Méo tiếng (distortion)

AudioPsycho
22/4/2016 17:17Phản hồi: 0
monospace-meo-tieng-cover.jpg
Kể từ khi bắt đầu xuất hiện các định dạng nhạc nén cũng như các dịch vụ stream, hai hình thức này đã luôn bị “kì thị” và bị xem như là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng méo tiếng. Tuy nhiên sự thật thì lúc nào cũng phức tạp hơn nhiều so với các “nhận định”, thường thì luôn mang theo một số sai lệch, của riêng mỗi cá nhân. Nhiều người còn mang cả Vynil ra so sánh với MP3, và khẳng định rằng MP3 làm mất đi “tất cả những cái hay” mà Vynil đã có. Stream nhạc cũng bị ghi tên lên danh sách đen vì có thể “làm mất đi các bit dữ liệu” nguyên gốc của bài nhạc. Vậy thì, bỏ qua suy nghĩ “FLAC hay, MP3 dở” như nhiều người hay nói, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thực hư ra sao. Trước đó, hãy xem một đoạn video rất hay của Harman, trong đó là những sự chia sẻ của các producer và artist hàng đầu hiện nay về sự méo tiếng




monospace-meo-tieng-1.jpg
MP3 là hình thức nhạc nén, vậy chúng ta sẽ bắt đầu từ khái niệm “nén” là như thế nào.

Nén, hay còn gọi là nén dữ liệu (data compression), là phương pháp nhằm làm giảm đi kích thước của tập tin gốc. Có hai dạng nén dữ liệu là lossy và lossless. Nén lossless bao gồm các phương pháp phân tích các phần dữ liệu dư thừa từ dữ liệu chính, sau đó nén chúng để giảm kích thước. Nén lossy cũng sẽ phân tích các dữ liệu dư thừa bằng thuật tón riêng của mình, tuy nhiên các phần dữ liệu thừa này sẽ được đánh dấu là “không quan trọng” và bị loại trừ hoàn toàn. Đây cũng là lý do chính mà các phương pháp nén lossy không được xem là “bit-perfect” do một phần dữ liệu bị mất đi khi mã hóa.


Tuy thế, nén lossy vẫn không nhất thiết sẽ làm chất lượng âm thanh giảm đi so với nén lossless. Chất lượng này đa phần phụ thuộc vào loại hình dữ liệu mà chúng ta sử dụng khi nén. Ví dụ, đối với các ký tự hay văn bản, sử dụng văn bản đơn giản (plain text) sẽ làm giảm kích thước tập tin đi rất nhiều so với văn bản có nhiều bố cục trang trí. Và đối với âm nhạc cũng vậy.

monospace-meo-tieng-2.jpg

Đa số dân audiophile thường có nguyên tắc bất thành văn là “giữa MP3 và FLAC, chọn FLAC”. Các định dạng nén lossless (FLAC hay ALAC) dường như đã trở thành một sự lựa chọn tiên quyết khi đề cập đến chất lượng âm thanh. Tuy nhiên chúng ta đã bỏ qua một yếu tố quan trọng, đó là các album thu trong phòng thu hiện nay đa số đều sử dụng nén mã hóa dynamic range. Đây là phương pháp thu ngắn sự khác biệt âm lượng giữa âm thanh lớn nhất và nhỏ nhất, nói cách khác là làm đều âm lượng hơn.

monospace-meo-tieng-4.jpg

Điều này đặt ra câu hỏi rằng ngay cả trong môi trường và điều kiện lý tưởng, ví dụ một không gian yên tĩnh và các thiết bị nghe cao cấp đắt tiền, phần dữ liệu nén lossy có thể nghe được hay không khi âm thanh đã bị can thiệp quá nhiều tác vụ nén mã hóa dynamic range? Sự thật là cho dù chúng ta sử dụng định dạng nhạc hay dịch vụ stream nào đi chăng nữa, chất lượng âm thanh vẫn không thật sự tốt vì khi thu âm, tính chính xác của âm thanh không được coi trọng bằng âm lượng thu. Do đó, có thể nói rằng ngay cả khi thu, âm thanh đã phần nào “lossy” và không một loại định dạng lossless hay vynil nào có thể thay đổi được âm thanh gốc đó.

Nếu thế thì có phương pháp thu âm nào lossless không?

monospace-meo-tieng-5.jpg

Khi thu âm, âm thanh đã qua một số quá trình can thiệp, xử lý nào đó (DRC hay mix) bằng các bộ xử lý kỹ thuật số. Phụ thuộc vào những gì mà các kỹ sư âm thanh hay nghệ sỹ muốn ở bài nhạc của mình, một số bit dữ liệu sẽ được loại trừ hay thêm vào, nó có thể là kỹ thuật dithering hay thêm whitenoise vào. Thay vì cho phép thuật toán nén mã hóa tự động, lúc này các kỹ sư âm thanh sẽ làm chủ được những gì họ muốn thêm hay bớt. Quá trình này, dĩ nhiên, cũng tạo ra nhạc lossy.

Quảng cáo



Ta có thể thấy, tính chính xác trong âm thanh của một album nhạc phụ thuộc rất nhiều vào những gì mà người làm nhạc đã tinh chỉnh thêm sau khi thu xong chứ không phải là các codec mã hóa hay định dạng nhạc mà chúng ta sử dụng. Đa phần tư tưởng này xuất phát một cách chủ quan mà không có một giải thích rõ ràng nào. Giống như “bit rate càng cao càng hay” hay “FLAC hay, MP3 dở” như đã nói ở trên.

Hi vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn tổng quát về lossy và lossless. Dĩ nhiên nếu có thể, bạn nên sử dụng và lưu trữ nhạc bằng các định dạng lossless, tuy nhiên vấn đề này không quá quan trọng. Như đã nói ở trên, chất lượng âm thanh phụ thuộc rất ít vào định dạng lưu trữ nó, mà phần nhiều là từ các công đoạn xử lý đầu tiên trong phòng thu âm.

Nguồn: digitalaudioreview
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019