tiết kiệm được điện năng sử dụng.

Hi vọng các mẹo kể trên sẽ giúp bạn tiết kiệm được đáng kể số điện mỗi tháng! Hãy tập thói quen sử dụng tủ lạnh đúng cách để tủ lạnh bền hơn, tiết kiệm tiền hơn, mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả nhà nữa!

Nguồn bài viết: manhnguyen.com.vn
7 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hoangbinth
ĐẠI BÀNG
6 năm
Chủ mod cho e hỏi chút đc ko. Chẳng biết tìm phần tư vấn ở đâu. Chuyện là thế này. E mới mua cái tủ lạnh electrolux etb2300mg được 5 ngày. Mà thấy nó chạy cứ phát ra tiếng kêu, e nghe kĩ nó kêu như tiếng nước sôi trên ngăn đá và máy chạy không được êm. Chủ mod cho e hỏi là nó như vậy là bị sao. Hay đây là lỗi chung của sản phẩm này. E bực mình với mấy bạn kỹ thuật qua kiểm tra nói là để gần phòng ngủ nên nghe nó kêu to (mà nhà em ở chung cư) chẳng lẽ để tủ lạnh ngoài hè.
@hoangbinth nếu tủ lạnh của bạn kêu tiếng lục bục như nước sôi thì có thể tủ của bạn kêu là do 4 con vít bắt dàn lạnh bị lỏng.
2 là do quạt dàn ngưng hoặc quạt bay hơi hư hại.
Nếu còn bảo hành thì bạn nên gọi còn không thì gọi thợ sửa điện lạnh họ sẽ khắc phục cho bạn
hoangbinth
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Mạnh Nguyễn 2017 Tủ lạnh nhà e kêu lục bục như nước sôi. Kỹ thuật bên electrolux xuống kiểm tra bảo đó là tiếng máy bơm ga nên kêu vâyh. Còn về cái tủ nhà e. Nhãn hiệu là electrolux etb2300mg mới mua được 10 ngày mà nó chạy ồn quá. Ồn ngang với mấy con không có inverter. Kỹ thuật họ nói là dòng máy này nó chạy thế. Và kê gần giường nên nghe như vậy.
hoangbinth
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Mạnh Nguyễn 2017 E đi xem mấy con tủ lanh ko inverter thì phải ngồi gần tủ lạnh mới nghe tiếng máy chạy. Con tủ nhà e thì ngồi xa cũng nghe thấy
@hoangbinth nếu vậy bạn phải yêu cầu nơi cung cấp sản phẩm vì có thể sp của bạn bị lỗi
@hoangbinth cái âm thanh sôi đó là hiện tượng gas khi đi qua giàn lạnh vẫn chưa bay hơi hết sẽ đọng lại ở bầu tách lỏng ở cuối giàn lạnh để bay hơi hết rồi mới về block
cái này bạn cứ sùng 1 thời gian là hết nhé
bố ku ben
ĐẠI BÀNG
6 năm
Chà cái này hay, thank bác chia sẻ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019